Chuyển nhượng là gì? Phân biệt hợp đồng mua bán và chuyển nhượng

Chuyển nhượng là gì

Chuyển nhượng là nhượng lại quyền sở hữu, sử dụng bất động sản hoặc các loại tài sản hợp pháp cho cá nhân, đơn vị khác theo thỏa thuận, hợp đồng.

Trong phạm vi bài viết này, bất động sản Homedy sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chuyển nhượng là gì và chuyển nhượng, mua bán trong lĩnh vực nhà đất giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về giao dịch trên thị trường bất động sản.

1. Chuyển nhượng là gì?

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là hành vi pháp lý của các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình chuyển giao quyền và nghĩa vụ liên quan cho chủ thể khác. Chủ thể được nhận chuyển nhượng phải trả tiền cho bên chuyển nhượng.

Đối tượng của việc chuyển nhượng bao gồm quyền sử dụng (QSD) đất, quyền sở hữu nhà ở (QSH) nhà ở, công trình xây dựng, vật, các quyền gắn liền với QSD đất đó. Bao gồm:

Điều 4, luật đất đai 2018, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện quản lý. Theo điều luật bất động sản, nhà nước trao quyền cho người dân thông qua việc giao đất và cho thuê đất bằng các văn bản pháp luật hay dưới hình thức là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Trong đó, nhà ở là các công trình xây dựng nhằm mục đích để ở, phục vụ nhu cầu sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình. Bao gồm nhà ở riêng lẻ, căn hộ chung cư, nhà liền kề. Tài sản gắn liền với đất như cây lâu năm, giếng nước, tường, hàng rào hay quyền với bất động sản liền kề…

2. Phân biệt hợp đồng mua bán và chuyển nhượng

Cả hợp đồng mua bán và hợp đồng chuyển nhượng đều là những hợp đồng dân sự, được tạo thành do sự thỏa thuận giữa các bên về xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

2.1.Hợp đồng mua bán

Hợp đồng mua bán là sự thoả thuận mua bán hàng hóa giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán.

Đối tượng của hợp đồng mua bán là tài sản được phép giao dịch. Trong trường hợp đối tượng của hợp đồng mua bán là quyền tài sản thì phải có giấy tờ hoặc các bằng chứng khác chứng minh quyền đó thuộc sở hữu của bên bán. Ngoài ra các bên tham gia hợp đồng thỏa thuận các điều khoản về: Chất lượng của vật mua bán, giá và phương thức thanh toán, thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán, địa điểm giao tài sản, phương thức giao tài sản, trách nhiệm giao vật không đúng chủng loại, trách nhiệm do giao vật không đúng số lượng, Thời điểm chịu rủi ro……

Các tài sản được phép giao dịch căn cứ theo điều 163 bộ luật dân sự năm 2005 quy định gồm trái phiếu, cổ phiếu, kỳ phiếu, quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, nhà ở…

Trong quy định của bộ luật dân sự, luật nhà ở có quy về giao dịch nhà ở: Hợp đồng mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Áp dụng Đối với hợp đồng mua bán nhà ở do được đầu tư xây dựng mới (bao gồm mua bán nhà ở có sẵn và mua bán nhà ở hình thành trong tương lai) – Trực tiếp liên quan đến “quyền sở hữu tài sản sản”. Hay nói đơn giản là chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho người khác.

2.2. Hợp đồng chuyển nhượng

Tại Việt Nam xuất phát từ chế độ chính trị Đất đai thuộc hình thức sở hữu nhà nước, do Chính phủ thống nhất quản lý. Quyền sử dụng đất của cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, chủ thể khác được xác lập do Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất. Quyền sử dụng đất của cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, chủ thể khác cũng được xác lập do được người khác chuyển quyền sử dụng đất phù hợp với quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất chuyển giao đất và quyền sử dụng đất cho bên nhận chuyển nhượng, còn bên nhận chuyển nhượng trả tiền cho bên chuyển nhượng theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.

Nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất: Tên, địa chỉ của các bên; Quyền, nghĩa vụ của các bên; Loại đất, hạng đất, diện tích, vị trí, số hiệu, ranh giới và tình trạng đất; Thời hạn sử dụng đất của bên chuyển nhượng; thời hạn sử dụng đất còn lại của bên nhận chuyển nhượng; Giá chuyển nhượng; Phương thức, thời hạn thanh toán; Quyền của người thứ ba đối với đất chuyển nhượng; Các thông tin khác liên quan đến quyền sử dụng đất; Trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng.

Ở đây đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là đất đai là hàng hóa đặc biệt mà cá nhân, pháp nhân hộ gia đình được xác lập quyền sử dụng theo quy định.

2. Quy định của nhà nước liên quan đến quyền chuyển nhượng

2.1. Về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

a. Các loại đất được phép chuyển nhượng

Để xác định đất có được phép chuyển nhượng hay không, trước tiên phải xem xét nguồn gốc hình thành của nó để phân loại, sau đó cần xác định chủ thể đang sử dụng là ai để xác định sự đặc thù trong việc chuyển nhượng.

