Với các tester dày dặn kinh nghiệm, kịch bản kiểm thử này là quá đỗi quen thuộc. Ngược lại, đối với những tester mới chập chững bước vào nghề, thuật ngữ Test Scenario là gì còn là một ẩn số khá mơ hồ. Là một người kiểm thử, tester phải học và tiếp xúc với nhiều thuật ngữ khác nhau trong đó Test Scenario là gì đã làm không ít người kiểm thử phải đắn đo khi đưa ra định nghĩa dễ hiểu nhất về nó. Vậy định nghĩa về Test Scenario như thế nào cho dễ hiểu và đầy đủ nhất? Cùng Mua Bán tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây.
Định nghĩa Test Scenario là gì?
Cùng làm rõ cho câu hỏi Test Scenario là gì? Test Scenario còn được gọi là kịch bản kiểm thử trong kiểm thử phần mềm là một phương pháp mà trong đó những kịch bản thực tế sẽ được sử dụng để kiểm thử ứng dụng phần mềm thay vì các tình huống kiểm thử (test case).
Mục đích trọng tâm của kiểm thử kịch bản là kiểm tra và mô tả các ứng dụng từ đầu đến cuối nhằm đánh giá ứng dụng và giải quyết những vấn đề cụ thể phức tạp của phần mềm. Các kịch bản giúp kiểm tra và đánh giá một cách dễ dàng hơn các vấn đề phức tạp. Một ứng dụng hay đối tượng có thể kiểm tra nhiều trường hợp (Test Case) trong Test Scenario.
Ví dụ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Test Scenario là gì?
Khi bạn đăng nhập vào một trang thương mại điện tử, ví dụ như Lazada, bạn cần phải nhập đúng user cùng với password thì mới truy cập vào được. Lúc này nhiệm vụ của kiểm thử viên là kiểm tra chức năng đăng nhập, trường hợp nếu khớp cả mật khẩu và user name thì người dùng mới vào được. Tại thời điểm này, các Tester sẽ phải sử dụng kịch bản kiểm thử để kiểm tra các trường hợp, như:
- Kiểm tra cả mật khẩu và tên tài khoản đều sai thì hiển nhiên người dùng không được phép đăng nhập vào.
- Kiểm tra phát hiện tên tài khoản sai mà mật khẩu đúng thì người dùng cũng không được phép đăng nhập.
- Kiểm tra nhận thấy tên tài khoản đúng nhưng sai mật khẩu thì người dùng cũng không đăng nhập được vào.
- Kiểm tra nhận thấy cả tên đăng nhập và mật khẩu hoàn toàn khớp thì người dùng mới được phép đăng nhập.
Như vậy, một số thông tin nêu trên đã phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về Test Scenario là gì. Hãy cùng tìm hiểu những nội dung thú vị tiếp theo đây vì nó sẽ bật mí tất tần tật về Test Scenario.
Cách để phân biệt giữa Test Scenario và Test case
Trước một rừng thuật ngữ chung thuộc ngành phần mềm, nhiều người tỏ ra bối rối khi phải đưa ra câu trả lời cho “Sự khác nhau giữa Test Scenario và Test Case là gì?”.
