NHẬN BIẾT PHỨC CẢM TỰ TI – INFERIORITY COMPLEX

NHẬN BIẾT PHỨC CẢM TỰ TI – INFERIORITY COMPLEX

Inferiority complex là gì

Video Inferiority complex là gì

Bất cứ ai trong chúng ta cũng từng trải qua những cảm xúc nghi ngờ bản thân và không chắc chắn ở một thời điểm nào đó. Nhưng nếu hình ảnh tiêu cực về bản thân liên tục ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày của bạn, thì bạn có thể đã mang trong mình Phức cảm tự ti (Inferiority Complex).

Tình trạng này lần đầu tiên được đưa ra bởi nhà tâm tâm lý học Alfred Adler vào năm 1907, đặc chưng bởi các triệu chứng tâm thần riêng biệt làm cản trở những hoạt động bình thường.

Dù không được coi là một “vấn đề” trong tâm thần học hiện đại, tư duy này vẫn được công nhận là nguồn nguy cơ tiềm ẩn của sự đau khổ. Những cảm giác thua kém người khác có thể là thực tế hoặc tưởng tượng. Theo một nghiên cứu (North American Journal of Medical Sciences, 2014), nếu không đấu tranh với những ý nghĩ này, chúng có thể phát triển thành sự thiếu tự tin thái qua và gây ra nhiều triệu chứng khác.

Những triệu chứng phổ biến nhất

Những triệu chứng của phức cảm tự ti vượt xa những lo lắng hay đánh giá thấp về bản thân; chúng rất dai dẳng. Một vài dấu hiệu phổ biến bao gồm:

  • Cảm giác không an toàn, thua thiệt, hoặc không xứng đáng

  • Rút lui khỏi những hoạt động hàng ngày và tình huống xã hội

  • Luôn so sánh bản thân mình với mọi người

  • Cảm giác thù địch, thất vọng, lo lắng, hay cáu giận

  • Chứng mất ngủ

  • Không thể hoàn thành công việc

  • Các dấu hiệu của trầm cảm, lo âu, hay những rối loạn sức khoẻ tâm thần khác

Đôi khi, những người có phức cảm tự ti biểu hiện những dấu hiệu tự tin thái quá hoặc ái kỉ để che đậy cảm giác hụt hẫng và tự thất vọng tràn trề. Những triệu chứng này có thể bao gồm:

  • Có tính cạnh tranh cao

  • Là một người cầu toàn hay nhạy cảm với sự chỉ trích

  • Luôn tìm những lỗi sai ở người khác

  • Tìm kiếm sự chú ý

  • Gặp khó khăn trong việc nhận lỗi

Những cá nhân có phức cảm tự ti thường trải qua hàng loạt sự kiện thúc đẩy những triệu chứng trong thời thơ ấu. Một sự kiện riêng lẻ thường không đủ để gây ra rối loạn lâu dài.

Phức cảm tự ti: Xu hướng đổ lỗi cho người khác

Một người với phức cảm tự ti thường đổ lỗi cho người khác về những vấn đề của họ. Những cá nhân này cho rằng điểm yếu của họ là do những yếu tố mà họ không kiểm soát được, như là cách họ được nuôi dạy. Phần lớn thời gian, những hành động đó là cách để bù đắp cho những suy nghĩ tiêu cực của họ về bản thân (theo Depression Alliance).

Phân biệt sự kém tự tin và cảm giác thấp kém

Việc bạn là một người kém tự tin và cảm giác thấp kém là hai điều hoàn toàn khác nhau. Ví dụ, bạn có thể nhận ra rằng một ai đó cao hơn bạn. Hay thể chất của bạn không thể tốt như một vận động viên chuyên nghiệp. Những điều này là quan sát bình thường và có thể hiểu được.

Nhưng chỉ vì bạn nhận thấy bạn không tốt như người khác theo những cách nhất định không có nghĩa là điều ấy khiến bạn thấp kém hơn họ. Chủ quan hoá cảm giác không tương xứng có thể dẫn tới cảm giác thấp kém, những suy nghĩ ám ảnh và là dấu hiệu của phức cảm tự ti.

