- Bank tiền là gì?
- Bank tiền qua điện thoại là gì?
- Mobile Banking là gì?
Đây chắc hẳn là thắc mắc của không ít bạn đọc hôm nay hãy cùng infofinance.vn theo dõi bài viết dưới đây giải đáp những thắc mắc trên và thông qua đó là cung cấp những thông tin hữu ích về bank tiền qua điện thoại, mobile banking nhé.
Bank là gì
Bank là thuật ngữ tiếng Anh, đây là danh từ có nghĩa là Ngân hàng.
Bank là một tổ chức tài chính trung gian tài chính chấp nhận tiền gửi và định kênh những khoản tiền gửi đó vào hoạt động cho vay trực tiếp hoặc gián tiếp vào thị trường vốn.
Nhưng hiện nay có rất nhiều thuật ngữ khác được đi kèm với Bank như:
- Bank tiền
- Mobile Banking
- Internet Banking
- ….
Hiểu theo góc độ là một người bình thường thì ngân hàng là một nơi để bạn gửi tiền, giữ tiền cho bạn, giúp bạn thanh toán, chuyển tiền, nhận tiền hoặc là nơi bạn khó khăn thì có thể đến để vay tiền, là nơi mua hoặc chuyển đổi ngoại tệ nhanh chóng…
Qua sơ lược ở trên thì bạn đã hiểu bank nghĩa là gì rồi, và cụm từ bank tiền cũng là một thuật ngữ đi kem theo. Và để hiểu hơn về các loại hình bank thì bạn theo dõi tiếp sau đây:
Cách loại hình Bank ở Việt Nam
Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều hình thức ngân hàng hoạt động:
- Ngân hàng TMCP: Chiếm thế thượng phong với số lượng rất nhiều, là ngân hàng hoạt động kinh doanh, thương mại theo mô hình cổ phần và tuân theo các luật riêng của Chính phủ và các quy chế, quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi hoạt động.
Ví dụ: Ngân hàng TMCP Kỹ Thương, Ngân hàng TMCP Công Thương, Ngân hàng TMCP Phát triển và Đầu Tư ….
- Ngân hàng Nhà nước: Ngân hàng với vốn 100% từ Chính Phủ, Nhà nước Việt Nam
- Ngân hàng liên doanh: Ngân hàng mở ra dựa trên sự hợp tác giữa ngân hàng Việt Nam là ngân hàng nước ngoài
Ví dụ: Ngân hàng liên doanh Indovina, ngân hàng liên doanh giữa Vietinbank với ngân hàng Cathay Đài Loan
- Ngân hàng chính sách xã hội: Ngân hàng với mục đích hỗ trợ cho hoạt động xóa đói giảm nghèo, các hoạt động phát triển vùng nông thôn, vùng núi…
- Ngân hàng nước ngoài: Là ngân hàng của nước ngoài nhưng có văn phòng đại diện tại Việt Nam
Ví dụ: Ngân hàng Shinhan, ngân hàng UOB…
Hiện tại ngân hàng Thương mại cổ phẩn – TMCP là loại hình ngân hàng nhiều nhất ở Việt Nam, hàng ngày mọi người tiếp xúc nhiều nhất với các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng này như thẻ, ATM, thanh toán, gửi tiển, chuyển tiền, vay vốn…
Bên cạnh đó còn một số loại hình ngân hàng có thể nghe đến như:
- Intermediary Bank: Ngân hàng trung gian
- Bank for International Settlements – BIS: Ngân hàng thanh toán quốc tế
- Issuing Bank: Ngân hàng phát hành
- Advising Bank: Ngân hàng thông báo
Bank tiền qua điện thoại là gì?
Bank tiền qua điện thoại là cách gọi nhanh của ngân hàng di động hay còn gọi là Mobile Banking, về bản chất thì đây là một dịch vụ tiện ích chung được cung cấp bởi hầu hết các ngân hàng hiện nay giúp khách hàng thực hiện các giao dịch tài chính như chuyển khoản, mua hàng hóa dịch vụ,… trên chính thiết bị của mình. Mobile Banking ngày càng phổ biến giúp khách hàng dễ dàng thực hiện các giao dịch trên chính thiết bị di động của mình, đó có thể là máy tính bảng, các thiết bị có thể kết nối internet.