Test Scenario Test Case Bao gồm một quy trình tiêu chuẩn thực hiện test chi tiết. Một Test Scenario bao gồm nhiều Test Case liên đới. Trước khi thực hiện Test Scenario, cần nghĩ Test Case cho từng Scenario. Bao gồm tên Test Case, điều kiện tiền đề, những bước thực hiện hay điều kiện nhập dữ liệu và kết quả. Được phân cấp cao hơn trong nhóm điều kiện test dựa trên tính công năng của những module và bắt nguồn từ việc sử dụng trong trường hợp nhất định. Thuộc dạng hành động cấp thấp và có khả năng bắt nguồn từ Test Scenario. Mô tả ngắn gọn và súc tích nhằm cho biết cái cần được test. Đưa ra những thông tin chi tiết về điều kiện tiền đề (nếu có), cách test và kết quả mong đợi. Trở nên quan trọng khi không đủ thời gian với Test Case; các thành viên nhóm đều tán thành mô tả ngắn gọn nhưng lại chi tiết về kịch bản test. Trở nên quan trọng hơn khi việc phát triển được thực hiện tại chỗ (onsite) và việc quản lý chất lượng được tiến hành từ xa (off shore). Nó giúp các bên hiểu và làm việc đồng bộ. Trong bối cảnh kiểm thử phần mềm kiểu mới, Test scenario là một ý tưởng đột phá và tiết kiệm thời gian. Việc sửa chữa và thêm không quá đỗi khó khăn và không phụ thuộc vào đối tượng đặc biệt nào. Viết Test Case chỉ tốn công một lần và có khả năng được dùng trong tương lai khi thực hiện test hồi quy. Khi báo lỗi, nó giúp tester liên kết giữa số liệu Test Case (ID) và lỗi được phát hiện. Một trong những ưu điểm nổi bật nhất về Test Scenario là sẽ giảm được sự phức tạp cũng như là tính lặp lại của sản phẩm. Đối với một tester mới, tài liệu chi tiết về Test Case là một tập hợp bằng chứng quan trọng. Trong trường hợp developer bỏ lỡ điều gì đó thì tester cũng có thể nắm bắt được khi thực hiện test bằng Test Case. Trường hợp Test scenario không có đủ sự chi tiết, nó cần ít thời gian để bàn luận và trao đổi về Test Scenario chính xác đang nói về điều gì. Cần nhiều thời gian cũng như là nguồn lực để tiến hành Test Case chi tiết khi bàn luận về việc test như thế nào và test điều gì.
Những lý do khiến kịch bản kiểm thử Scenario ra đời là gì?
Để được sử dụng rộng rãi đến vậy chắc hẳn Test Scenario phải mang lại rất nhiều lợi ích, cùng điểm mặt gọi tên một vài lý do cần có Test Scenario.
- Để hoàn thành việc kiểm tra phủ sóng ( Test coverage), nhất định phải tạo kịch bản kiểm thử.
- Những bên có liên quan khác nhau như lập trình viên, nhà phân tích, khách hàng đều được thông qua kịch bản kiểm thử (Test Scenario). Điều này bảo đảm tính chính xác, kiểm tra kỹ lưỡng, thống nhất và đảm bảo phần mềm hay ứng dụng đều đang hoạt động tốt.
- Vì kịch bản kiểm thử có khả năng kiểm thử nhanh chóng nên nó đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức nhân sự cũng như là tạo các đề xuất khác nhau cho khách hàng. Từ đó tiết kiệm quỹ thời gian hiệu quả, thuận lợi cho nhiều dự án buộc phải hoàn thành trong thời gian ngắn hạn.
- Một lý do rất quan trọng để tạo ra kịch bản kiểm thử là xác định các chức năng từ đầu đến cuối đồng thời đảm bảo những ứng dụng đang hoạt động trong thực tế.
>>> Tham khảo thêm: 5 cơ hội việc làm công nghệ thông tin hấp dẫn nhất hiện nay!
Tổng hợp đầy đủ các bước để tạo ra một kịch bản kiểm thử hoàn thiện nhất
Theo dõi những bước dưới đây để tạo ra một kịch bản kiểm thử hoàn chỉnh:
- Bước 1: Đọc các tài liệu có liên quan đến hệ thống mình cần kiểm thử như tài liệu yêu cầu FRS (Functional Requirement Statement), BRS (Business Requirement Specification), SRS (Software Requirement Specifications). Bên cạch đó, cần tham khảo thêm các tài liệu hướng dẫn, trường học sử dụng… về ứng dụng bạn cần kiểm thử.
- Bước 2: Cần xác minh mục tiêu cụ thể của người dùng thông qua đó xác định hành động cụ thể có liên quan và có thể xảy ra. Xác định, lựa chọn và đính kèm những hành động đó và các yêu cầu kỹ thuật với kịch bản kiểm thử. Nhận định các trường hợp lạm dụng hệ thống có khả năng xảy ra và đánh giá người dùng bằng tư duy hacker nhằm tìm ra những lỗ hổng của dự án.
- Bước 3: Sau khi đọc tài liệu yêu cầu cũng như tiến hành phân tích, đánh giá, tester sẽ liệt kê những tình huống kiểm thử khác nhau để xác định từng tính năng của phần mềm.
- Bước 4: Thực hiện xong bước tạo danh sách kịch bản kiểm thử, tester phải chạy thử để kiểm tra và xác minh những yêu cầu đều tương thích với Test Scenario. Để thực hiện việc xác nhận này, cần thiết sử dụng ma trận truy xuất nguồn gốc (Traceability Matrix).
