SDK Là Gì? Sự Khác Nhau Giữa API Và SDK

SDK Là Gì? Sự Khác Nhau Giữa API Và SDK

Sdk là gì

SDK là gì?

SDK là từ viết tắt của Software Development Kit. Nó thực chất là bộ công cụ và phần mềm phục vụ cho việc phát triển ứng dụng dựa trên một nền tảng nhất định.

Cụ thể, SDK cung cấp bộ thư viện, mẫu template, tài liệu, mẫu code, các tiện ích gỡ rối, ghi chú, tài liệu bổ sung… giúp lập trình viên dễ dàng tích hợp vào ứng dụng hay phần mềm. Phần lớn, SDK là chức năng hiển thị thông báo, quảng cáo…

Ngoài ra, SDK còn có thể chứa API được thể hiện dưới dạng thư viện hay một hệ thống phần cứng.

sdk la gi

Phân loại SDK

SDK có nhiều loại, bởi nó được xây dựng tùy chỉnh cho phù hợp với ngôn ngữ lập trình cũng như đặc điểm của ứng dụng. Theo đó, có một số loại SDK phổ biến là:

  • Bộ công cụ Android SDK là gì: Đây là công cụ sử dụng ngôn ngữ Java. Nó được ứng dụng để lập trình những phần mềm hoạt động trên nền tảng hệ điều hành Android.
  • Bộ công cụ iOS SDK: Tương tự như Andoid SDK, iOS SDK được sử dụng để lập trình các ứng dụng hoạt động trên hệ điều hành iOS. Bộ công cụ này dùng ngôn ngữ Swift.
  • Windows Software Development là gì: Đây là bộ công cụ Windows SDK. Vì hệ điều hành Windows yêu cầu là muốn phát triển các phần mềm chuyên dụng thì bắt buộc .NET phải có .NET Framework SDK đi kèm.
  • Bộ công cụ SDK VMware: Được sử dụng cho mục đích tích hợp với nền tảng Vmware, tức là tính năng ảo hóa trên công nghệ đám mây.
  • Bộ công cụ SDK Bắc Âu: Hỗ trợ để tạo ra những sản phẩm Bluetooth hay không dây.

Facebook SDK là gì?

Mạng xã hội Facebook rất phổ biến và có lượng người dùng khủng. Chính vì thế, Facebook cũng hỗ trợ nhiều nền tảng bằng SDK của nó.

Facebook SDK có nhiều tính năng, nhưng các tính năng chính được dùng nhiều là:

  • Đăng nhập bằng tài khoản Facebook.
  • Chia sẻ ứng dụng lên Facebook.
  • Gửi lời mời bạn bè sử dụng ứng dụng.
  • Hiển thị các mẫu quảng cáo của Facebook.

Các tích hợp ứng dụng Android với Facebook SDK

  • Bước 1: Tạo ứng dụng trên Facebook Develop

Để tích hợp, bạn cần đăng ký ứng dụng trên Facebook Developers, bằng cách chọn mục Thêm ứng dụng mới.

sdk la gi

  • Bước 2: Một bảng Tạo ID ứng dụng hiện ra, bạn nhập thông tin theo yêu cầu và nhấn nút Tạo ID ứng dụng.
  • sdk la gi

Bước 3: Sau đó, bạn thực hiện pushlish ứng dụng

sdk la gi

  • Bước 4: Tiến hành thêm Facebook SDK vào ứng dụng
  • Bạn mở build.gradle rồi thêm các thuộc tính như hình sau.
  • sdk la gi

– Bạn dùng hàm sau để lấy HashKey và xây dựng ứng dụng:

public static String printKeyHash(Activity context) {

PackageInfo packageInfo;

String key = null;

try {

//getting application package name, as defined in manifest

String packageName = context.getApplicationContext().getPackageName();

//Retriving package info

packageInfo = context.getPackageManager().getPackageInfo(packageName,

PackageManager.GET_SIGNATURES);

Log.e(“Package Name=”, context.getApplicationContext().getPackageName());

for (android.content.pm.Signature signature : packageInfo.signatures) {

MessageDigest md = MessageDigest.getInstance(“SHA”);

md.update(signature.toByteArray());

key = new String(Base64.encode(md.digest(), 0));

// String key = new String(Base64.encodeBytes(md.digest()));

Log.e(“Key Hash=”, key);

}

} catch (PackageManager.NameNotFoundException e1) {

Log.e(“Name not found”, e1.toString());

} catch (NoSuchAlgorithmException e) {

Log.e(“No such an algorithm”, e.toString());

} catch (Exception e) {

Log.e(“Exception”, e.toString());

}

return key;

}

– Hàm này được gọi trên Oncreate () để chạy ứng dụng:

  • sdk la gi
  • Bước 5: Bạn di chuyển về lại app trên Facebook Develop và tiến hành thêm nền tảng android.
  • sdk la gi

>>Xem thêm: Sửa lỗi you don’t have permission to access / on this server SIÊU DỄ DÀNG

  • Bước 6: Khai báo thông tin

– Tên gói trên Google Play: Nhập tên gói ở bước 4.

– Tên lớp: Là Activity tương tác (trong ví dụ hình sau là “Activity Main”).

