Trên mạng xã hội, người ta hay đăng status có kèm dòng chữ Nupakachi. Vậy Nupakachi có ý nghĩa là gì? Nupakachi là tiếng của nước nào? Ai biết có thể giải thích dịch nghĩa giúp ạ.
Bạn đang xem: Nupakachi nghĩa là gì
Kendy Đạt
Nupakachi là phiên âm của câu tiếng Nga nu, pogodi (Ну, погоди) có nghĩa là “hãy đợi đấy” – thường dùng để nói rằng sự việc chưa kết thúc ở đây, sẽ còn gặp lại nhau. Câu nói này trở nên nổi tiếng cùng với bộ phim hoạt hình Xô Viết cùng tên. Hãy đợi đấy đã gắn liền với tuổi thơ rất nhiều thế hệ 8x và 9x. Hai nhân vật chính là sói và thỏ luôn đuổi bắt nhau, khi không bắt được thỏ, sói tức tối nói Ну, погоди – hãy đợi đấy và cuộc đuổi bắt lại tiếp tục trong tập sau.
Nam Châm
Trích bài viết rất thú vị của blogger Mr Dâu Tây: Nu-pa-ga-zi!!!
Một điều rất thú vị khi sống ở Việt Nam là những gì mình được học về văn hóa của các nước khác – từ góc nhìn của người Việt. Ví dụ trước khi sang Việt Nam, mình chưa bao giờ xem TV của Nga, chưa bao giờ ăn món ăn Thái, chưa bao giờ đi xe Minsk. Có rất nhiều nét văn hóa đầy lôi cuốn của các nước khác mình biết đến lại do nước Việt Nam giới thiệu, làm cho cuộc sống ở đây lại càng trở nên hấp dẫn hơn.
Xem thêm: 【Top】 Những Bức Ảnh Đẹp Về Tình Yêu Buồn Về Tình Yêu, Hình Ảnh Đẹp Về Tình Yêu
Có lẽ hấp dẫn nhất chính là các nhân vật trong truyện và phim – nhất là năm nhân vật này:
1. Chiaki: Mình chả biết gì về nhân vật này ngoài chuyện nó luôn phải hết sức cố lên! “Cố lên Chiaki!” Nghe có vẻ rất mệt. Chắc nó hơi thiếu may mắn sao mà luôn bị rơi vào tình trạng khó xử nhỉ? Ít ra nó có nhiều bạn động viên, nên cuộc sống vẫn tình cảm.
2. Ôsin: Thêm một nhân vật của phim Nhật, và thêm một nhân vật mà phải luôn cố gắng hết mình. (Người Nhật khổ nhỉ, chăm chỉ làm việc hơn cả người Nghệ An luôn!) Thật ra mình đã học từ “ô-sin” trước khi học từ “người giúp việc”. Có một lần bạn mình hỏi mình “Nhà Joe có người giúp việc không?” Mình hỏi lại “Người giúp việc là gì? Bạn mình giải thích rồi mình nói “Tại sao bạn không dùng từ Ô-sin nhỉ?”. Đó là kiểu phát triển từ vựng “ngược lại” của người nước ngoài học tiếng Việt. Chắc chắn người Việt sẽ học từ “ki bo” trước khi học từ “Suzuki”. Còn mình đã nói “Ối giời ơi, thằng này Suzuki thế!” mấy tháng mới biết “ki bo” là gì!
3. Chú “Nu-pa-ga-zi”: Mình thực sự không biết nhân vật này là như thế nào, kể cả tên của nó mình cũng không biết. (Hình như nó là một nhân vật trong phim hoạt hình của Nga thì phải). Mình chỉ biết khi mình siết chặt nắm tay, vẫy thật nhanh và nói “Nu-pa-ga-zi” với người đã trêu chọc mình thì người ta sẽ cười bò ra mà thôi.
4. Tào Tháo: Về nhân vật này mình cũng chưa rõ. (Hình như ông là một vị hoạn quan ác liệt ngày xưa của Trung Quốc hay sao nhỉ). Nhưng mình thừa biết khi ông đuổi mình thì nghĩa là mình thực sự có vấn đề khẩn cấp! (Đừng có mất công giải thích nhé, mình thừa hiểu!
5. A.Q. Mình được biết đến nhân vật này sau khi bị một cô Hà Nội cho leo cây. (Người Tây nói chung và người Tây tên là Joe nói riêng cũng hay bị mấy cô Hà Nội cho leo cây – chán như con gián!) Biết là bị cho leo cây nên mình tính tiền rồi bỏ đi uống bia với mấy bạn con trai người Việt. Mình kể chuyện vừa leo cây cho họ nghe xong rồi bảo “Thôi, cũng chẳng sao, bao nhiêu là cô xinh, bao nhiêu là ‘cá’ ở dưới ‘biển’, mình có quan tâm gì đâu!?” Thế mà bạn mình lại kêu ầm lên “Ối giời ơi, Joe A.Q. thế nhỉ!”. Có điều khi đó mình chưa biết từ A.Q là gì, mới biết từ “ắc quy” nên cứ tưởng bạn đang lý giải có lẽ cô bạn của mình không đến vì chắc có vấn đề với xe máy!