Nhà nước với tư cách là đại diện cho toàn dân với toàn bộ sở hữu đất đai thực hiện việc chuyển giao, phân bổ quyền sử dụng đất cho các chủ thể để sử dụng, khai thác đất. Hình thức chuyển giao này chủ yếu được thực hiện qua việc Nhà nước có văn bản giao đất có thu tiền và không thu tiền sử dụng đất, văn bản cho thuê đất có thời hạn trả tiền một lần hoặc trả tiền từng năm tùy theo đối tượng hay mục đích sử dụng…hoặc Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất cho chủ thể đang sử dụng ổn định đất đó (Điều 17 Luật Đất Đai).

Nói chung đất được giao không thu tiền sử dụng đất và đất được Nhà nước cho thuê trả tiền hàng năm đều không được phép chuyển nhượng, cụ thể đối với các chủ thể quyền chuyển nhượng đất như sau:

Thứ nhất, đối với tổ chức sử dụng đất: Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất theo Điều 173 Luật Đất Đai không có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; không được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất.

Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê Điều 174 Luật Đất Đai được chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất.

Tuy nhiên đối với tổ chức sự nghiệp công lập mà có tự chủ tài chính được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê mà tiền thuê đất đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì có quyền chuyển nhượng; việc thực hiện các quyền này phải được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Mọi trường hợp khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất mà được miễn, giảm tiền sử dụng đất, thuê đất đều được chuyển nhượng trừ trường hợp Tổ chức đó được Nhà nước giao hay cho thuê đất để kinh doanh có lợi nhuận và không vì mục đích xây dựng nhà ở mà được miễn tiền thuê hay sử dụng đất toàn bộ.

Thứ hai, đối với hộ gia đình hay cá nhân sử dụng đất: Điều 179 Luật Đất Đai Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức; đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất; đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế được chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

>>> Xem thêm:

  • Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là gì? Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất
  • Ký gửi nhà đất là gì? 6 điều cần lưu ý khi tham gia ký gửi nhà đất

b. Điều kiện với QSD đất là đối tượng của Hợp đồng chuyển nhượng

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là một trong những hình thức chuyển quyền sử dụng đất, nếu như người sử dụng đất nói chung có các quyền quy định tại Điều 166 thì quyền của người sử dụng đất muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có điều kiện bắt buộc trước hết phải có giấy chứng nhận đứng tên chính chủ Bên chuyển nhượng theo khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013.

Hơn nữa, Nhà nước đang thực hiện chủ trương đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận các loại đất cho người sử dụng, trước khi cấp Giấy chứng nhận người sử dụng phải nộp các loại thuế trước bạ, tiền sử dụng đất căn cứ vào loại đất, thời gian sử dụng, giá trị đất – số tiền phải nộp có giá trị khá lớn với đa số người dân, vì vậy các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thường cho người sử dụng đất được nợ các loại thuế, phí hay tiền sử dụng đất và có ghi trên Giấy chứng nhận.

Khi người dân có nhu cầu chuyển nhượng đất có ghi nợ đó họ bắt buộc phải hoàn thành trả nợ cho Nhà nước, thường việc trả nợ này phải được thực hiện trước khi các bên lập văn bản chuyển nhượng tại cơ quan có thẩm quyền theo Khoản 1, Điều 168.

Khi thực hiện việc trả nợ, hoàn thành nghĩa vụ tài chính người sử dụng đất đóng tiền tại Cơ quan thuế hay kho bạc nhà nước, sau đó thực hiện việc xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính tại Văn phòng Đăng ký Nhà, đất nơi có đất vào trên Giấy chứng nhận đã cấp. Khi đó các bên nhận chuyển nhượng và các cơ quan công chứng, chứng thực, Tài nguyên môi trường, thuế mới có thể nhận biết để thực hiện thủ tục cần thiết để bên nhận chuyển nhượng được hưởng đầy đủ quyền lợi của mình.

Ví dụ:

Ông Nguyễn Văn A có mảnh đất 80m2 đến ngày 02/10/2017 ông được UBND huyện B cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, khi cấp Giấy chứng nhận trên ông phải nộp tiền sử dụng đất và phí trước bạ nhà đất là 60.000.000 đồng, do hoàn cảnh khó khăn ông có làm đơn đề nghị UBND huyện B cho ông được nợ tiền thuế và phí trên.

Căn cứ vào các quy định của pháp luật, UBND huyện B vẫn cấp Giấy chứng nhận cho ông nhưng trên trang 3 có ghi rõ: “Nợ tiền sử dụng đất và phí trước bạ” và cấp Giấy chứng nhận trên cùng ngày cho ông. Ngày 05/5/2019 do nhu cầu chuyển nhượng thửa đất trên ông A muốn chuyển nhượng cho ông C.

Đối với trường hợp này, khi ra Văn phòng công chứng cần hướng dẫn cho ông A nộp số tiền còn nợ trên, sau đó ông cầm biên lai nộp tiền đến cơ quan tài nguyên của UBND huyện B ghi vào dưới trang 3 Giấy chứng nhận là: “Đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính” sau đó ký và đóng dấu của cơ quan tài nguyên. Lúc này mảnh đất trên sẽ đủ điều kiện công chứng chuyển nhượng cho ông C.

Những thông tin trên hy vọng giúp bạn hiểu hơn về khái niệm chuyển nhượng và những thông tin về hợp đồng chuyển nhượng bất động sản!

N.Phương (Tổng hợp)