Chào bạn! Bạn đang tìm hiểu Filter là gì phải không? Filter là bộ phận có khả năng lọc, bảo vệ hoặc mang lại hiệu quả đặc biệt cho thiết bị. Chúng ta có thể gặp Filter lọc dầu trên xe hơi. Filter trên máy lọc nước RO. Ngoài ra, còn dùng Filter trong khi pha Cafe.
Trong nhiếp ảnh, Filter hay còn gọi là kính lọc giúp bảo vệ ống kính máy ảnh. Ngoài ra, Filter có thể giúp ảnh trong, màu sắc tốt hơn hay chụp với tốc độ chậm hơn. Ok, chúng ta biết Filter là gì rồi. Mình và các bạn cùng tìm hiểu chi tiết trong phần tiếp theo. Hy vọng bạn sẽ tự tin chọn Filter phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Chọn Filter phù hợp với ống kính
Thông dụng nhất là dạng tròn có ren, kích thước từ 39mm tới 82mm. Bạn chỉ việc để ý con số nằm bên cạnh biểu tượng Φ. Đây là kích thước Filter mà cần mua.
Như hình trên, chúng ta cần tìm filter kích thước 55mm là xong. Trên Filter cũng có số 55mm hệt như ống kính. Cần lưu ý để tránh mua nhầm tốt kém mà không sử dụng được.
Cách lắp Filter ống kính máy ảnh
Mặt trước của ống kính có ren. Chúng ta sẽ đặt Filter ngay ngắn với ống kính. Sau đó xoay xuôi chiều kim đồng hồ đến khi hết ren là xong.
Khung filter bằng kim loại còn ống kính bằng nhựa. Hạn chế vặn quá chặt, vì chúng độ co giãn khác nhau. Nhiệt độ thay đổi sẽ rất khó tháo ra, chỉ còn cách cắt bỏ Filter mà thôi.
Trường hợp bạn gắn Filter mãi mãi, thì hãy vệ sinh thật sạch mặt trước ống kính. Bằng dung dịch diệt nấm mốc như giấy lau lens Zeiss. Sẽ hạn chế nấm mốc giúp ống kính của bạn an toàn hơn nhiều.
Nên chọn Filter hãng nào?
Hãy chọn Filter B+W chính hãng nếu điều kiện cho phép. Chúng thường có giá khoảng 2 triệu cho kích thước 77mm. Bình dân hơn, bạn có thể chọn Filter Hoya. Hãng chuyên sản xuất thiết bị quang học đến từ Nhật. Mình cảm thấy hài lòng sau nhiều năm sử dụng Filter Hoya.
Chúng ta không nên mua những Filter Hoya Fake với giá vài chục ngàn. Mà hãy tìm mua tại nhà phân phối Filter Hoya để đảm bảo chất lượng. Ok, bạn đã biết Filter là gì và những lưu ý trước khi mua Filter. Nhưng Filter có nhiều loại và công dụng khác nhau. Nên chọn loại nào cho phù hợp với nhu cầu sử dụng?
Filter UV là gì? Tác dụng của Filter UV?
Đây là loại kính lọc phổ biến nhất cho máy ảnh. Đồng thời cũng có giá thành thấp nhất. Filter UV có khả năng hạn chế tia cực tím nhằm nâng cao chất lượng ảnh. Chúng tỏ ra hiệu quả trên máy ảnh phim. Bởi tấm phím dễ bị ảnh hưởng bởi tia UV hơn cảm biến.
Nhưng hiện nay, gần như không thấy tác dụng của kính lọc UV trên máy ảnh kỹ thuật số. Mặc dù các hãng vẫn quảng cáo ảnh sẽ tốt hơn với khả năng ngăn UV. Nhưng mình chưa tin lắm.
Tác dụng thiết thực nhất của Filter UV là ngăn bụi bẩn lọt vào ống kính. Bạn sẽ không phải lo trầy xước mặt kính. Tất nhiên thoải mái lau filter bằng khăn, quần áo và bông. Bề mặt Filter UV phủ nhiều lớp chống bụi và khá cứng. Theo kinh nghiệm, nên sử dụng Filter UV chính hãng vừa ngăn bụi bẩn mà hạn chế giảm chất lượng ảnh.
Thực tế, Filter UV làm giảm chất lượng ảnh dưới nguồn sáng mạnh như mặt trời và đèn nhân tạo. Sẽ hình thành những vệt lóe, bóng mờ trên ảnh. Đôi khi xuất hiện ảo ảnh của chủ thể trên góc.
Đây là hạn chế lớn nhất của Filter UV bên cạnh những ưu điểm. Mặc dù mình có nhiều Filter UV chính hãng. Nhưng luôn tháo ra khi cần chất lượng ảnh tốt nhất. Nếu gắn Filter chụp ngược sáng. Ống kính Nano cho ảnh không khác ống kit là mấy. Vẫn bị lóe như thường qua hai ví dụ bạn đã thấy phía trên. Ok, chúng ta biết Filter UV là gì và tác dụng cũng như hạn chế của nó trong thực tế.
Filter ND là gì? Sử dụng như thế nào?
Một ngày quá nắng chưa chắc đã cho ảnh đẹp. Khi chụp với tốc độ cao màu sắc không đẹp như mong muốn. Giống như chúng ta cảm thấy màu sắc hơi nhạt, kém tương phản dưới trời nắng gắt. Mắt nheo lại khó nhìn vào chủ thể. Rồi, chúng ta kiếm một chiếc kính mát, mọi chuyên trở nên êm hơn rất nhiều.
