Vấn đề vệ sinh và kiểm dịch động thực vật luôn rất được quan tâm. Những vấn đề này có ảnh hưởng quan trọng tới nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Với những vai trò của như thế thì hiệp định về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật đã ra đời và có những ý nghĩa to lớn. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về hiệp định này.
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
1. Hiệp định SPS là gì?
Ta hiểu về hiệp định SPS như sau:
Hiệp định SPS trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Sanitary and Phytosanitary, viết tắt là SPS.
Hiệp định SPS, hay ta còn gọi là hiệp định về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật, được thỏa thuận bởi các thành viên của Tổ chức thương mại thế giới. Hiệp định về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật hiện nay bao gồm 14 điều và 3 phụ lục, đề ra mục tiêu chính là cung ứng cho các chủ thể là người tiêu dùng các sản phẩm lương thực thực phẩm hết sức an toàn, theo những tiêu chuẩn thích hợp.
Hiệp định về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật áp dụng cho tất cả các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật có thể trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng đến thương mại quốc tế. Các biện pháp như vậy sẽ được xây dựng và áp dụng phù hợp với các điều khoản của Hiệp định này.
Không có điều khoản nào trong Hiệp định về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật sẽ ảnh hưởng đến quyền của các Thành viên theo Hiệp định về Các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại liên quan đến các biện pháp không thuộc phạm vi của Hiệp định này.
Vấn đề sức khỏe và thương mại quốc tế trong hiệp định về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật:
Hiệp định về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật chủ yếu nói về sức khỏe và thương mại quốc tế. Du lịch và thương mại quốc tế đã phát triển không ngừng trong 50 năm qua. Chính nó cũng đã làm tăng sự lưu thông hàng hoá có khả năng ẩn chứa các rủi ro tới sức khỏe. Hiệp định về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật ra đời đã ghi nhận nhu cầu tự bảo vệ mình của các nước thành viên Tổ chức thương mại thế giới trước các rủi ro qua xâm nhập của sâu hại và dịch bệnh, nhưng đồng thời cũng tìm cách giảm thiểu bất kỳ tác động tiêu cực nào của các biện pháp SPS tới thương mại.
Khía cạnh sức khỏe trong Hiệp định về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật có ý nghĩa chính là các thành viên Tổ chức thương mại thế giới có thể bảo vệ đời sống hoặc sức khỏe con người, động vật và thực vật bằng việc áp dụng các biện pháp kiểm soát các rủi ro liên quan đến hàng hoá nhập khẩu. Những biện pháp này thường là những biện pháp kiểm dịch hay những yêu cầu về an toàn thực phẩm.
Những biện pháp mà các nước thành viên Tổ chức thương mại thế giới áp dụng có thể chia thành: Vệ sinh an toàn thực phẩm (liên quan đến đời sống hay sức khoẻ con người) và Kiểm dịch động thực vật (Liên quan đến sức khoẻ hay đời sống của động vật và thực vật). Những biện pháp đó thường được gọi là các biện pháp SPS.
Khía cạnh thương mại quốc tế trong Hiệp định về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật có ý nghĩa chính là các thành viên Tổ chức thương mại thế giới không được sử dụng các biện pháp SPS không cần thiết, thiếu cơ sở khoa học, tuỳ tiện, hoặc là các biện pháp tạo nên những hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế, nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe.
Xem thêm: Các phương thức cung cấp dịch vụ qua biên giới theo Hiệp định GATS
2. Nội dung, tinh thần hiệp định về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật:
2.1. Tinh thần của hiệp định về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật:
Tinh thần của hiệp định về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật cụ thể như sau:
Hiệp định về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật ra đời đã khẳng định không thành viên nào trong hiệp định bị ngăn cấm thông qua hoặc thi hành các biện pháp cần thiết để bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ của con người, động vật và thực vật, với yêu cầu là các biện pháp này không được áp dụng để tạo ra sự phân biệt đối xử tùy tiện hoặc vô căn cứ giữa các Thành viên có cùng điều kiện như nhau hoặc để dẫn đến sự hạn chế thương mại quốc tế;
Hiệp định về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật mong muốn cải thiện sức khoẻ con người, sức khoẻ động vật và tình hình vệ sinh thực vật tại tất cả các Thành viên.
