Câu hỏi nghiên cứu là gì?

Câu hỏi nghiên cứu là gì

Câu hỏi nghiên cứu là một trong những nội dung liên quan đến rất nhiều đối tượng khác nhau từ những em học sinh đến các nghiên cứu sinh. Tuy nhiên, đây lại là nội dung khá khó và không phải ai cũng hiểu được.

Chính vì thế, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung nhằm trả lời cho câu hỏi: Câu hỏi nghiên cứu là gì?

Câu hỏi nghiên cứu là gì?

Nghiên cứu bao gồm hoạt động sáng tạo được thực hiện một cách có hệ thống nhằm làm giàu trị thức, bao gồm tri thức về con người, văn hóa và xã hội và sử dụng vốn tri thức này để tạo ra những ứng dụng mới.

– Hoạt động nghiên cứu được dùng để thiết lập hay xác nhận các dữ kiện, tái xác nhận kết quả của công trình trước đó, giải quyết những vấn đề mới hay đang tồn tại, chứng minh các định lý, hay phát triển những lý thuyết.

– Mục đích chính yếu của nghiên cứu cơ bản là thu thập dữ kiện, phát kiến, diễn giải hay nghiên cứu cơ bản là thu thập dữ liệu, phát kiến, diễn giải hay nghiên cứu và phát triển những phương pháp và hệ thống vì mục tiêu thúc đẩy sự phát triển tri thức nhân loại.

Câu hỏi nghiên cứu có thể hiểu là những câu hỏi trong nghiên cứu định lượng hoặc định tính thu hẹp tuyên bố mục đích thành những câu hỏi cụ thể mà nhà nghiên cứu tìm cách trả lời.

Các bước xây dựng và tiêu chuẩn câu hỏi nghiên cứu

Tiêu chuẩn câu hỏi nghiên cứu

– Có cơ sở thực tiễn hoặc lý thuyết:

+ Cơ sở thực tiễn thể hiện ở câu hỏi nghiên cứu gắn liền với vấn đề thực tiễn quan tâm.

+ Cơ sở khoa học thể hiện ở việc câu hỏi nghiên cứu hướng vào khoảng trống tri thức mà các nhà nghiên cứu để lại.

– Câu hỏi nghiên cứu cần hướng đến vấn đề mang tính quy luật:

+ Câu hỏi hướng vào giải pháp thì cần nhớ rằng không có giải pháp vạn năng cho mọi tổ chức, ngành, địa phương. Do đó, giải pháp đề xuất nếu may mắn là đúng sẽ chỉ có ý nghĩa cho đơn vị được nghiên cứu mà không có ý nghĩa rộng rãi.

+ Câu hỏi nghiên cứu mang tính mô tả dạng như thực trạng của chất lượng nguồn nhân lực thì câu trả lời sẽ chỉ có ý nghĩa vào đúng thời điểm nghiên cứu này, ngay sau khi công bố kết quả thực trạng đã thay đổi.

– Câu hỏi có khả năng trả lời được:

+ Câu hỏi nghiên cứu phải có tính khả thi trong việc tìm bằng chứng để trả lời, nếu câu hỏi quan trọng, rất thú vị nhưng không có khả thi thì nên loại bỏ khỏi đề tài nghiên cứu.

+ Các nhân tố, yếu tố trong câu hỏi có phạm vi, ý nghĩa rõ ràng:

Sự rõ ràng của câu hỏi phụ thuộc vào sự rõ ràng trong ý nghĩa và phạm vi của nhân tốc đề cập tới. Nếu những nhân tố đề cập đã được định nghĩa, đo lường hoặc có phạm vi rõ ràng trong các nghiên cứu trước thì sẽ dễ dàng định hướng nghiên cứu. Đây là những nhân tố trừu tượng, nhân tố có phạm vi rộng rãi hoặc chứa đựng nhiều cách hiểu khác nhau thì câu hỏi nghiên cứu cũng sẽ không rõ ràng.

So sánh câu hỏi nghiên cứ và giả thuyết:

– Giống nhau:

+ Câu hỏi nghiên cứu:

Bất cứ nghiên cứu nào cũng phải bắt đầu bằng một câu hỏi hoặc một ý tưởng phải được thử nghiệm thông qua nghiên cứu chính thức vì nó chưa được thử nghiệm hoặc khái quát hóa trước đó.

Một câu hỏi nghiên cứu không chỉ nêu các mục tiêu của một nghiên cứu, nó cũng cho người đọc biết loại phương pháp mà nhà nghiên cứu áp dụng để tìm câu trả lời cho nó.

Sự quan tâm của độc giả đối với bất cứ nghiên cứu nào có thể được khơi dậy bằng cách đặt ra một câu hỏi trong đầu mà chưa có câu trả lời. Toàn bộ nghiên cứu theo sau câu hỏi này cố gắng tìm câu trả lời cho câu hỏi này được gọi là câu hỏi nghiên cứu.

+ Giả thuyết:

Một nhà nghiên cứu đề xuất mối quan hệ giữa hai hoặc nhiều biến dưới dạng một tuyên bố cách dự kiến, nó được gọi là một giải thuyết. Nếu một nhà nghiên cứu trình bày một tuyên bố gọi ý mối quan hệ giữa năng suất của nhân viên và số giờ làm việc linh hoạt thì ta tự tin và đưa ra một tuyên bố cụ thể và trên thực tế, dự đoán rằng có mối quan hệ giữa hai biến số khác nhau.

Nêu trường hợp quý bạn đọc đang nghiên cứu định lượng và đưa ra dự đoán giữa các biến, bạn phải sử dụng giả thuyết thay vì câu hỏi nghiên cứu.

– Khác nhau:

+ Câu hỏi nghiên cứu đặt ra một câu hỏi trong khi giả thuyết dự đoán kết quả của nghiên cứu. Giả thuyết cụ thể hơn câu hỏi nghiên cứu.

+ Mặc dù câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết phục vụ cùng một mục đích, sự khác biệt của chúng đòi hỏi phải sử dụng trong một loại nghiên cứu cụ thể. Nói tóm lại, nghiên cứu định lượng ủng hộ giả thuyết trong khi cầu hỏi nghiên cứu được ưu tiên trong nghiên cứu định tính. Giả thuyết có bản chất là dự đoán và dự đoán mối quan hệ giữa các biến.

Như vậy, Câu hỏi nghiên cứu là gì? Là nội dung đã được chúng tôi trả lời chi tiết trong bài viết. Bên cạnh đó, chúng tôi đã phân tích một số nội dung có liên quan trực tiếp với nội dung câu hỏi nghiên cứu. Chúng tôi mong rằng nội dung trong bài viết sẽ giúp ích được Quý bạn đọc.