VJ Là Nghề Gì? Muốn Thành Công Với Nghề VJ Cần Có Tố Chất Gì?

Vj là gì

“VJ là gì?”. Không khó để bắt gặp những câu hỏi như thế này về nghề VJ – một trong những công việc mới xuất hiện tại thị trường lao động Việt Nam những năm gần đây.

Tuy tuổi đời còn non trẻ, nhưng nó đã thành công thu hút được sự quan tâm và lựa chọn làm sự nghiệp tương lai của rất nhiều bạn trẻ. Trong bài viết này, chúng mình sẽ đem đến cho bạn những góc nhìn thực tế nhất về nghề VJ này nhé!

VJ là nghề gì?

VJ là viết tắt các chữ cái đầu tiên của một thuật ngữ tiếng Anh – Video Jockey. Họ là những người chuyên tổ chức chương trình âm nhạc trên các phương tiện như truyền hình, đài phát thanh, mạng internet, v.v. Nói một cách dễ hiểu, VJ là một ngách nhỏ thuộc nhóm nghề người dẫn chương trình.

Thuật ngữ VJ chính thức du nhập vào Việt Nam từ năm 1981, nhưng chỉ được phổ biến rộng rãi hơn vào năm 2012, với sự ra đời của kênh truyền hình dành riêng cho giới trẻ – YanTV.

Trải qua những năm phát triển, nghề VJ không còn đơn giản là đóng vai trò người dẫn chuyện trong các chương trình ca nhạc, mà nó đã bao quát công việc sâu rộng hơn như: biên tập và sáng tạo nội dung.

Một số nhân vật trong nghề VJ có mức độ nổi tiếng cao như:

  • VJ Thùy Minh (chương trình Một Ngày Mới, Những Kẻ Lắm Lời,…)
  • VJ Quốc Bảo (Úm Ba La Ra Chữ Gì, Saturday Radio,…)
  • VJ Tùng Leo (chương trình Yan Around – Một vòng trải nghiệm,…), v.v.

Giải mã độ HOT chưa từng hạ nhiệt của nghề VJ

Dù VJ còn khá mới mẻ so với nhiều ngành nghề có tuổi đời lâu năm khác. Song nó vẫn nhận được sự quan tâm và ngọn lửa đam mê của một bộ phận bạn trẻ tại Việt Nam. Vậy VJ có điểm gì mà lại thu hút đến thế?

Năm 2012 là thời điểm phát triển bùng nổ của YanTV với các chương trình âm nhạc chất lượng cùng sự các gương mặt VJ tiên phong như: Thúy Hằng, Thúy Hạnh, Anh Tuấn,… được đông đảo các bạn trẻ đón nhận.

Những năm sau đó, nghề VJ tiếp tục ghi dấu ấn với phong cách năng động, vui vẻ, nhưng cũng không kém phần chuyên nghiệp. Những cá nhân góp phần đem nghề VJ đến gần với công chúng hơn như: Ngọc Trai, Thùy Minh, Dustin Nguyễn,…

Cho đến thời điểm hiện tại, VJ là nghề có mức lương trung bình tương đối tốt. Đặc biệt, nếu tạo dựng được thương hiệu cá nhân trong mắt công chúng thì thu nhập cho từng buổi phát sóng sẽ rất lớn.

Mặt khác, một trong những yếu tố khiến nghề VJ duy trì được sự thu hút, phải kể yếu tố thế hệ trẻ ngày nay có nhiều điểm phù hợp để phát triển như sự sáng tạo, khả năng cập nhập xu hướng mới, khả năng nói trước ống kính,…

Làm VJ là làm những công việc gì?

Trải qua quá trình phát triển, nhiệm vụ của một VJ tại chương trình cũng có sự thay đổi về phạm vi công việc. Ngoài ra, cũng tùy thuộc vào công ty hay dự án mà người VJ sẽ đảm nhiệm các đầu việc khác nhau.

Xây dựng và nắm vững kịch bản chương trình

Đối với các chương trình âm nhạc có quy mô lớn thường sẽ có biên tập viên riêng. Ngược lại, các VJ sẽ là người đảm nhận xây dựng kịch bản cho những chương trình có quy mô nhỏ hơn.

Với công việc này, VJ cần nghiên cứu thông tin từ tài liệu có sẵn hoặc tìm kiếm trên mạng internet. Sau đó, biên tập và trao đổi với các bên hỗ trợ liên quan để chương trình diễn ra suôn sẻ nhất.

Truyền tải thông điệp đến khán giả

Đây là nhiệm vụ cơ bản và quan trọng nhất của nghề VJ. Họ là người đảm bảo việc truyền tải đầy đủ các ý quan trọng theo kịch bản đã dựng.

