Nền kinh tế
Khái niệm
Nền kinh tế tiếng Anh là Economy.
Nền kinh tế là một hệ thống các hoạt động sản xuất và tiêu dùng liên quan đến nhau, giúp xác định cách phân bổ những nguyên liệu khan hiếm. Sản xuất và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ được sử dụng để đáp ứng nhu cầu của những người sống và hoạt động trong nền kinh tế, còn được gọi là một hệ thống kinh tế.
Đặc điểm Nền kinh tế
Một nền kinh tế bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến sản xuất, tiêu thụ và thương mại hàng hóa và dịch vụ trong một khu vực. Một nền kinh tế áp dụng cho tất cả mọi người, từ các cá nhân đến các thực thể như các tập đoàn và chính phủ.
Nền kinh tế của một khu vực hoặc quốc gia cụ thể được điều chỉnh bởi văn hóa, luật pháp, lịch sử và địa lí của nó. Do vậy, không có hai nền kinh tế giống hệt nhau nào tồn tại.
Phân loại nền kinh tế
Nền kinh tế dựa trên thị trường cho phép hàng hóa tự do lưu thông trên thị trường, theo cung và cầu. Nền kinh tế thị trường là nơi người tiêu dùng và nhà sản xuất xác định những gì họ bán và sản xuất. Các nhà sản xuất sở hữu những gì họ tạo ra và tự quyết định giá của họ, trong khi người tiêu dùng sở hữu những gì họ mua và quyết định số tiền họ sẵn sàng trả.
Tuy nhiên, qui luật cung cầu có thể tác động đến giá cả và sản xuất. Nếu nhu cầu của người tiêu dùng đối với một hàng hóa cụ thể tăng và dẫn đến tình trạng thiếu nguồn cung, giá sẽ có xu hướng tăng do người tiêu dùng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho hàng hóa đó.
Đổi lại, sản xuất có xu hướng tăng để đáp ứng nhu cầu vì càng sản xuất nhiều thì lợi nhuận càng nhiều. Do đó, nền kinh tế thị trường có xu hướng tự cân bằng cân bằng. Khi giá trong một lĩnh vực tăng do nhu cầu, tiền và nguồn lao động cần thiết cũng thay đổi để đáp ứng sự tăng nhu cầu đó.
Nền kinh tế thị trường thuần túy hiếm khi tồn tại vì thường có sự can thiệp của chính phủ. Các qui định, giáo dục công cộng, lợi ích an sinh xã hội được chính phủ đưa ra để khắc phục những lỗ hổng của nền kinh tế thị trường và giúp tạo ra sự cân bằng.
Nền kinh tế yêu cầu (command economy) phụ thuộc vào một tác nhân chính trị trung ương, nơi kiểm soát giá cả và phân phối hàng hóa. Cung và cầu không thể diễn ra tự nhiên trong hệ thống này vì nó được lên kế hoạch tập trung, do đó thường xảy ra tình trạng mất cân bằng.
Nền kinh tế xanh phụ thuộc vào các dạng năng lượng tái tạo, bền vững. Hệ thống kinh tế này hoạt động với mục tiêu cuối cùng là cắt giảm lượng khí thải carbon, khôi phục sự đa dạng sinh học, dựa vào các nguồn năng lượng thay thế và nói chung là bảo vệ môi trường.
Nền kinh tế xanh có xu hướng tập trung vào các đổi mới công nghệ làm tăng hiệu quả năng lượng. Mục tiêu của nền kinh tế xanh là cung cấp tiêu dùng và sản xuất, đồng thời giảm hoặc loại bỏ bất kì tác động bất lợi nào đến trái đất và tài nguyên của nó.
(Theo Investopedia)