Tái cấu trúc doanh nghiệp là gì? (Cập nhật 2023)

Tái cấu trúc doanh nghiệp là gì? (Cập nhật 2023)

Tái cơ cấu doanh nghiệp là gì

Tái cấu trúc doanh nghiệp là quá trình thực hiện khảo sát, đánh giá lại toàn bộ cấu trúc của một doanh nghiệp ở hiện tại và sau đó sẽ trực tiếp đề xuất mô hình giải pháp cho mô hình cấu trúc mới. Điều này nhằm tạo ra trạng thái hoạt động hiệu quả mới cho doanh nghiệp.

Download (20)

Tái cấu trúc doanh nghiệp là gì? (Cập nhật 2022)

1. Tái cấu trúc doanh nghiệp là gì?

Tái cấu trúc doanh nghiệp là quá trình thực hiện khảo sát, đánh giá lại toàn bộ cấu trúc của một doanh nghiệp ở hiện tại và sau đó sẽ trực tiếp đề xuất mô hình giải pháp cho mô hình cấu trúc mới. Điều này nhằm tạo ra trạng thái hoạt động hiệu quả mới cho doanh nghiệp.

Bạn cũng có thể hiểu theo cách đơn giản hơn, đó là quá trình tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp căn cứ vào cấu trúc cũ. Mục đích của nó chính là khắc phục điểm yếu kém, hạn chế khiến hoạt động của công ty kém hiệu quả trên thị trường. Đồng thời nó cũng giúp doanh nghiệp khởi động lại và đem đến hiệu quả cao hơn, sứ mệnh, tầm nhìn vươn xa hơn.

Một kế hoạch tái cấu trúc toàn diện sẽ bao trùm hầu hết các khía cạnh trong doanh nghiệp như cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nguồn nhân lực, các hoạt động, quá trình và các nguồn lực khác. Quy trình tái cấu trúc cũng có thể được triển khai cục bộ tại một hoặc nhiều mảng hoạt động của doanh nghiệp (tài chính, nhân sự, bán hàng, sản xuất…) nhằm đạt mục tiêu là cải thiện năng xuất của bộ phận đó.

2. Tại sao cần phải tái cấu trúc doanh nghiệp?

Phương án tái cấu trúc doanh nghiệp cần phải được cân nhắc, xem xét thường xuyên theo định kỳ, nếu không có khả năng sẽ mất cân bằng trong hệ thống. Thế nhưng vấn đề này còn được xuất phát từ những nguyên nhân như:Doanh nghiệp cần tái cấu trúc vì áp lực bên ngoài, thích nghi với môi trường thương mại thay đổi. Doanh nghiệp tái cấu trúc do áp lực từ bên trong sao cho phù hợp với việc tăng trưởng, phát triển của mình. Tuy nhiên cũng có những trường hợp doanh nghiệp tái cấu trúc do bị áp lực cả bên trong lẫn bên ngoài.

3. Khi nào doanh nghiệp cần thực hiện tái cấu trúc?

Download (21)

Tái cấu trúc doanh nghiệp được thực hiện khi doanh nghiệp đang gặp khó khăn, việc kinh doanh kém hiệu quả, trì trệ thông qua đánh giá 4 nhóm dấu hiệu sau:

Dấu hiệu thuộc nhóm bề mặt

Đây là những dấu hiệu mà doanh nghiệp dễ nhận thấy nhất: doanh số giảm, tài sản thất thoát, thị phần thu hẹp, hoạt động trì trệ, mất lợi thế cạnh tranh,…

Dấu hiệu thuộc nhóm cận mặt

Các dấu hiệu thuộc nhóm cận mặt bao gồm các biểu hiện liên quan đến kết quả kinh doanh, chất lượng sản phẩm không ổn định, khách hàng khiếu nại nhiều, không có sự phối hợp và trao đổi giữa các bộ phận, hoạt động tiếp thị và bán hàng kém hiệu quả, công nợ nhiều, tồn kho cao,…

Dấu hiệu thuộc nhóm lớp giữa:

Các dấu hiệu thuộc nhóm này thường không ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh như: chồng chéo đa chức năng giữa các bộ phận, nhân lực yếu kém, trưởng phòng không có khả năng quản lý, không có sự phối hợp giữa các phòng ban, cơ chế phân quyền kém,…

Các dấu hiệu này tuy không ảnh hưởng trực tiếp nhưng sẽ khiến doanh nghiệp trì trệ dần dần, nếu như không có cải thiện thì doanh nghiệp không thể phát triển.