Hiệp định về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật ghi nhận rằng các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật thường được áp dụng trên cơ sở các hiệp định hay nghị định thư song phương.
Hiệp định về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật mong muốn lập ra một bộ quy tắc và quy ước để hướng dẫn việc xây dựng, thông qua và thi hành các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật để giảm thiểu tác động tiêu cực của chúng đối với thương mại.
Công nhận sự đóng góp quan trọng của các tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị quốc tế trong lĩnh vực này.
Mong muốn tiếp tục sử dụng các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật hài hoà giữa các Thành viên trên cơ sở các tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị quốc tế do các tổ chức quốc tế có liên quan xây dựng, kể cả Uỷ ban Tiêu chuẩn thực phẩm, Tổ chức Thú y thế giới và các tổ chức quốc tế và khu vực có liên quan hoạt động trong khuôn khổ Công ước Bảo vệ Thực vật Quốc tế, mà không yêu cầu.
Thành viên trong hiệp định cần phải thay đổi mức độ bảo vệ phù hợp đời sống hay sức khoẻ con người, động vật, thực vật của mình.
Hiệp định về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật công nhận rằng các Thành viên là quốc gia đang phát triển có thể gặp những khó khăn đặc biệt khi tuân thủ các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật của Thành viên nhập khẩu, và do đó cũng gặp khó khăn trong việc tiếp cận thị trường, và cũng gặp khó khăn tương tự trong việc xây dựng và áp dụng các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật tại lãnh thổ của mình, và mong muốn hỗ trợ những nỗ lực của họ trong lĩnh vực này.
Hiệp định về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật mong muốn làm rõ các quy tắc đối với việc áp dụng các điều khoản của GATT 1994 liên quan đến việc sử dụng các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật.
2.2. Nội dung hiệp định về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật:
Nội dung hiệp định về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật cụ thể như sau:
Điều khoản đáng chú ý nhất của hiệp định về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật là việc chỉ cho phép sử dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ trong chừng mực cần thiết để bảo vệ sức khỏe của con người và các loài động thực vật dựa trên những nguyên tắc, cơ sở, và chứng minh khoa học.
Các thành viên của Tổ chức thương mại thế giới đều được khuyến khích áp dụng các tiêu chuẩn, qui định hoặc khuyến nghị quốc tế sẵn có. Tuy nhiên, hiệp định về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật vẫn khuyến khích mỗi thành viên có thể đưa ra tiêu chuẩn vệ sinh và kiểm dịch động thực vật riêng cho mình cao hơn các tiêu chuẩn quốc tế nhưng phải có cơ sở khoa học.
Hiệp định về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật còn có các điều khoản về thủ tục kiểm tra, giám định và công nhận độ an toàn. Các nước cũng có quyền áp dụng các phương pháp kiểm hóa khác nhau đối với các sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu.
Vì vậy, hiệp định về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật đặt ra yêu cầu chính phủ các thành viên phải thông báo trước những quy định mới hoặc được sửa đổi mà nước mình sẽ áp dụng và phải thiết lập một cơ sở thông tin quốc gia.
Tuy nhiên, các quy định trong hiệp định về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật không được gây ra các hành vi phân biệt đối xử tùy tiện hoặc vô căn cứ giữa các quốc gia có điều kiện giống hệt nhau hoặc tương tự như nhau.
Hiệp định về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật cũng không được đưa ra những quy định về vệ sinh quá chặt chẽ làm cái cớ để bảo hộ các nhà sản xuất trong nước. Hiệp định về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật này được xem là hiệp định bổ sung cho hiệp định TBT trong lĩnh vực thương mại hàng nông sản.