ND Filter tương tự chiếc kính mát vậy. Bạn có thể giảm tốc độ chụp để có ảnh tốt hơn. Ngoài ra, có thể thể mở khẩu độ lớn dưới trời nắng gắt. Đồng thời có thể sử dụng đèn Flash với tốc độ thấp. Vừa xóa phông, fill flash mà không phải khép khẩu.
Tùy loại ND Filter có thể giảm sáng từ 10 tới 1000 cường độ sáng. Giúp bạn chụp với tốc độ rất chậm trong khi trời vẫn sáng tưng bừng. Đây là mẹo rất hay, để chụp thác nước, con sông suối, mây bay tạo hiệu ứng chuyển động mềm mại.
Nếu không có sự trợ giúp của ND Filter. Chúng ta chỉ tăng 1 giây so với chưa khép mà thôi. Hiện tại mình cảm thấy hài lòng với Hoya ND 1000. Rất phù hợp với nhu cầu tìm hiểu về ND Filter.
Filter CPL là gì? Sử dụng như thế nào?
Chúng ta đang nói tới kính lọc phân cực CPL ở dạng tròn hoặc vuông. Dù ở loại nào đi nữa, bạn có thể xoay để điều chỉnh hiệu quả của CPL Filter.
Gắn Filter phía trước ống kính đồng thời xoay góc phù hợp với nguồn sáng. Bạn sẽ loại bỏ những ánh sáng xấu trên bề mặt phi kim. Chẳng hạn những vết bóng trên kính xe hơi, cửa sổ.
Trong chụp ảnh phong cảnh, CPL Filter làm bầu trời trong xanh nổi khối hơn. Đồng thời loại bỏ vết bóng loáng trên mặt nước. Giúp mặt hồ trong sáng lạ thường. Bạn có thể thấy mọi thứ xuyên qua mặt nước.
Chúng ta không thể thực hiện việc này bằng Photoshop. Cho nên Filter CPL thường rất đắt. Ngoài ra, CPL Filter có tác dụng gần giống ND Filter làm giảm 2 Stop ánh sáng đi vào cảm biến.
Bạn vừa có độ tương phản tốt và chụp chậm hơn so với thực tế. Trong một số điều kiện, CPL Filter làm ảnh trở nên khô cứng khi loại bỏ vết bóng nước. Bạn nên để ý việc này để có bức ảnh phù hợp với mục đích sử dụng.
Filter GND là gì? Có giống ND Filter không?
ND Filter tròn có những hạn chế khi chụp phong cảnh. Vùng trời rất sáng còn tiền cảnh khá tối. Vậy là chúng ta có GND Filter hình vuông. Một nửa trắng một nửa đen và có vùng chuyển ở giữa.
Bạn chỉ việc gắn Filter phía trước ống kính. Phần tối nằm phía trên giúp giảm sáng của bầu trời. Phần sáng hơn nằm phía dưới. Điều chỉnh vùng chuyển nằm chính giữa đường chân trời.
Giúp chúng ta có những bức ảnh tuyệt đẹp. Đồng thời hạn chế sử dụng phần mềm chỉnh sửa ảnh. Tất nhiên bạn có thể sử dụng kỹ thuật chụp ảnh HDR. Nhưng sẽ tốn thời gian hơn rất nhiều. HDR không thể thể giảm sáng để phơi sáng lâu như GND Filter. Đây là nguyên nhân GND Filter rất đắt. Còn mấy loại Filter nữa nhỉ.
Filter Macro là gì? Có tốt không?
Ống kính Macro khá đắt so với mặt bằng chung. Vậy là Macro Filter xuất hiện, biến chiếc ống kính cùi bắp thành lens Macro. Thực chất Macro Filter là một chiếc kính lúp.
Giúp phóng đại hình ảnh của chủ thể. Bạn sẽ nhận được ảnh lớn hơn nhiều so với khả năng thực tế của ống kính.
Tùy vào độ phóng đại +1 đến +10 mà ảnh nhận được kết quả tương ứng. Phần lớn Macro Filter có chất lượng rất thấp. Màu sắc và độ tương phản giảm rất nhiều so với chất lượng ban đầu của ống kính. Trong đó, Raynox là lựa chọn tốt nhất mà mình biết. Nhưng giá cũng cao nhất. Đơn giản vậy thoy.
Filter Star là gì?
Trên phim ảnh, chúng ta thấy những ánh đèn lấp lánh cánh sao. Bạn thắc mắc ống kính nào làm được như vậy? Chúng ta có thể làm được như với Star Filter.
Bề mặt Start Filter cắt rãnh đan xen tùy vào số lượng cánh sao. Chúng ta gắn vào phía trước ống kính, sau đó xoay Filter để có hiệu ứng như mong muốn. Tất nhiên, có thể đổi loại khác với số lượng cánh sao phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Ngoài ra, còn một số Filter màu để tạo những hiệu ứng màu sắc trên ảnh. Tương tự đeo một chiếc kính màu vậy. Ok, chúng ta đã biết Filter là gì và tác dụng của chúng rồi. Chúc bạn có thật nhiều ảnh đẹp. Đơn giản như vậy thoy.
Đọc thêm
- Filter UV là gì và có nên sử dụng Filter
- Trên tay filter Hoya PROND 1000
- Bảo quản ống kính máy ảnh như thế nào?
- CPL filter là gì và tác dụng của CPL filter
- Lens Hood là gì? Hướng dẫn sử dụng Hood máy ảnh