Mỗi ứng dụng Mobile Banking khác nhau do các ngân hàng khác nhau phát hành và trực tiếp quản lý, các chức năng dịch vụ và giao diện sẽ khác nhau, tương ứng với mỗi ngân hàng khác nhau có thể sẽ có những tên gọi khác nhau như ngân hàng Vietcombank thì ứng dụng Mobile Banking có tên là VCB-Mobile [email protected], ngân hàng Agribank sẽ có tên là Agribank E-Mobile Banking tuy nhiên chúng đều có những chức năng chung là dùng để chuyển tiền, kiểm tra thông tin tài khoản và thanh toán một số hóa đơn dịch vụ khác,… tùy vào nhu cầu của khách hàng.
Ai có thể sử dụng Mobile Banking?
Như chúng ta đã biết hiện nay các ngân hàng đang ngày càng đa dạng hóa và phát triển các sản phẩm của mình, trong đó ứng dụng Mobile Banking là một phần không thể thiếu trong hoạt động giao dịch của khách hàng giúp mọi thứ trở nên nhanh chóng, dễ dàng hơn.
Khách hàng để sử dụng Mobile Banking cần phải đăng ký mở tài khoản tại ngân hàng phát hành, khi mở tài khoản khách hàng sẽ sở hữu thẻ ATM, tùy vào nhu cầu sử dụng các bạn có thể đăng ký thẻ tín dụng hay thẻ trả trước.
Các loại thẻ đều có thể sử dụng dịch vụ Internet Banking được, để sử dụng dịch vụ bạn cần đăng ký tại các văn phòng, chi nhánh ngân hàng phát hành, bạn có thể sử dụng CMND để đăng ký theo hướng dẫn của nhân viên giao dịch.
Sau khi hoàn tất đăng ký sử dụng dịch vụ khách hàng đã có thể tải ứng dụng Mobile Banking trên kho ứng dụng và đăng nhập bằng mật khẩu và tài khoản được cung cấp, bạn lưu ý đổi mật khẩu trong lần đăng nhập đầu tiên nhé.
Có nên dùng Mobile Banking hay không?
Với dịch vụ Mobile Banking, đây có thể được xem như một công cụ giúp khách hàng quản lý biến động số dư hiệu quả, bạn có thể kiểm tra thông tin tài khoản mọi lúc mọi nơi.
Mobile banking có thể giúp bạn thanh toán hóa đơn tiêu dùng bằng mã QR cực kỳ an toàn, chuyển tiền và giao dịch dễ dàng nhanh chóng mọi lúc mọi nơi.
Tiết kiệm được thời gian thay vì phải chờ đợi ở chi nhánh ngân hàng hay phải ra cây ATM để chuyển khoản.
Giao dịch an toàn với mã OTP, không thủ tục phức tạp khác.
Sử dụng Mobile Banking có mất phí không?
Chi phí đăng ký dịch vụ Mobile Banking tại các ngân hàng đều miễn phí, tuy nhiên khách hàng thông thường sẽ tốn chi phí duy trì, phí duy trì được tính theo tháng, mỗi ngân hàng sẽ có một mức phí khác nhau thậm chí là miễn phí. Ví dụ như mức phí duy trì dịch ở Vietcombank là 11.000 VNĐ/ tháng nhưng ở ngân hàng Vietinbank là 8.800 VNĐ/ tháng, ở một số ngân hàng như BIDV hay Techcombank thì được miễn phí chi phí duy trì.
Bên cạnh phí duy trì thì sẽ còn các loại phí khác khi khác hàng thực hiện các giao dịch, đa số các giao dịch chuyển tiền ngoài hệ thống thì sẽ bị tính phí, còn đối với việc chuyển tiền trong hệ thống thì tùy theo quy định của ngân hàng sẽ được miễn phí hoặc tính theo phần trăm tổng số tiền giao dịch.
Phí Mobile Banking được thu ở đâu?
Các chi phí khi khách hàng sử dụng dịch vụ Mobile Banking được thu theo nhiều thức khác nhau, đối với phí duy trì sẽ được thu theo hình thức định kỳ theo tháng và trừ thẳng vào số dư của khách hàng trong tài khoản. Đối với chi phí thực hiện giao dịch thì sẽ được cộng dồn vào tổng số tiền giao dịch.
Chính vì vậy nên khách hàng cần chú ý đảm bảo tài khoản ngân hàng luôn trong tình trạng đủ để duy trì dịch vụ để việc sử dụng Mobile Banking không bị dán đoạn, trong trường hợp số dư trong tài khoản không đủ thì dịch vụ sẽ được tạm ngưng.