  • Hash chính: Nhập keyHash ở bước 4.
  • Cuối cùng, bạn nhấn lưu các thông tin để hoàn tất quá trình cài đặt.

sdk la gi

>>Xem thêm: Tư vấn cách chọn tên miền

Phân biệt giữa API và SDK

API là từ viết tắt của Application Programming Interface. Nó là một giao diện lập trình ứng dụng. API là phần mềm trung gian để các ứng dụng và chương trình tương tác với nhau.

Còn SDK là một bộ các công cụ. Trong thế giới công nghệ, những chương trình khác nhau có thể sử dụng SDK để phát triển ứng dụng hay phần mềm trên một nền tảng.

Như vậy, cả API lẫn SDK đều có khả năng nối kết các phần mềm. Tuy nhiên, bản chất của chúng lại có sự khác biệt lớn.

Để dễ hiểu, bạn có thể liên tưởng API như một “công thức” nướng bánh chuẩn. Đó là, bạn cần trộn bột và chế biến các nguyên liệu chính xác, sau đó đem nướng. Còn SDK chính là hỗn hợp bột đã trộn sẵn và bạn chỉ việc đưa vào lò nướng. Điều này giúp rút ngắn rất nhiều thời gian cho công đoạn chế biến nguyên liệu.

Quay trở lại với công nghệ, SDK cung cấp cho bạn tất cả những công cụ cần thiết để phát triển một ứng dụng hay phần mềm hoàn chỉnh. Đó là thư viện, mẫu template, mẫu code… Và một phiên bản đơn giản nhất của SDK đôi khi chỉ chứa một API duy nhất.

Ưu điểm của SDK là gì?

Bộ công cụ SDK mang lại cho người dùng rất nhiều ưu điểm. Sau đây, Hosting Việt chỉ đề cập đến 4 ưu điểm cơ bản nhất.

  • Giúp rút ngắn quá trình bán hàng nhờ vào khả năng tích hợp nhanh

SDK giúp tăng tốc độ cho nhiều giao dịch được thực hiện cùng lúc. Vì nó có khả năng tích hợp nhanh các hệ điều hành, nền tảng cùng phần mềm đi kèm. Nhờ thế rút ngắn được chu kỳ bán hàng.

  • Triển khai nhanh chóng

Thống kê cho thấy, một ứng dụng Android sử dụng đến 18,2 SDK của bên thứ 3. Nếu ứng dụng là các game trên thiết bị di động thì con số này còn nhiều hơn.

Ví dụ: Bạn muốn chia sẻ thông tin từ ứng dụng lên Facebook. Thay vì phải thực hiện viết mã code để có thể đăng thông tin, bạn chỉ việc lấy mã hoạt động cho thiết bị thông qua công cụ Android SDK của Facebook. Tất nhiên, điều này giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian.

  • Có khả năng tăng cường phạm vi hoạt động của sản phẩm và ứng dụng

SDK đi kèm ứng dụng hoặc phần mềm sẽ giúp tăng cường phạm vi hoạt động hay xuất hiện của sản phẩm. Từ đó, sản phẩm sẽ tương tác rộng với các ứng dụng, phần mềm khác và tăng số lượng người biết đến thương hiệu.

  • Kiểm soát tốt thương hiệu và giảm rủi ro

Người dùng có thể tùy chỉnh cách hiển thị của sản phẩm trên các phần mềm tương tác thông qua SDK. Phương pháp kiểm soát này giúp bạn dễ dàng tích hợp sản phẩm với nhiều ứng dụng khác nhau. Hơn nữa, bạn còn có thể tùy chỉnh giao diện cho phù hợp nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho những chức năng quan trọng. Nhờ thế, chất lượng trải nghiệm của khách hàng không bị thay đổi.

Đặc điểm nhận biết SDK chất lượng là gì?

SDK do bên thứ 3 cung cấp, phục vụ cho việc phát triển phần mềm, ứng dụng khá phong phú. Vì vậy, bạn có nhiều sự lựa chọn trong việc tìm bộ SDK phù hợp nhất.

Một SDK tốt, chất lượng sẽ có các đặc điểm sau:

  • Dễ sử dụng.
  • Có tài liệu hướng dẫn cụ thể, chi tiết cho người dùng.
  • Cung cấp đủ các tính năng giúp nâng cao giá trị sử dụng của sản phẩm.
  • Có khả năng tích hợp được với nhiều SDK khác.
  • Không làm ảnh hưởng tiêu cực đến CPU, pin cũng như mức tiêu hao năng lượng của thiết bị.

Như vậy, Hosting Việt đã cùng bạn tìm hiểu về SDK là gì. Hi vọng bài viết mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích, giúp bạn dễ dàng áp dụng bộ công cụ này vào quá trình xây dựng các phần mềm và ứng dụng của mình.

  • Với những thông tin hướng dẫn trên về SDK là gì? sự khác nhau giữa API và SDK. Hi vọng bạn sẽ có thể trang bị thêm thật nhiều kiến thức khác mà chúng tôi đã chia sẻ! Nếu thấy bài viết này hữu ích hãy subscribe để theo dõi những thông tin mới nhất từ Hosting Việt nhé. Chúc các bạn thành công!