Bên cạnh đó, người làm VJ cũng cần có phong cách riêng để mang đến cảm giác chân thật nhưng đủ sức hấp dẫn người xem gắn bó lâu dài với chương trình.

Trò chuyện và giao lưu với khách mời

Giao lưu với các khách mời là người nổi tiếng hoặc có sức ảnh hưởng là nội dung thường có ở các chương trình âm nhạc.

VJ chịu trách nhiệm giao tiếp với các khách mời và đặt những câu hỏi nếu có cho họ. Với công việc này, VJ sẽ là cầu nối quan trọng để khách mời thoải mái, có những cuộc trò chuyện gần gũi và thú vị.

Đọc thêm: Kỹ năng làm quen trong giao tiếp với người lạ “siêu đỉnh”

Hành trang để bước chân vào nghề VJ là gì?

Am hiểu sâu sắc về lĩnh vực

Dù làm bất cứ ngành nghề nào, bạn cũng cần trang bị cho mình những am hiểu chuyên sâu trong lĩnh vực đó. Đối với VJ, họ cần cập nhật các kiến thức liên quan đến mảng âm nhạc và xu hướng mới nhất của nó.

Không giới hạn trong phạm vi các nhạc phẩm trong nước mà bạn cần mở rộng tới phạm vi quốc tế và có mức độ ưa chuộng tại thị trường Việt Nam như US – UK, Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản,…

Một VJ có am hiểu sâu sắc sẽ tạo ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người hâm mộ và được tin tưởng để giao cho các dự án lớn.

Thái độ làm việc chuyên nghiệp

Thái độ có tác động lớn trong việc hình thành nên phong cách của bản thân trong công việc. Người VJ có cách ứng xử khéo léo và chuyên nghiệp sẽ dễ dàng nhận được lòng tin từ những người xung quanh.

Nó là điều kiện thuận lợi giúp bạn phát triển con đường sự nghiệp không chỉ trong nghề VJ. Một công thức trong việc luyện tập thái độ chuyện nghiệp hàng ngày, đó là: lắng nghe cẩn thận, học hỏi có chọn lọc và gạt bỏ những điều không có giá trị.

Kỹ năng cơ bản của nghề

Đặc thù công việc của nghề VJ sẽ cần giao tiếp với nhiều người, nói chuyện trước ống kính hoặc trước công chúng. Do đó, để trở thành một VJ giỏi, bạn cần trang bị vững chắc kỹ năng nền tảng của người dẫn chương trình.

Cụ thể, có thể liệt kê một số điểm như sau:

  • Khả năng trình bày vấn đề: ngắn gọn, không lan man nhưng vẫn đủ thu hút.
  • Kỹ năng giọng nói: phát âm tròn vành rõ chữ, có cảm xúc, không quá nhanh hay quá chậm, không sử dụng khẩu âm địa phương hay mắc các tật nói,…
  • Kỹ năng diễn xuất: thể hiện ngôn ngữ cơ thể từ tay đến biểu cảm khuôn mặt sẽ giúp người VJ trở nên thu hút hơn.

Biết tạo dựng thương hiệu cá nhân

VJ là nghề có sức ảnh hưởng đến một bộ phận người hâm mộ, vì vậy họ cũng cần xây dựng thương hiệu cá nhân để quảng bá và truyền thông cho các chương trình mà bạn đảm nhiệm.

Bên cạnh việc tạo dựng sút hút riêng đến từ bên trong mỗi người, một VJ giỏi cũng cần biết cách hoặc có đội ngũ phát triển nội dung có liên quan trên báo chí, truyền hình hay các trang mạng xã hội như TikTok, Youtube, Instagram, Facebook,…

Có ngoại hình là một lợi thế

Đối với nghề có tính chất tiếp xúc nhiều với công chúng như nghề VJ, sẽ là điểm cộng lớn nếu bạn sở hữu gương mặt ưa nhìn, thân hình cân đối và phong cách trẻ trung.

Việc sở hữu những yếu tố hình thể trên và tạo được sức hút riêng sẽ là “bàn đạp” giúp bạn phát triển trên con đường sự nghiệp VJ này.

Lời kết

Hy vọng qua bài viết trên, chúng mình đã giúp bạn giải đáp những thắc mắc: VJ là gì? Làm VJ bao gồm những công việc như thế nào? Cần trang bị kỹ năng và kiến thức gì để trở thành một VJ giỏi?

Nếu bạn quan tâm và muốn phát triển sự nghiệp lâu dài với nghề này, bạn có thể tham khảo thêm các thông tin tuyển dụng VJ từ các công ty hàng đầu Việt Nam tại Glints. Chúc bạn thành công với lựa chọn của bản thân!

5 điều một VJ cần có

Tác Giả