Thuốc Roxithromycin là gì?
Có thành phần chính là Roxithromycin để điều trị các nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm gây ra.
Thành phần
-
Dược chất chính: Roxithromycin
-
Loại thuốc: Kháng sinh macrolid
-
Dạng thuốc, hàm lượng: Dạng viên nén, 150mg. Hộp 2 vỉ x 10 viên
Công dụng
Roxithromycin được chỉ định trong điều trị các nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm gây ra:
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, tai- mũi- họng: viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan, viêm phổi, viêm xoang.
- Nhiễm khuẩn đường niệu- sinh dục không do lậu cầu: viêm niệu đạo, viêm cổ tử cung- âm đạo.
- Nhiễm khuẩn da và mô mềm.
- Nhiễm khuẩn răng miệng.
Liều dùng
Cách dùng
Roxithromycin được dùng đường uống.
Liều dùng
Cho người lớn
- Liều dùng hàng ngày: 150mg, uống 2 lần/ngày trước bữa ăn. Không nên dùng thuốc kéo dài quá 10 ngày.
- Suy gan nặng: Phải giảm liều bằng 1/2 liều bình thường.
- Suy thận: Không cần phải thay đổi liều thường dùng.
Cho trẻ em
- Liều thường dùng cho bé: 5 – 8mg/kg/ngày, chia làm 2 lần.
- Theo cân nặng: 6 – 11kg: 25mg, uống 2 lần/ngày; 12 – 23 kg: 50mg, uống 2 lần/ngày; 24 – 40 kg: 100mg, uống 2 lần/ngày.Không nên dùng dạng viên cho trẻ em dưới 4 tuổi.
Tác dụng phụ
Tác dụng không mong muốn (ADR)
Thường gặp: ADR > 1/100
- Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, đau thượng vị, ỉa chảy.
- Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
- Phản ứng quá mẫn: Phát ban, mày đay, phù mạch, ban xuất huyết, co thắt phế quản, sốc phản vệ.
- Thần kinh trung ương: Chóng mặt hoa mắt, đau đầu, chứng dị cảm, giảm khứu giác và/hoặc vị giác.
- Tăng các vi khuẩn kháng thuốc, bội nhiễm.
Lưu ý
Thận trọng khi sử dụng
- Người bệnh có tiền sử quá mẫn với kháng sinh nhóm macrolid.
- Không dùng đồng thời roxithromycin với các hợp chất gây co mạch kiểu ergotamin.
- Không dùng roxithromycin và các macrolid khác cho người bệnh đang dùng terfenadin hay astemisol do nguy cơ loạn nhịp tim đe dọa tính mạng.
- Chống chỉ định phối hợp macrolid với cisaprid, do nguy cơ loạn nhịp tim nặng.
- Thời kỳ mang thai: Chỉ dùng cho người mang thai khi thật cần thiết, mặc dù chưa có tài liệu nào nói đến việc roxithromycin gây những khuyết tật bẩm sinh.
- Thời kỳ cho con bú: Roxithromycin bài tiết qua sữa với nồng độ rất thấp.
Tương tác thuốc
Tương tác với thuốc:
- Phối hợp Roxithromycin với một trong các thuốc sau: astemisol, terfenadin, cisaprid có khả năng gây loạn tim trầm trọng. Do đó, không được phối hợp các thuốc này để điều trị.
- Không nên phối hợp với bromocriptin vì roxithromycin làm tăng nồng độ của thuốc này trong huyết tương.
- Không có tương tác đáng kể với warfarin, carbamazepin, ciclosporin và thuốc tránh thai uống.
- Làm tăng nhẹ nồng độ theophylin hoặc ciclosporin trong huyết tương, nhưng không cần phải thay đổi liều thường dùng.
- Có thể làm tăng nồng độ disopyramid không liên kết trong huyết thanh.