Xét nghiệm SARS-CoV-2 giúp xác định được sự tồn tại của kháng thể và kháng nguyên Covid trong cơ thể mỗi người. Tuy nhiên, nhiều người trong chúng ta lại chưa hiểu kháng thể và kháng nguyên là gì, giống và khác nhau ra sao nên dễ nhầm lẫn về xét nghiệm này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tháo gỡ được những vướng mắc ấy.
26/10/2021 | Xét nghiệm kháng thể IgG Covid – những điều cần biết26/10/2021 | Bạn có biết kháng thể Covid tồn tại bao lâu trong cơ thể con người26/10/2021 | Kháng thể Covid được tạo ra như thế nào sau khi tiêm vacxin phòng bệnh
1. Tìm hiểu về thuật ngữ kháng thể và kháng nguyên
1.1. Khái niệm kháng thể và kháng nguyên
– Kháng thể
Kháng thể (antibody) được dùng để chỉ những chất do cơ thể sản xuất ra khi nó nhận biết thấy sự xâm nhập của sinh vật nhằm tiêu diệt chúng và tự bảo vệ mình. Mặc dù cơ thể mỗi người đều có khả năng này nhưng những người nào có hệ miễn dịch mạnh hơn sẽ có khả năng hình thành kháng thể cao hơn.
Sự khác nhau giữa kháng thể và kháng nguyên
– Kháng nguyên
Kháng nguyên (antigen) được dùng để chỉ những chất được hệ miễn dịch nhận biết khi có sự xâm nhập của tác nhân lạ và sinh ra kháng thể tương ứng. Cụ thể, kháng thể có thể là dạng tế bào hoặc dạng dịch với đặc điểm là khả năng đáp ứng miễn dịch hoặc kết hợp được với kháng nguyên.
Đáp ứng của kháng nguyên có thể là âm hoặc dương tính. Âm tính nghĩa là cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên thì sẽ dung nạp nó (tế bào miễn dịch sẽ không đáp ứng để tạo ra kháng thể). Dương tính nghĩa là cơ thể sinh ra globulin miễn dịch để chống lại kháng nguyên khiến nó phải sản xuất ra kháng thể.
1.2. Sự khác nhau giữa kháng thể và kháng nguyên
– Kháng thể
+ Là các protein.
+ Chủ yếu gồm: Immunoglobulin A, D, E, G, M.
+ Có liên kết đặc biệt với paratope.
+ Thông qua việc phân tán hoặc cố định kháng nguyên để bảo vệ cơ thể.
– Kháng nguyên
+ Là chất béo, axit nucleic hoặc carbohydrate.
+ Chủ yếu gồm: Auto Antigens, nội sinh và Exogenous.
+ Tương tác được với kháng thể.
+ Là nguồn gốc của phản ứng dị ứng và bệnh tật.
2. Phân biệt kháng thể và kháng nguyên Covid trong xét nghiệm SARS-CoV-2
2.1. Cơ chế miễn dịch của cơ thể
Muốn không nhầm lẫn kháng thể và kháng nguyên Covid thì trước tiên chúng ta cần phải hiểu về hệ miễn dịch của chính mình. Hệ miễn dịch đảm nhận vai trò chống lại sự xâm nhập của tác nhân lạ đến cơ thể, nhất là mầm bệnh. Cụ thể ở đây, khi virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào cơ thể, thực bào của hệ miễn dịch sẽ sinh ra phản ứng tấn công lại đồng thời gửi đi tín hiệu cảnh báo để hệ miễn dịch biết đến sự xâm nhập này.
Cách hệ miễn dịch của cơ thể tạo ra kháng thể và kháng nguyên Covid
Cụ thể, trong trường hợp này, virus SARS-CoV-2 là kháng nguyên. Khi nó xâm nhập vào cơ thể sẽ bị tế bào bạch cầu của hệ miễn dịch, trong đó có tế bào B nhận biết được và sẽ bám lấy virus để sản xuất ra kháng thể vô hiệu hóa virus.
Kháng nguyên là thứ làm cho cơ thể phải sinh ra kháng thể để chống lại nó. Nếu hệ miễn dịch tốt thì sau khi virus tấn công vào cơ thể, chỉ trong khoảng một tuần chúng sẽ bị tiêu diệt và sẽ khỏi bệnh. Khi đã khỏi bệnh thì hệ miễn dịch sẽ tạo ra kháng thể để chống lại virus. Mặt khác, hệ miễn dịch cũng sẽ lưu lại thông tin về virus để đối phó với chúng khi chúng xâm nhập vào cơ thể trong những lần sau.
2.2. Kháng nguyên và kháng thể có trong xét nghiệm SARS-CoV-2
Xét nghiệm kháng thể và kháng nguyên Covid tức là xét nghiệm được thực hiện nhằm mục đích tìm ra sự hiện diện của hai thứ mà hệ miễn dịch phản ứng và đối phó lại khi bị Covid-19. Cụ thể:
– Xét nghiệm kháng nguyên
Dùng để chẩn đoán một người bị nhiễm virus SARS-CoV-2 hay không. Xét nghiệm sử dụng kỹ thuật Real-time PCR, mẫu thực hiện xét nghiệm là dịch mũi họng hoặc dịch có ở các vùng khác của đường hô hấp.
Hiện nay, chỉ có PCR là đủ khả năng phát hiện chính xác sự tồn tại của virus SARS-CoV-2 bên trong cơ thể dựa trên cơ chế tìm ra kháng nguyên (đoạn gen RNA của virus).
Kỹ thuật RT-PCR giúp chẩn đoán chính xác khả năng nhiễm Covid-19
Kỹ thuật RT-PCR được xem là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán SARS-CoV-2 với độ đặc hiệu 100% và độ nhạy là 99%. Tuy thời gian thực hiện xét nghiệm hơi lâu (4 – 6 giờ) nhưng tỷ lệ dương tính giả gần như bằng 0.
Ngoài RT-PCR còn có test nhanh giúp tìm kháng thể kháng virus trong máu để xác định khả năng lây nhiễm virus SARS-CoV-2 của một người. Nếu tìm thấy sự hiện diện của kháng thể kháng lại virus SARS-CoV-2 tức là trước đó đã có sự phơi nhiễm hoặc đang bị Covid-19.
Tuy nhiên, test nhanh nếu làm quá sớm thì cơ thể chưa có đủ kháng thể nên dễ cho kết quả âm tính, độ chính xác không cao. Thậm chí ngay cả khi làm test nhanh đúng lúc thì cũng không có đủ cơ sở để khẳng định một người đang có virus SARS-CoV-2 mà vẫn phải làm thêm xét nghiệm RT-PCR để chẩn đoán.
– Xét nghiệm kháng thể
Đây là xét nghiệm xác định kháng thể có ở trong máu để tìm ra virus. Kháng thể ở đây chính là các protein IgM và IgG do cơ thể sinh ra để chống lại virus, nó tồn tại trong máu sau một khoảng thời gian tiếp xúc với thành phần của virus hoặc đã nhiễm bệnh. Kháng thể được tìm ra thông qua hai kỹ thuật:
+ Kỹ thuật ELISA: thời gian xét nghiệm 1 – 5 giờ, giúp định lượng nồng độ kháng thể IgM và IgG trong máu.
+ Kỹ thuật sắc ký miễn dịch (test nhanh): chỉ trong 15 – 20 phút là có kết quả xét nghiệm, có khả năng tìm ra sự tồn tại của kháng thể thông qua việc định tính kháng thể.
Test nhanh kháng thể nếu làm quá sớm dễ cho kết quả âm tính giả vì cơ thể chưa có đủ kháng thể. Ngược lại, nếu làm đúng lúc thì cũng không đủ khả năng khẳng định sự hiện diện virus SARS-CoV-2 mà vẫn cần thực hiện thêm xét nghiệm RT-PCR để chẩn đoán.
Những chia sẻ từ bài viết trên đây hy vọng sẽ giúp bạn đọc phân biệt được kháng thể và kháng nguyên Covid trong xét nghiệm SARS-CoV-2. Nếu cần tìm hiểu chi tiết hơn về xét nghiệm này, bạn đọc có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC giải đáp cụ thể.