Trong quá trình giao dịch thương mại quốc tế, giấy chứng nhận xuất xứ Certificate Of Origin (C/O) là chứng từ không thể thiếu, được dùng để chứng minh nguồn gốc của hàng hóa xuất nhập khẩu, giúp người xuất khẩu hưởng nhiều ưu đãi hơn về thuế quan. Có rất nhiều loại C/O như C/O form A, C/O form D, C/O form E…
Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu sâu hơn về C/O form A các bạn nhé
1.C/O Form A là gì?
– Chứng nhận xuất xứ mẫu A (C/O form A) còn gọi tắt là CO form A hay GSP (Generalized System of Preferences) form A, là một trong các chừng từ được sử dụng trong thanh toán quốc tế, được một số quốc gia phát triển chấp nhận để tính ưu đãi thuế cho hàng hóa nhập khẩu từ các nước đang phát triển. Đối với Việt Nam, C/O form A áp dụng cho hàng xuất khẩu Việt Nam sang các nước cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế phổ cập GPS, phần lớn các nước châu Âu như Ý, Na Uy, Anh…
– Điều kiện cần thiết để được cấp C/O Form A
+ Hàng hóa có xuất xứ hoàn toàn từ Việt Nam: đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ GSP.
+ Quy định xuất xứ GSP cho các hàng hóa khác được quy định cụ thể TẠI ĐÂY
2. Thời gian và nơi cấp C/O form A
– Tại Việt Nam, C/O form A được cấp bởi Phòng Công Nghiệp và Thương Mại Việt Nam (VCCI) và Bộ Công Thương.
– Thời gian cấp C/O form A:
+ Nếu doanh nghiệp nộp hồ sơ hoàn chỉnh và hợp lệ thì C/O sẽ được cấp ngay trong ngày. Thời hạn này có thể được kéo dài không quá 3 ngày trong trường hợp cần thiết
+ Trong trường hợp phải xác minh tại cơ sở sản xuất, cán bộ C/O sẽ thông báo trước cho người xuất khẩu và kéo dài không quá 7 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ.
– Lệ phí cấp C/O: miễn phí
3. Danh sách quốc gia chấp nhận C/O form A
4. Quy trình cấp C/O form A
Mô tả quy trình cấp C/O form A tại VCCI:
– Bước 1 : Doanh nghiệp khai báo hồ sơ trên hệ thống Comis và scan các file tài liệu đính kèm
– Bước 2: Hệ thống VCCI tự động cấp số C/O sau khi doanh nghiệp hoàn thành khai báo. Sau đó hệ thống doanh nghiệp sẽ tiếp nhận số C/O. Khi chưa có xác nhận của cán bộ C/O thì doanh nghiệp vẫn có thể sửa hồ sơ.
– Bước 3: Sau khi hoàn thiện, doanh nghiệp sẽ tiến hành gửi hồ sơ tới VCCI
– Bước 4: VCCI tiếp nhận hồ sơ từ doanh nghiệp
– Bước 5: Cán bộ C/O xét duyệt hồ sơ, nếu
+ Hồ sơ không đầy đủ: chuyển sang bước 6
+ Hồ sơ đầy đủ
– Bước 6: Cán bộ C/O từ chối hồ sơ và nhập lý do từ chối. Doanh nghiệp, sau khi nhận thông báo từ chối, tiến hành chỉnh sửa và bổ sung hồ sơ theo yêu cầu. Quy trình quay lại bước 3.
– Bước 7: Sau khi xem xét hồ sơ đầy đủ, cán bộ VCCI duyệt cấp C/O cho doanh nghiệp và gửi thông báo cho doanh nghiệp
– Bước 8: Form C/O sau khi được VCCI ký và đóng dấu sẽ được trả cho doanh nghiệp.
5. Các giấy tờ cần thiết để được cấp C/O form A
– Bản sao vận đơn đường biển (Bill of Lading)
– Bản gốc hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
– Bản gốc phiếu đóng gói (Packing List)
– Bản sao tờ khai hải quan
– Bản sao bản giải trình quy trình sản xuất
– Bản sao bảng định mức tiêu hao nguyên vật liệu (ghi rõ % nguyên liệu)
– Bản sao hóa đơn mua bán nguyên vật liệu(Doanh nghiệp mua nguyên vật liệu trong nước) hoặc tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên vật liệu (doanh nghiệp trực tiếp nhập khẩu)
– Bản sao hóa đơn mua bán sản phẩm xuất khẩu, kèm theo bản gốc để đối chiếu (doanh nghiệp xuất khẩu không trực tiếp sản xuất mà mua sản phẩm về để xuất khẩu đi)
– Đơn đăng ký cấp C/O form A: khai báo online và in ra trên trang web hoặc doanh nghiệp in ra từ hệ thống COMIS
Trên đây là một số thông tin về giấy chứng nhận xuất xứ C/O form A mà HANEXIM muốn chia sẻ tới các bạn. Hi vọng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về C/O form A, về quy trình cũng như các thủ tục cần thiết để được cấp giấy chứng nhận xuất xứ này.