Roxithromycin

Thuốc roxithin là thuốc gì

Thuốc Roxithromycin là gì?

Có thành phần chính là Roxithromycin để điều trị các nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm gây ra.

Thành phần

  • Dược chất chính: Roxithromycin

  • Loại thuốc: Kháng sinh macrolid

  • Dạng thuốc, hàm lượng: Dạng viên nén, 150mg. Hộp 2 vỉ x 10 viên

Công dụng

Roxithromycin được chỉ định trong điều trị các nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm gây ra:

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, tai- mũi- họng: viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan, viêm phổi, viêm xoang.
  • Nhiễm khuẩn đường niệu- sinh dục không do lậu cầu: viêm niệu đạo, viêm cổ tử cung- âm đạo.
  • Nhiễm khuẩn da và mô mềm.
  • Nhiễm khuẩn răng miệng.

Liều dùng

Cách dùng

Roxithromycin được dùng đường uống.

Liều dùng

Cho người lớn

  • Liều dùng hàng ngày: 150mg, uống 2 lần/ngày trước bữa ăn. Không nên dùng thuốc kéo dài quá 10 ngày.
  • Suy gan nặng: Phải giảm liều bằng 1/2 liều bình thường.
  • Suy thận: Không cần phải thay đổi liều thường dùng.

Cho trẻ em

  • Liều thường dùng cho bé: 5 – 8mg/kg/ngày, chia làm 2 lần.
  • Theo cân nặng: 6 – 11kg: 25mg, uống 2 lần/ngày; 12 – 23 kg: 50mg, uống 2 lần/ngày; 24 – 40 kg: 100mg, uống 2 lần/ngày.Không nên dùng dạng viên cho trẻ em dưới 4 tuổi.

Tác dụng phụ

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Thường gặp: ADR > 1/100

  • Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, đau thượng vị, ỉa chảy.
  • Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
  • Phản ứng quá mẫn: Phát ban, mày đay, phù mạch, ban xuất huyết, co thắt phế quản, sốc phản vệ.
  • Thần kinh trung ương: Chóng mặt hoa mắt, đau đầu, chứng dị cảm, giảm khứu giác và/hoặc vị giác.
  • Tăng các vi khuẩn kháng thuốc, bội nhiễm.

Lưu ý

Thận trọng khi sử dụng

  • Người bệnh có tiền sử quá mẫn với kháng sinh nhóm macrolid.
  • Không dùng đồng thời roxithromycin với các hợp chất gây co mạch kiểu ergotamin.
  • Không dùng roxithromycin và các macrolid khác cho người bệnh đang dùng terfenadin hay astemisol do nguy cơ loạn nhịp tim đe dọa tính mạng.
  • Chống chỉ định phối hợp macrolid với cisaprid, do nguy cơ loạn nhịp tim nặng.
  • Thời kỳ mang thai: Chỉ dùng cho người mang thai khi thật cần thiết, mặc dù chưa có tài liệu nào nói đến việc roxithromycin gây những khuyết tật bẩm sinh.
  • Thời kỳ cho con bú: Roxithromycin bài tiết qua sữa với nồng độ rất thấp.

Tương tác thuốc

Tương tác với thuốc:

  • Phối hợp Roxithromycin với một trong các thuốc sau: astemisol, terfenadin, cisaprid có khả năng gây loạn tim trầm trọng. Do đó, không được phối hợp các thuốc này để điều trị.
  • Không nên phối hợp với bromocriptin vì roxithromycin làm tăng nồng độ của thuốc này trong huyết tương.
  • Không có tương tác đáng kể với warfarin, carbamazepin, ciclosporin và thuốc tránh thai uống.
  • Làm tăng nhẹ nồng độ theophylin hoặc ciclosporin trong huyết tương, nhưng không cần phải thay đổi liều thường dùng.
  • Có thể làm tăng nồng độ disopyramid không liên kết trong huyết thanh.