Bạn đang tìm hiểu về các loại móng để trang bị kiến thức cho dự án sắp xây. Vậy móng bè là gì? Liệu loại móng này có phù hợp với công trình của bạn? Những ưu nhược điểm và các vấn đề cần chú ý về móng bè sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.
Móng bè là gì?
Móng bè thuộc nhóm móng nông, là tấm bê tông cốt thép dày đặt trên một diện tích lớn được gia cố bằng thép, “nổi” trên mặt đất như một chiếc bè và truyền tải trọng từ kết cấu xuống đất. Đây là nền móng dưới cùng, thông thường, nó được trải trên toàn bộ diện tích xây dựng. Phần dẫn tải của móng bè lớn hơn các loại móng khác, giúp dàn đều áp lực nên phù hợp với những nền đất yếu.
Khi nào nên sử dụng móng bè?
Khi thiết kế nhà, một trong những khía cạnh quan trọng nhất là chọn đúng loại móng. Móng bè được ưu tiên sử dụng trong những trường hợp sau:
- Đặc biệt thích hợp với những khu vực có sức kháng nền yếu như đất pha cát, than bùn…
- Tải trọng của kết cấu phải được dàn trải trên một khu vực rộng.
- Các cột hoặc tường ở vị trí quá gần nhau nếu dùng móng đơn sẽ bị chồng diện tích.
- Cần giảm tải cho đất.
- Có khả năng xảy ra độ lún chênh lệch trong trường hợp sử dụng móng đơn.
- Cần xây kết cấu dưới như kho, tầng hầm, hồ bơi hay bể vệ sinh, bồn nước… Trong các trường hợp này, móng bè vừa là móng vừa là đáy, đảm nhận chống thấm và chống áp lực từ nước ngầm.
- Khi không thể sử dụng các loại các loại móng khác thuận lợi.
Móng bè hay được ứng dụng trong các công trình nhỏ, độ cao vừa phải như nhà cấp 4, nhà từ 2 – 5 tầng, bệ đỡ máy móc công nghiệp… vì thi công nhanh và chi phí thấp. Với công trình có độ cao và tải trọng lớn vẫn có thể dùng móng bè, tuy nhiên sẽ cần đào sâu hơn và có thể gia cố thêm bằng cọc gỗ để tăng khả năng chịu tải. Khi đó cần cân nhắc về chi phí so với các lựa chọn khác.
Phân loại móng bè
Dựa trên cấu tạo, móng bè được chia làm 4 loại:
– Dạng bản phẳng được dùng khi bước cột (khoảng cách giữa các cột theo chiều dọc) không quá 9m, tải trọng của từng cột không quá 1000 tấn.
– Dạng sàn nấm áp dụng cho những dự án cần độ uốn lớn.
– Dạng có sườn dùng khi bước cột lớn hơn 9m và phải chịu tải trọng lớn. Sườn có thể ở dưới hoặc ở trên bản và phân bố theo trục của những dãy cột để tăng độ cứng cho móng.
– Dạng hộp được sử dụng nhiều nhất, phù hợp với nhà dân từ 2 tầng đổ lên, có khả năng phân bố tải trọng đồng đều nhất. Không những vậy, loại móng này còn có ưu điểm là có trọng lượng tương đối nhẹ và độ cứng cao. Tuy nhiên, thi công móng bè dạng hộp sẽ phức tạp và tốn thép hơn.
Tiêu chuẩn thiết kế và vật liệu
Để xác định chính xác kết cấu cho móng bè cần chia theo từng khu vực để tối ưu chi phí và đảm bảo tính vững chắc cho công trình.
Giả sử nhà dân diện tích 6 x 5 (30 m2) với trọng lượng 60 tấn. Độ chịu lực sẽ được tính theo công thức: trọng lượng : tổng diện tích xây dựng => 60 tấn : 30 m2= 2 tấn/m2
Vậy móng bè cần có khả năng chịu lực là 2 tấn/m2.
Tuy vậy, trong trường hợp móng bè có thêm cột thì tổng diện tích móng sẽ lớn hơn đòi hỏi nâng cao độ chịu tải lên nhiều và cần được người có chuyên môn tính toán lại.
Một số tiêu chuẩn khác khi xây dựng móng bè cho nhà dân:
- Lớp bê tông sàn dày khoảng 10 cm, thông số này sẽ xê dịch dựa trên độ chịu lực của nền đất.
- Dầm móng đạt kích thước cỡ 0,3 × 0,7 m.
- Dùng 2 lớp thép phi 12a200 cho bản móng.
- Dầm móng sử dụng thép dọc 6 phi (20-22) còn thép đai phi 8a150.
Cách thi công móng bè
– Bước chuẩn bị: giải phóng mặt bằng và san lấp ao hồ (nếu có). Chuẩn bị máy móc, nhân công và vật liệu.
– Đào hố móng: theo diện tích quy định trên bản vẽ, sau đó lèn chặt bằng cách lu lên.
– Đổ bê tông lót.
– Đổ bê tông móng, xây tường móng.