- Bước 5: Cuối cùng, chắc chắn là việc xem xét và đánh giá kịch bản kiểm thử. Lúc này, Test Scenario được giao cho người giám sát và cấp trên để cân nhắc đánh giá. Nếu được thông qua, kịch bản kiểm thử sẽ được đưa đến các bên liên quan để rà soát, xem xét kỹ lưỡng hơn.
Khám phá những lưu ý và mẹo hữu ích để tạo ra kịch bản kiểm thử (Test Scenario) tốt nhất
Tham khảo một số lưu ý quan trọng để có một kịch bản kiểm thử tốt nhất:
- Mô tả kịch bản phải đơn giản, dễ hiểu và có tính chính xác.
- Phải cẩn thận trong cách đánh giá các yêu cầu đã đề ra.
- Trước khi bắt đầu quá trình kiểm tra, các công cụ và tài nguyên cần thiết để kiểm tra cần phải được tích lũy.
- Tính ứng dụng thực thi của của kịch bản phải cao.
- Đảm bảo sự ràng mạch rõ ràng, đặc biệt cần tránh sự mơ hồ vô định.
Một vài mẹo hữu ích dưới đây sẽ hỗ trợ bạn trong việc tạo một Test Scenario gần như là hoàn hảo:
- Tạo ra kịch bản kiểm thử được gắn kết chặt chẽ và tuân theo đúng với các thông số kỹ thuật của dự án là hai việc là một tester cần đảm bảo cân bằng.
- Khôn khéo chia nhỏ các yêu cầu phức tạp sẽ giúp bạn đảm bảo các yêu cầu được đi kèm với kịch bản kiểm thử cũng như là quá trình kiểm tra sẽ diễn ra dễ dàng hơn.
- Ngoài ra, cần tránh tạo những yêu cầu kịch bản kiểm thử có liên quan đến nhiều các yêu cầu chức năng khiến kịch bản trở nên rối rắm và phức tạp.
- Càng kiểm thử nhiều tình huống dẫn đến chi phí kiểm thử càng cao, vì thế cần cân nhắc lựa chọn kiểm thử tình huống quan trọng đối với khách hàng và cũng được khách hàng lựa chọn.
Khi nào không cần tạo kịch bản kiểm thử Test Scenario ?
Có thể nói, việc tạo ra kịch bản kiểm thử Test Scenario không phải tuyệt đối lúc nào cũng cần thiết. Do đó, dưới đây liệt kê ra một số trường hợp không cần tạo Test Scenario.
- Không cần tạo Test Scenario cho một ứng dụng đang được thử nghiệm, quá phức tạp hoặc không ổn định trong cách hoạt động.
- Những dự án tuân thủ theo các phương pháp Agile như Kanban, Scrum có thể không cần tạo Test Scenario. Bởi vì kịch bản kiểm thử trong các phương pháp này đều yêu cầu phải kiểm thử một cách thường xuyên trong từng giai đoạn nhất định.
- Trong trường hợp dự án để sửa lỗi mới hay kiểm tra hồi quy, bạn có thể không cần tạo Test Scenario. Lý do là các Test Scenario phải được lưu lại trong các chu kỳ thử nghiệm trước đó, và điều này đặc biệt đúng đối với những dự án đang cần được bảo trì.
Như vậy, bài viết này đã trình bày đầy đủ và chi tiết về Test Scenario là gì cùng nhiều vấn đề có liên quan. Có thể thấy Test Scenario giúp tiết kiệm nhiều chi phí và quỹ thời gian. Thông qua việc theo dõi và khám phá những bước cũng như là các lưu ý và mẹo mà Mua bán đã tổng hợp, hy vọng các bạn sẽ nắm được cách tạo một kịch bản kiểm nghiệm Test Scenario chuẩn chỉnh nhất.
>>> Xem thêm:
- Truy tìm top 10 việc làm thêm tại nhà “hốt bạc mỏi tay” không cần vốn
- Việc làm thời vụ và 3 vấn đề có thể bạn chưa biết!
- Kinh nghiệm tìm việc làm tại TP HCM nhanh chóng và dễ dàng
- 5 điều cần lưu ý khi tìm việc làm thêm tại nhà