1. Buồn là gì?
Không ít lần trong cuộc sống bạn hoặc những người xung quanh từng rơi vào trạng thái buồn chán. Vậy buồn được định nghĩa thế nào? Buồn chính là một trong bảy trạng thái cảm xúc của con người gồm nộ, ai, hỉ, lạc, ố và dục. Theo đó từ “ai” được hiểu là nỗi buồn, đối lập hoàn toàn với cảm xúc vui mừng, hạnh phúc. Mỗi người đều có một nỗi buồn khác nhau nên rất khó có để lý giải được.
Trong từ điển tiếng Việt đã định nghĩa rằng, buồn chính là một tâm trạng tiêu cực của con người, có thể do người đó đang gặp những chuyện không vui hoặc có những điều không được như muốn, người ta sẽ dễ dàng rơi vào trạng thái buồn, mất hứng thú với mọi thứ xung quanh.
2. Tại sao con người lại rơi vào trạng thái buồn?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến con người rơi vào trạng thái buồn. Trong đó có 4 nhóm nguyên nhân chính sau:
– Buồn do mất mát: Khi bạn bị thất tình, bị mất thú cưng, mất đi món đồ yêu thích hoặc đắt giá hay mất đi người thân thì bạn cũng dễ dàng rơi vào trạng thái buồn bực. Đây cũng có lẽ là nỗi buồn sâu sắc nhất trong các nỗi buồn khiến cho tâm trạng bị “tụt dốc” nhanh nhất.
– Buồn do phải ly biệt: Khi phải chia tay với người mà mình từng gắn bó trong nhiều năm hay những thứ mình yêu thích, con người ta cũng dễ dàng rơi vào trạng thái buồn.
– Buồn khi mọi việc không theo ý mình: Ví dụ bạn thất bại trong một dự án, trượt Đại học, con cái không chịu nghe lời hay bị ai đó trách móc, lúc này cũng dễ khiến cho tâm trạng rơi vào trạng thái buồn rầu.
– Buồn vì tuổi già, bệnh tật và sự đổi thay của cuộc đời cũng là loại buồn rất phổ biến trong tâm lí của con người.
Tuy nhiên trên đây chỉ là 4 nguyên nhân phổ biến dẫn đến tâm trạng buồn rầu của con người. Trên thực tế vẫn có những người buồn nhưng lại không hiểu vì sao buồn. Ví dụ khi thấy mùa xuân đi qua, thấy lá vàng rơi cũng khiến cho một số người rơi vào trạng thái buồn. Bên cạnh đó, khi bạn quá nhàn rỗi hay khi mọi thứ quá thuận lợi mà không có bất kì thử thách nào cũng dễ sinh ra tâm trạng mất hứng hoặc buồn chán.
Mặt khác, tiếng Việt còn định nghĩa buồn chính là cảm giác bứt rứt hoặc khó chịu khi bị kích thích lên da thịt. Ví dụ buồn cười hoặc buồn tay, buồn chân cũng là buồn. Các nỗi buồn này có một đặc điểm chung là khó chia sẻ, tuy nhiên rất dễ để tìm ra cách giải quyết. Trong các loại buồn chỉ có buồn do cảm xúc mới khó khắc phục.
3. Các giai đoạn của nỗi buồn
Bác sĩ tâm thần Elisabeth Kübler-Ross đã đưa ra 5 giai đoạn của nỗi buồn gồm có:
– Chối bỏ: Đây là giai đoạn đầu tiên khi con người tiếp nhận nỗi buồn. Khi từ chối cũng là lúc họ giảm thiểu được nỗi đau mất mát quá lớn và đang cố gắng vực dậy tinh thần. Đây cũng chính là một cơ chế bảo vệ tránh tình trạng sốc trước nỗi buồn.
– Giận dữ: Tức giận là cảm xúc tiếp theo khi con người đối diện với nỗi buồn mất mát. Đây cũng là thời điểm bạn bị cô lập trong nỗi buồn.
– Thương lượng: Lúc này cảm xúc trong bạn đang đấu tranh và thương lượng với nhau giữa việc nên quên nỗi buồn đi hay nên giữ nó lại.
– Suy thoái: Trong quá trình đối diện với nỗi buồn, tâm trí con người sẽ có lúc lắng lại để nhìn vào thực tại.
– Chấp nhận: Đây là lúc con người hoàn toàn tin rằng không thể làm gì để thay đổi quá khứ, những biến cố, những mất mát vẫn hiện hiển ở đó và con người chỉ còn cách chấp nhận và vượt qua. Vượt qua được nỗi buồn, sự mất mát chính là một hành trình nỗ lực của con người. Hành trình này vô cùng khó khăn, đầy gian nan và thử thách nhưng chắc chắn sẽ giúp mỗi người trưởng thành và chín chắn hơn
4.Cần làm gì để hết buồn?
Nếu nhìn nhận khách quan, buồn thực ra chỉ là một trạng thái tâm lí, chỉ đến phụ thuộc vào hoàn cảnh và cũng rất dễ dàng biến mất. Cũng giống như mưa, như nắng, nỗi buồn nào rồi cũng sẽ qua nên bạn cần có những suy nghĩ tích cực giúp cho tâm trạng của bản thân được phấn chấn hơn.
Nhiều người khuyên rằng khi buồn thì nên đi ăn, đi gặp bạn bè, đi xem phim, có người lại tìm đến rượu để giải sầu. Tuy nhiên đây chỉ là cách giải quyết nỗi buồn tạm thời và bạn đang lẩn tránh nó. Để nỗi buồn được giải quyết triệt để, cách tốt nhất là bạn nên tìm nơi yên tĩnh, ngồi lặng yên để cảm nhận về tất cả những điều vừa trải qua. Bạn hãy suy nghĩ tích cực hơn và coi nỗi buồn như là một người bạn cần được an ủi. Điều quan trọng là hãy luôn ghi nhớ rằng, buồn chỉ là một loại cảm giác và nó sẽ nhanh chóng biến mất phụ thuộc vào cách mà bạn đối diện với nó.
Đã là con người không thể tránh khỏi những lúc buồn rầu, chán nản. Tuy nhiên nếu nhìn nhận ở khía cạnh khác thì khoảng thời gian buồn là lúc quý giá để bạn nhìn lại chính bản thân mình, nó sẽ giúp bạn trưởng thành hơn và cảm thông với người khác hơn.