80 năm truyền thống ngành Tuyên giáo

Ban khoa giáo là gì

I Những tổ chức tiền thân của Ban Khoa giáo Trung ương

Ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 và trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã rất chăm lo lãnh đạo các mặt công tác khoa giáo, trước hết là các mặt công tác giáo dục, y tế và thể dục thể thao. Đây là những lĩnh vực công tác trực tiếp chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người – mục tiêu và động lực của cách mạng. Sự nghiệp cách mạng càng phát triển thì càng đặt ra yêu cầu bức thiết phải tăng cường sự lãnh đaọ của Đảng đối với các lĩnh vực công tác khoa giáo. Vì vậy, từ năm 1950 trở đi, mô hình tổ chức của cơ quan tham mưu giúp việc cho Trung ương Đảng về các lĩnh vực công tác khoa giáo từng bước được hình thành và đã dần dần được ổn định.

· Để tăng cường sự lãnh đạo của Trung ương Đảng đối với công tác tuyên truyền và giáo dục,Thường vụ Trung ương Đảng đã ra Quyết nghị số 55 – QN/TW, ngày14 tháng 9 năm 1950 “về tổ chức Ban Tuyên truyền và Ban Giáo dục Trung ương Đảng “, .

Quyết nghị nêu rõ: Ban Giáo dục Trung ương Đảng có nhiệm vụ giúp Trung ương lãnh đạo công tác giáo dục trong và ngoài Đảng ở các bộ phận:

– Trường Đảng, bộ phận hướng dẫn học tập trong Đảng, bộ phận biên tập xuất bản của Đảng,- Các bộ phận huấn luyện của Mặt trận và các đoàn thể quần chúng,- Các bộ phận huấn luyện chính trị trong bộ đội,- Bộ Quốc gia Giáo dục.,,

Ban Giáo dục Trung ương do đồng chí Phạm Văn Đồng – Uỷ viên Thường vụ Trung ương Đảng phụ trách.

Thành phần của Ban Giáo dục Trung ương gồm có các đồng chí: Hà Huy Giáp – Trưởng ban, Nguyễn Khánh Toàn – Phó trưởng ban, và các uỷ viên: Trần Huy Liệu, Đào Duy Kỳ, Hoàng Hữu Nhân, Nguyễn Hữu Đang, Hoài Thanh và một số cán bộ phụ trách huấn luyện chính trị trong bộ đội (do đồng chí Nguyễn Chí Thanh giới thiệu ).

Từ khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, giải phóng hoàn toàn miền Bắc, các lĩnh vực công tác khoa giáo đã được Đảng ta rất quan tâm lãnh đạo nhằm phục vụ cho nhu cầu cải tạo và xây dựng miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà. Cùng với việc xây dựng đường lối, chủ trương về các lĩnh vực công tác khoa giáo, bộ máy tham mưu và giúp việc Trung ương Đảng về các mặt công tác khoa giáo cũng từng bước được hình thành và tiến tới ổn định.

· Đối với công tác y tế: Ngày 11 tháng 11 năm 1954, Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá II đã ra Nghị quyết số 50 – NQ/TW “Về việc thành lập Tiểu ban Y học Trung ương để lãnh đạo chặt chẽ hơn nữa công tác y tế”. “Tiểu ban y học Trung ương có nhiệm vụ giúp Trung ương lãnh đạo công tác ngành y tế (kể cả quân y và dân y) một cách chặt chẽ , để đẩy mạnh công tác của ngành y tế, để xây dựng một nền y học Việt nam theo đường lối của Đảng”. Đồng chí Phạm NgọcThạch được cử làm Trưởng tiểu ban, đồng chí Vũ Văn Cẩn làm Phó trưởng tiểu ban, và 3 uỷ viên của Tiểu ban là các đồng chí: Nguyễn Văn Tín, Hoàng Đình Cầu, Nguyễn Đức Thắng.

Đối với công tác giáo dục và nghiên cứu khoa học: Ngày 24 tháng 5 năm 1957, Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá II đã raNghị quyết số 14-NQ/TW “Về việc thành lập Tiểu ban Giáo dục – khoa học Trung ương, và chấn chỉnh sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với công tác giáo dục”. Nghị quyết này đã quy định rõ 4 nhiệm vụ của Tiểu ban Giáo dục – khoa học Trung ương là:

1 .Căn cứ vào đường lối chung của Đảng và nhiệm vụ của Đảng trong từng thời kỳ, chủ yếu là nhiệm vụ xây dựng kinh tế, phát triển văn hoá, nghiên cứu đường lối, chính sách giáo dục và khoa học để đề nghị Trung ương quyết định. Theo dõi, hướng dẫn việc thực hiện đường lối, chính sách đó; đồng thời theo dõi tình hình các trường học và các tổ chức nghiên cứu khoa học.