Dấu hiệu thuộc nhóm lớp sâu

Đây là những dấu hiệu khó nhận biết nhất bởi chúng là những vấn đề thuộc thượng tầng, bao gồm: triết lý kinh doanh, mục tiêu dài hạn, tầm nhìn và giá trị,…

Nếu ban quản trị định hướng sai đường, không đi sâu xây dựng giá trị cốt lõi bên trong và các mục tiêu dài hạn mà chỉ chăm chăm vào những mục tiêu ngắn hạn thì sẽ không thể phát triển vững mạnh và lâu bền.

4. Các bước tái cấu trúc doanh nghiệp

Bước 1: Xác định rõ ràng tình trạng của doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần nắm rõ, thống kê và xác định được vấn đề dẫn đến trì trệ, lỏng lẻo ở đâu hay bộ phận, phòng ban nào hoạt động chưa hiệu quả thì mới có thể lên kế hoạch tái thiết được.

Sau khi đã xác định chính xác tình trạng của doanh nghiệp mới có thể đưa ra mục tiêu và phạm vi tái cấu trúc cụ thể. Đây không chỉ là mục tiêu chung mà cần chia cụ thể mục tiêu riêng cho từng nhóm và từng bộ phận.

Phạm vi tái cấu trúc phải bao trùm được hết những lỗ hổng trong hệ thống và cách vận hành.

Bước 2: Lập ra bản kế hoạch chi tiết

Doanh nghiệp cần xác định những lĩnh vực có thể triển khai sớm nhất mới có thể làm chủ được tiến độ và phù hợp với mức độ, tình trạng cấp bách của doanh nghiệp.

Bước 3: Xác định phương thức tiếp cận

Khi lựa chọn phương thức tiếp cận không phù hợp, việc tái cấu trúc sẽ trở nên đình trệ và bị kéo dài.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải đưa ra chiến lược thực hiện và kế hoạch theo kiểu “cuốn chiếu”. Điều này giúp doanh nghiệp có thể tạo ra sự rõ ràng trong việc thực hiện tái cấu trúc.

Bước 4: Triển khai kế hoạch theo từng bước

Sau khi mỗi bước của kế hoạch được hoàn thành, cần liên tục đánh giá về độ hiệu quả của và xem xét đã phù hợp chưa, có cần điều chỉnh ở đâu không.

Bước 5: Vận hành hệ thống mới và thực hiện đánh giá định kỳ

Sau khi hoàn thành tất cả các bước trên, doanh nghiệp sẽ bắt đầu vận hành toàn bộ hệ thống mới. Trong quá trình này, doanh nghiệp sẽ cần có những đợt đánh giá định kỳ để biết kế hoạch tái cấu trúc này có mức độ hiệu quả như thế nào, đem lại chất lượng và đúng mục tiêu đã đề ra hay chưa.

5. Phương thức tái cấu trúc doanh nghiệp

Chia theo lĩnh vực mà việc tái cấu trúc hướng đến, tái cấu trúc doanh nghiệp bao gồm những phương thức sau:

Tái cấu trúc cơ cấu các hoạt động. Đây là việc điều chỉnh các mục tiêu chiến lược, ngành nghề kinh doanh, chủng loại sản phẩm hàng hóa, địa bàn hoạt động. Khi môi trường kinh doanh biến động, doanh nghiệp cần kịp thời nắm bắt tình hình để ứng biến phù hợp. Việc điều chỉnh mục tiêu ngắn hạn, dài hạn các chiến lược, ngành nghề, sản phẩm hay địa bàn có thể giúp doanh nghiệp vượt qua các giai đoạn khó khăn và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường.

Tái cấu trúc cơ cấu tổ chức bộ máy. Đây là việc tái cấu trúc phân công chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận, các cấp quản lý, các chức danh. Ví dụ, khi cần cắt giảm chi phí nhân sự để thực hiện các hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có thể tái cấu trúc bằng việc giảm mức phân cấp, thu hẹp nhân viên, thiết kế lại vị trí công việc và thay đổi mối quan hệ báo cáo.

Tái cấu trúc tài chính có thể thực hiện bằng nhiều cách. Ví dụ, công ty có thể thay đổi mô hình vốn chủ sở hữu, thay đổi mô hình sở hữu chéo, thay đổi quy trình xử lý nợ và nắm giữ vốn của chủ sở hữu theo cách phù hợp. Việc điều tiết này sẽ giúp duy trì lợi nhuận của doanh nghiệp và phát triển thị trường. Việc tái cấu trúc tài chính thường phức tạp và đòi hỏi yếu tố chuyên môn cao.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể thực hiện tái cấu trúc nguồn lực, tái cấu trúc thể chế,…để thích nghi với môi trường kinh doanh biến động.

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc ✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình ✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn ✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật ✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác ✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin