CIT là thuế gì? Trong vận hành kinh doanh, chắc hẳn nhiều doanh nghiệp đã biết rõ về thuế thu nhập doanh nghiệp (CIT), tuy nhiên CIT còn khá xa lạ đối với những doanh nghiệp mới.
Cùng đọc bài viết sau về CIT để nắm rõ kiến thức CIT là gì và cách tính thuế CIT như thế nào để thực hiện tốt nghĩa vụ với đất nước nhé.
CIT là thuế gì?
CIT là từ viết tắt của Corporate Income Tax, là thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Đây là khoản thuế đánh vào phần lợi nhuận của công ty.
Khoản thuế này được trả trên phần thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp, bằng doanh thu trừ đi các chi phí hàng hoá và quản lý (giá vốn, chi phí quản lý, tiếp thị, bán hàng, nghiên cứu, khấu hao và các chi phí hoạt động khác).
Tại sao doanh nghiệp phải nộp thuế CIT?
Theo quy định của Nhà nước, doanh nghiệp phải nộp thuế CIT xem như đóng góp cho đất nước và các cơ quan Nhà nước sẽ bảo trợ cho các doanh nghiệp. Đồng thời, Nhà nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động tốt và giúp các doanh nghiệp có căn cứ xác định hiệu quả kinh doanh của bản thân và nền kinh tế.
Ngoài ra, đóng thuế CIT là cách thức giúp Nhà nước kiểm soát và điều tiết thị trường. Là một yếu tố để đánh giá hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp. Thêm vào đó, nó còn giúp tăng ngân sách cho Nhà nước, giúp thực hiện các chính sách đầu tư, miễn thuế nhằm thúc đẩy kinh tế.
Đặc điểm của thuế CIT là gì?
CIT là loại thuế trực thu
Một khoản thuế trực thu đóng vai trò quan trọng trong việc đóng góp cho nền kinh tế quốc gia. Ngoài ra đây là công cụ kinh tế vĩ mô hữu hiệu giúp điều tiết hoạt động kinh tế trong thị trường.
Đối tượng đóng thuế thu nhập CIT
Theo Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính, các đối tượng phải đóng thuế thu nhập CIT như sau:
- Các doanh nghiệp được thành lập theo Luật Hợp tác xã.
- Các doanh nghiệp và các tổ chức nghề nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Các doanh nghiệp nước ngoài có hoặc không có cơ sở cư trú tại Việt Nam và đều có thu nhập tại Việt Nam.
- Bất kỳ tổ chức nào khác có thu nhập và tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Các khoản thu nhập phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp
Các khoản thu của doanh nghiệp phải chịu thuế CIT là thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ; thu nhập từ chuyển nhượng vốn và từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn và bán ngoại tệ.
Sự khó khăn trong việc quản lý thuế thu nhập CIT
Vì lý do khoản thu nhập của doanh nghiệp đến từ nhiều nguồn khác nhau nên sẽ gặp không ít khó khăn trong việc kiểm soát và truy thu loại thuế này.
Chưa dừng lại, nhiều doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh còn cố gắng tìm cách trốn thuế và gian lận ngày càng tinh vi hơn.
Những quy định về thuế CIT mà doanh nghiệp phải nằm lòng
Những thông tư hướng dẫn luật thuế thu nhập doanh nghiệp
Các thông tư hướng dẫn của nhà nước về CIT mà doanh nghiệp nên nắm rõ:
- Văn bản hợp nhất số 26/VBHN-BTC: hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của chính phủ quy định.
- Thông tư 78/2014/TT-BTC: hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của chính phủ quy định.
- Thông tư 96/2015/TT-BTC: hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của chính phủ quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định về thuế và sửa đổi. Trong đó, bổ sung một số điều của thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014, thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính.
4 quy định về tính thuế CIT quan trọng
1. Đối tượng có trách nhiệm đóng thuế CIT
Đó là các tổ chức có hoạt động sản xuất hoặc kinh doanh hàng hoá, dịch vụ bao gồm:
- Các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam.
- Các tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã.
- Các doanh nghiệp nước ngoài (thành lập theo quy định pháp luật nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú ở Việt Nam
- Các tổ chức khác có hoạt động sản xuất và kinh doanh có thu nhập.
2. Những khoản thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp
Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân 2008 và luật TNDN sửa đổi 2013 quy định những khoản thu nhập của doanh nghiệp chịu thuế như sau:
- Các khoản thu từ hoạt động kinh doanh hàng hoá và dịch vụ
- Các khoản thu khác như: thu từ lãi tiền gửi, lãi cho vay, bán ngoại tệ và chuyển nhượng vốn.
3. Các khoản phí không được trừ khi tính thuế TNDN
Các khoản phí không được trừ bao gồm:
- Chi phí tiền lương, tiền công và cả tiền thưởng
- Các khoản phí phụ cấp tàu xe nhưng không tuân theo luật lao động
- Các khoản chi trả tiền trợ cấp mất việc làm cho người lao động nhưng không tuân thủ theo quy định hiện hành.
- Các khoản chi thuê tài sản của các cá nhân nhưng không đầy đủ hồ sơ.
4. Các khoản phí được trừ
Doanh nghiệp sẽ được trừ các khoản phí gồm:
- Các khoản chi thực tế do phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất và kinh doanh
- Các khoản chi hợp lý nếu có đầy đủ hoá đơn với mỗi lần tối thiểu là 20 triệu đồng trở lên (đã gồm VAT).
- Những khoản chi hợp lý đều được trừ nếu có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định pháp luật
Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo điều 17 Thông tư 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ tài chính:
Doanh nghiệp chỉ cần dựa trên kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh để tính ra số tiền tạm nộp chậm nhất vào ngày thứ 30 kể từ ngày kết thúc quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
Tham khảo công thức tính thuế TNDN (thuế CIT) dưới đây:
Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN
(Trong đó, Doanh thu tính thuế = (Doanh thu – Chi phí được trừ) + Khoản thu nhập khác).
Một số lưu ý khác bao gồm:
- Các doanh nghiệp phải đóng thuế TNDN với mức thuế suất là 20% tổng thu nhập.
- Doanh nghiệp khai thác vàng, bạc, kim cương có mức thuế là 50%.
- Đặc biệt mức thuế suất từ 32-50% cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí.
- Thêm vào đó, các doanh nghiệp có lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì phần quỹ sẽ được miễn tính thuế
Thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo Điều 55 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 quy định về thời hạn nộp thuế TNDN như sau:
- Trường hợp người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn hồ sơ khai thuế. Trường hợp khai bổ sung hồ sơ thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai sót.
- Nếu doanh nghiệp nộp theo tháng, thời hạn chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo.
- Nếu doanh nghiệp nộp theo quý, thời hạn chậm nhất là ngày thứ 30 của tháng đầu tiên của quý tiếp theo.
- Nếu doanh nghiệp nộp theo năm, thời hạn chậm nhất là ngày thứ 30 của tháng đầu tiên của năm sau.
Kết luận
Các doanh nghiệp hãy xem bài và note lại những thông tin cần chú ý để thực hiện tốt nghĩa vụ của doanh nghiệp với đất nước nhé. Glints hy vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp thắc mắc CIT là thuế gì và mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích.
Tác Giả