Hai loại Phức cảm Tự ti

Phức cảm tự ti được miêu tả là có hai loại (theo Adler):

  • Tự ti sơ cấp: Loại này được cho là bắt đầu ở thời thơ ấu, do cảm giác bất lực và bị so sánh là kém cỏi hơn những người khác. Điều này có thể dẫn tới phức cảm tự ti khi trưởng thành.

  • Tự ti thứ cấp: Loại này xảy ra khi người lớn không thể đạt được các mục tiêu chủ quan của bản thân để đảm bảo sự an toàn và thành công. Kết quả là, những cảm xúc tự ti còn xót lại từ thời thơ ấu có thể ngày càng tăng thêm.

Phức cảm Tự ti và Phức cảm Vượt trội

Mặc dù chúng được coi là hai rối loạn trái ngược nhau, phức cảm tự ti và phức cảm vượt trội thường cùng tồn tại và chồng chéo lên nhau.

Phức cảm vượt trội (Superiority complex) có nghĩa là một người tin rằng họ thượng đẳng hơn mọi người theo các cách nhất định. Họ có thể khoe khoang về bản thân và phóng đại những thành tích và khả năng của họ. Mặc dù những hành động này trông có vẻ không phù hợp với một người có mặc cảm tự ti, nhưng theo lý thuyết tâm lý học của Adler, một người có hành động cao ngạo thường giấu đi những cảm xúc của sự yếu ớt, bất lực và phụ thuộc.

“Phức cảm vượt trội là một trong những cách mà một người mắc phức cảm tự ti có thể sử dụng như một phương thức để thoát khỏi những khó khăn của bản thân. Người đó tin rằng khi mình là một người ưu việt (trong khi không phải như vậy) và có những thành công (dù giả tạo) sẽ bù đắp cho họ tình trạng kém cỏi mà bản thân họ không chịu đựng được. Một người bình thường không mắc phức cảm vượt trội sẽ không có cảm giác ưu việt. Người này sẽ có sự phấn đấu để trở nên vượt trội theo nghĩa là tất cả chúng ta đều có tham vọng thành công; nhưng miễn là sự phấn đấu ấy được thể hiện trong việc làm thì nó sẽ không dẫn tới các đánh giá sai lầm, vốn là căn nguyên của rối loạn tâm thần.”, theo Adler.

Làm thế nào để biết một người có Phức cảm Tự ti hoặc Phức cảm Vượt trội?

Nhận định một người nào đó có phức cảm tự ti hay vượt trội có thể khá khó khăn bởi những hành động của họ không luôn luôn tương thích với suy nghĩ và cảm xúc thật của bản thân.

Những dấu hiệu này có thể bao gồm:

  • Họ cố gắng khiến bạn cảm thấy không an toàn.

  • Họ liên tục tìm kiếm sự công nhận từ người khác.

  • Họ luôn nói về thành tích của bản thân.

  • Họ phàn nàn rất nhiều.

  • Họ quá nhạy cảm với sự chỉ trích.

  • Họ thường xuyên chỉ trích người khác.

  • Tâm trạng họ thay đổi rất thường xuyên.

  • Họ thường né tránh những tình huống xã hội.

  • Họ gặp khó khăn trong việc thừa nhận bản thân đã sai.

  • Họ khiến bản thân trở thành trung tâm của sự chú ý.

Nhận ra rằng người nào đó có thể mang phức cảm tự ti giúp bạn hiểu rõ hơn những hành vi của người này. Bạn cũng có thể giúp họ vượt qua những khó khăn và động viên họ tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia.

Nguồn: Symptoms of Inferiority Complex- Everyday Health

Hãy liên hệ với số hotline 0977.729.396 của Viện ngay hôm nay để được tư vấn tận tình.

Hình ảnh một số bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm của Viện Tâm Lý Việt – Pháp: