Kiến thức cần biết: HDMI, DisplayPort, VGA, DVI là gì?
Ngày nay bạn có thể bắt gặp vô số cổng kết nối màn hình máy tính khác nhau, từ những kết nối cũ đến những kết nối hiện đại nhất, đôi khi bạn sẽ thấy bối rối trước tính năng và cách sử dụng của những cổng kết nối này. Hôm nay Laptop88 sẽ giới thiệu với bạn 4 loại phổ thông nhất hiện nay, đó là HDMI, VGA, DVI, DP – xem các chuẩn kết nối này có gì đặc biệt.
- VGA (Video Graphics Array)
VGA hay trước đây còn gọi là D-Sub, đây là chuẩn kết nối được phát triển bởi IBM, ra mắt vào năm 1987. VGA được sử dụng rộng rãi và phổ biến qua nhiều thiết bị, hình ảnh khác nhau như card đồ hoạ, màn hình máy tính, máy tính xách tay…
Khe cắm cổng VGA có 15 lỗ được xếp nằm ngang với 2 ốc vít khoá. Chúng ta có thể nhận biết cổng VGA rất dễ dàng, khi kết nối thường được mã màu xanh rất đặc trưng. Kết nối này rất phổ biến trên các loại máy chiếu. Ở Việt Nam rất nhiều người dung coi cổng kết nối này là cổng lên hình máy chiếu.
Hiện nay cổng VGA vẫn được sử dụng rộng rãi, tuy nhiên với những hạn chế như tín hiệu Analog lỗi thời, hỗ trợ phân giải thấp, không truyền âm thanh,… khiến VGA đang dần bị thay thế bởi các cổng kết nối chuẩn kỹ thuật số đời mới ra sau.
- DVI (Digital Video Interface)
Ra đời sau VGA khoảng 12 năm, chính thức xuất hiện trên thị trường vào năm 1999 – DVI được tổ chức Hoạt động hiển thị kỹ thuật số giới thiệu như là một cổng kết nối chuẩn kết nối màn hình kỹ thuật số giúp máy tính có thể truyền phát tín hiệu hình ảnh không nén.
DVI được chia thành 3 loại, được xác định bằng chữ cái cuối cùng ở tên kết nối
– DVI – A: DVI – Analog
– DVI – D: DVI – Digital
– DVI – I: tích hợp cả digital và Analog.
DVI hoàn toàn có thể tương thích với VGA thông qua các bộ chuyển đổi.
DVI có thể hỗ trợ cả tín hiện Analog lẫn Digital nên cực kì vượt trội so với VGA, tuy nhiên, khả năng của DVI vẫn rất hạn chế do nó không hỗ trợ một số không gian màu, không truyền tải dữ liệu âm thanh cũng như là thiết kế khá to bản, cục mịch.
- HDMI (High-Definition Multimedia Interface)
HDMI là một cái tên quen thuộc mà ai cũng một lần nghe tới, đây là chuẩn kết nối vô cùng phổ biến đổi với nhiều thiết bị nghe nhìn, máy móc công nghệ. Chuẩn này được một số công ty sản xuất điện tử như Sony, Toshiba, Sanyo…hợp tác phát triển và chế tạo.
HDMI được dùng để truyền phát các tín hiệu hình ảnh không nén đến màn hình, TV kỹ thuật số, đầu đĩa DVD/ Bluray, máy chơi game. Kết nối HDMI vượt trội hơn nhiều so với DVI nhờ khả năng truyền tải âm thanh lẫn hình ảnh.
Khoảng cách truyền tín hiệu của chuẩn HDMI khá xa, bạn có thể truyền tín hiệu ở khoảng cách 30m, thậm chí, các nhà sản xuất còn phân phối cáp HDMI với độ dài đường truyền lên đến 70m.
Khoảng cách truyền tín hiệu của chuẩn HDMI khá xa, bạn có thể truyền tín hiệu ở khoảng cách 30m, thậm chí, các nhà sản xuất còn phân phối cáp HDMI với độ dài đường truyền lên đến 70m.
Sau một thời gian ra mắt và phát triển, HDMI đã có nhiều phiên bản cải tiến khác nhau nhằm đáp ứng được tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ. Phổ biến nhất là HDMI 1.4/2.0 và phiên bản mới nhất là 2.1 với vô vàn tính năng hỗ trợ các công nghệ hiển thị cao cấp nhất hiện nay.
So sánh với VGA hay DVI, HDMI hỗ trợ hình ảnh lên tới 4K, có kèm âm thanh cũng như truyền tải các dữ liệu khác.
Với sự phổ biến của mình, HDMI sở hữu nhiều kích thước kết nối khác nhau, nhằm đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng. Full size Type A dung cho TV, máy tính…Mini type C dùng cho máy tính bảng, máy xách tay nhỏ gọn, Micro type D dùng cho smartphone…
Với hầu hết người dùng, HDMI sẽ là cổng kết nối phù hợp nhất, tuy nhiên, nó vẫn có 1 số hạn chế như: chỉ hỗ trợ 4K ở 60Hz, không có cơ chế khóa khi cắm vào, không hỗ trợ độ phân giải rộng 21:9 và không thể truyền nhiều luồng video cùng 1 lúc. Chính vì các nhu cầu như vậy mà Display Port ra đời với sứ mệnh thay thế HDMI.
- DP (DisplayPort)
DisplayPort là cổng kết nối sinh sau đẻ muộn nhất trong danh sách các cổng kết nối mà Laptop88 đề cập trong bài viết này.
DisplayPort được tổ chức tiêu chuẩn hình ảnh điện tử (VESA) giới thiệu. Tương tự như HDMI, DisplayPort cũng có thể truyền đi tín hiệu hình ảnh và âm thanh cùng lúc.
Phiên bản DisplayPort mới nhất hiện nay là phiên bản 1.4 với nhiều hỗ trợ và tính năng cao cấp. Tuy nhiên, DisplayPort hướng đến đối tượng người dùng máy tính kết nối màn hình là chủ yếu, khác với HDMI tập trung vào thiết bị giải trí trong nhà.
So sánh với HDMI, Display Port có thể hỗ trợ hình ảnh lên tới 8K 60Hz hoặc 4K 120Hz. Nó cũng hỗ trợ truyền nhiều luồng video cùng 1 lúc, hỗ trợ hình ảnh 3D ở phân giải 4K và Display Port cũng có cơ chế khóa khi cắm vào màn hình.
Một phiên bản siêu nhỏ khác của cổng DisplayPort là cổng Mini DisplayPort được Apple thiết kế riêng nhằm sủ dụng chuyên biệt cho các máy tính xách tay Macbook và máy bàn Imac.
Năm 2009 , cổng Mini DisplayPort đã được tích hợp vào chuẩn DisplayPort 1.2 tiêu chuẩn của VESA. Ngoài ra, Thunderbolt – Cổng kết nối đa dạng và hiện đại, cũng đem theo tín hiệu tiêu chuẩn DisplayPort để kết nối ra màn hình, tăng sự tiện dụng và đa năng của kết nối.