Hướng dẫn, thủ thuật về Thiết bị thông minh

Hướng dẫn, thủ thuật về Thiết bị thông minh

Rpa là gì

Bạn đã bao giờ nghe qua khái niệm RPA chưa? Với việc tiết kiệm khoản chi phí cực lớn và mang lại hiệu quả lâu dài, RPA đang tạo những bước tiến mới cho nghề tự động hóa. Cùng mình tìm hiểu RPA là gì và những thông tin liên quan trong bài viết này nhé!

1. RPA là gì?

RPA là viết tắt của Robotic Process Automation (tạm dịch là Tự động hóa quy trình bằng robot), chỉ một phần mềm được tích hợp vào máy tính, robot, có khả năng bắt chước thực hiện các hoạt động của con người.

Thông qua việc thu thập các dữ liệu, RPA sẽ mô phỏng thao tác lặp đi lặp lại thường xuyên và thay thế con người xử lý các tác vụ kỹ thuật số như diễn giải, kích hoạt hay giao tiếp với ứng dụng và hệ thống.

Việc dùng RPA trong một số công đoạn giúp giảm chi phí cho nguồn nhân lực, cũng như hạn chế những rủi ro về sai sót trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

Robotic Process Automation

3 tiêu chí cốt yếu của một hệ thống RPA:

+ Giao tiếp với các hệ thống khác theo bất kỳ cách nào để loại bỏ màn hình hoặc tích hợp API.

+ Có khả năng ra quyết định.

+ Đước tích hợp một giao diện lập trình bot.

2. RPA khác biệt gì so với AI?

Nói về những công nghệ tiên tiến, chắc hẳn bạn sẽ nghĩ ngay đến trí thông minh nhân tạo (AI). Đôi khi AI và RPA bị nhầm lẫn và đánh tráo khái niệm với nhau, nhưng thực chất chúng là 2 phạm trù rất khác biệt.

AI là công nghệ mô phỏng lại bộ não của con người, thông qua Machine Learning, AI cho phép hệ thống máy tính có thể học hỏi, tiếp thu để xử lý dữ liệu nhanh chóng, cũng như đưa ra các dự đoán và phản ứng nhanh nhạy.

Nói một cách đơn giản, khi sử dụng RPA, bạn sẽ “dạy” cho máy làm theo mình, còn với AI, bạn sẽ phải nạp một khối lượng dữ liệu nền tảng “khủng” để chúng tự học.

RPA khác biệt gì so với AI?

3. Ưu điểm khi sử dụng RPA

– Tiết kiệm thời gian và cải thiện thông lượng tốt hơn.

– Linh hoạt và có khả năng mở rộng dữ liệu cần thiết.

– Độ chính xác rất cao.

– Nhân viên của bạn sẽ không phải tập trung vào nhiều quá trình dư thừa, chỉ cần lo những công việc có khả năng phát triển công việc cao hơn.

Ưu điểm khi sử dụng RPA

– Phần mềm tự động hóa có thể kiểm soát được cả quả trình thực hiện.

– Bạn có nhiều thời gian hơn, có thể tập trung đem đến sự đổi mới và làm hài lòng khách hàng của mình.

– Thu thập dữ liệu và phân tích chuẩn xác.

– Dễ sử dụng và có khả năng phủ sóng rộng trong nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ.

4. Một số lưu ý khi áp dụng RPA

Lựa chọn RPA phù hợp với doanh nghiệp

Không phải sản phẩm RPA nào trên thị trường cũng phù hợp với doanh nghiệp của bạn. Trước khi muốn đầu tư công nghệ RPA, bạn nên tìm hiểu về các tính năng và giá cả để tìm ra loại RPA phù hợp nhất.

Giải pháp lựa chọn các hàng hóa RPA dựa trên so sánh tính năng và giá thành

Sử dụng RPA đúng cách

Như đã đề cập ở trên, RPA chỉ có khả năng thực hiện những thao tác đơn giản và thường xuyên lặp lại. Vậy nên, bạn hãy cân nhắc đưa RPA vào công đoạn nào cho đúng, tránh trường hợp lạm dụng công nghệ quá nhiều dẫn đến làm giảm hiệu quả kinh doanh.

Tóm lại, RPA cũng như một số công nghệ tự động hóa khác, chúng không loại bỏ con người ra khỏi quy trình sản xuất. Mặc khác, chúng sẽ thay thế những tác vụ đơn giản để doanh nghiêp tập trung nguồn nhân lực cho những khâu thật sự cần con người hơn.

Vậy nên việc đầu tư RPA sẽ làm gia tăng đáng kể hiệu quả kinh doanh cho các công ty, tổ chức.

Một số mẫu laptop đang được kinh doanh tại Thế Giới Di Động

Với bài viết này, mong bạn đã có được khái niệm cơ bản về RPA cũng như những lợi ích khi áp dụng RPA. Cùng chờ đón những chủ đề thú vị khác nữa nhé!