– Tiến hành đan thép giằng.
– Đổ giằng bê tông: bề dày từ 20 – 30 cm, cần đảm bảo bê tông nhào trộn đúng chất lượng.
– Nghiệm thu & bảo dưỡng: cần duy trì độ ẩm vừa đủ. Nếu trời nắng nóng, trong vòng 5 – 7 ngày sau khi đổ nên phun nước mỗi ngày để đảm bảo độ ẩm, tránh làm nứt rạn bê tông. Cũng cần lưu ý tránh mưa dầm nhiều có thể gây ra hiện tượng chết xi măng.
Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn về cấu tạo của móng bè, mời bạn theo dõi video sau:
Ưu và nhược điểm của móng bè
Mỗi loại móng sẽ có đặc tính khác nhau và phù hợp với từng loại công trình. Sau đây là những ưu thế và bất lợi khi sử dụng móng bè:
☛ Ưu điểm
- Thích hợp với nền đất có địa tầng dày, ổn định, địa chất tốt.
- Là giải pháp tốt cho các kết cấu có tải trọng nhỏ, độ cao thấp, tiết kiệm thời gian thi công và chi phí.
- Phù hợp với những dự án tại vùng có mật độ xây thấp, ít chịu tác động qua lại giữa các công trình.
☛ Nhược điểm
- Không thể tương thích với tất cả các loại địa hình, nên phải cân nhắc và hiểu rõ kết cấu nền trước khi lựa chọn.
- Vì là móng nông nên có thể bị tác động bởi việc thoát nước ngầm, mưa bão lớn, động đất.
- Có khả năng bị lún không đều, đặc biệt là hiện tượng xói mòn đất ở các cạnh bè. Một khi đã xảy ra lún thì sẽ rất khó khôi phục do nền đất vốn có tính đàn hồi kém và độ dày lớp địa chất đã bị biến đổi sau khi thi công.
- Có thể gây tác động đến kết cấu của công trình lân cận.
- Khi có công trình triển khai sau làm hố móng gần đó có khả năng sẽ hình thành cung trượt, làm sạt lở móng rất nguy hiểm.
- Hiện nay vẫn chưa có đầy đủ tư liệu để tính toán về độ ổn định của loại móng này ở các công trình nhiều tầng.
- Dự án càng cao đòi hỏi móng tầng phải càng sâu, đội chi phí.
- Với móng bè dạng hộp có nhiều sườn lớn sẽ lấn bớt không gian tầng hầm, ảnh hưởng đi lại, thu hẹp diện tích sử dụng.
- Trên thế giới hiện rất ít sử dụng móng bè cho dự án cao tầng.
Lưu ý khi thi công móng bè
Móng bè là phần dưới cùng của kết cấu, khi tiến hành xây dựng cần chú ý những điểm sau để đảm bảo chất lượng của toàn bộ công trình:
– Chú ý bảo quản tốt bê tông đặc biệt là trong vòng 2 ngày sau khi đổ.
– Cần đảm bảo bê tông được kết dính tốt, không lún hay rỗng.
– Mặc dù móng bè phù hợp với nền đất yếu, tuy nhiên đất vẫn cần có độ ổn định, không bị sụt lún. Sau thi công cần đảm bảo độ lún của móng đồng đều, không bị mất cân đối nhằm tránh gây ảnh hưởng đến các công đoạn sau.
– Cần sắp xếp vị trí các cọc hợp lý để tối ưu việc dẫn truyền tải trọng và đảm bảo an toàn cho công trình.
– Do lượng bê tông lớn nên phải chia thành các khối đổ. Tại các điểm này sẽ xuất hiện khớp nối. Nếu không xử lý đúng cách để đảm bảo bê tông được toàn khối sẽ ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của móng và tính chống thấm ở tầng hầm.
Móng là nền tảng quan trọng trong xây dựng, sẽ ảnh hưởng lớn đến tính an toàn và tuổi thọ của công trình. Việc lựa chọn loại móng, thông số khi thi công nên được tư vấn từ kỹ sư xây dựng giàu kinh nghiệm nhằm tránh những hậu quả nguy hiểm.
Bạn nên tìm đến những đơn vị thiết kế và xây dựng uy tín như Trang Kim. Chúng tôi có đội ngũ nhân viên gồm các kiến trúc sư và kỹ sư tốt nghiệp từ các trường đại học uy tín, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thiết kế và xây dựng. Trang Kim đảm bảo chất lượng tốt nhất với chi phí tối ưu. Bạn sẽ hoàn toàn yên tâm khi giao dự án của mình cho chúng tôi. Để được giải đáp các thắc mắc vui lòng liên hệ 0985.999.895 (kèm Zalo). Hi vọng bài viết trên đã cung cấp được thông tin hữu ích cho bạn.
Tài liệu tham khảo
- https://quatest2.com.vn/tieu-chuan-ban-ve-thiet-ke-mong-be-nha-dan/
- https://civiltoday.com/geotechnical-engineering/foundation-engineering/167-raft-mat-foundation-use-types-construction