2 .Theo dõi tình hình cán bộ giáo dục và khoa học; nghiên cứu và theo dõi việc thi hành các chính sách đối với cán bộ.

3. Nghiên cứu kinh nghiệm giáo dục và khoa học của các nước anh em để áp dụng vào hoàn cảnh thực tế của nước ta.

4. Phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tuyên huấn Trung ương, Tiểu ban Công vận Trung ương, Tiểu ban Thanh vận Trung ương trong việc nghiên cứu đường lối công tác và tổ chức của các cơ sở Đảng, Đoàn thanh niên, Công đoàn, đặng tiến hành công tác chính trị và tư tưởng trong các trường học và tổ chức nghiên cứu khoa học .

Tiểu ban giáo dục – khoa học Trung ương do đồng chí Hà Huy Giáp làm Trưởng tiểu ban và có các đồng chí sau đây làm uỷ viên: Võ Thuần Nho, Tạ Quang Bửu, Nguyễn Khánh Toàn, Lê Văn Giạng.

· Đến ngày 23 tháng 8 năm 1958, Ban Bí thư xét thấy cần thiết phải tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác văn nghệ, giáo dục, khoa học, y tế, và để bộ máy tổ chức được hợp lý hơn, đã raNghị quyết số 50-NQ/TW “Giải thể các Tiểu ban Giáo dục – khoa học Trung ương, Tiểu ban Văn nghệ Trung ương, Tiểu ban y học Trung ương, và thành lập Ban Văn hoá – giáo dục Trung ương”.(Ban Văn hoá – giáo dục Trung ương được gọi tắt là Ban Văn – giáo Trungương ). Ban Bí thư giao cho Ban Văn – giáo Trung ương 5 nhiệm vụ là:

1. Căn cứ vào đường lối chung của Đảng và nhiệm vụ của Đảng trong từng thời kỳ, chủ yếu là nhiệm vụ xây dựng kinh tế, phát triển văn hoá mà nghiên cứu và đề nghị với Trung ương đường lối, phương châm và chính sách về các mặt công tác văn học, nghệ thuật, giáo dục,khoa học, y tế.

2. Giúp Trung ương theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện đường lối, phương châm, chính sách nói trên.

3. Giúp Trung ương theo dõi tình hình tổ chứcvà tư tưởng cán bộ, và giúp đỡ các Đảng tổ các Bộ, các đoàn thể trong khối văn giáo về lãnh đạo chính trị, tư tưởng và tổ chức.

4. Cùng với Đảng tổ các Bộ trong khối văn giáo hoặc các cơ quan có liên quan giải quyết một số vấn đề cụ thể do Trung ương uỷ nhiệm.

5. Phối hợp với Ban Tuyên huấn Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Ban Công tác nông thôn Trung ương, Ban Thanh vận Trung ương, Ban Dân tộc Trung ương, v.v,…, nghiên cứu đường lối công tác và tổ chức của các cơ quan Đảng, Đoàn thanh niên lao động, Công đoàn, để nâng cao trình độ văn hoá, phát huy tính sáng tạo văn hoá của quần chúng; và để tiến hành công tác chính trị, tư tưởng và chuyên môn trong các tổ chức nghiên cứu khoa học, trong các trường học, các tổ chức văn hoá , nghệ thuật” .

Ban Văn giáo Trung ương do đồng chí Trường Chinh làm Trưởng ban và đồng chí Tố Hữu làm Phó trưởng ban.

· Ngày 1 tháng 12 năm 1959, căn cứ vào yêu cầu của công tác tư tưởng, văn hoá giáo dục, khoa học, y tế, thể dục, trong giai đoạn cách mạng lúc bấy giờ; căn cứ vào kinh nghiệm thực tiễn của công tác tuyên huấn, văn giáo trong mấy năm vừa qua, và để tăng cường sự lãnh đạo thống nhất của Đảng trên mặt trận tư tưởng và văn hoá, Ban bí thư Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết số 91 – NQ/TW “Hợp nhất hai ban, Tuyên huấn và Văn giáo Trung ương, thành một Ban Tuyên huấn và văn giáo, gọi tắt là Ban Tuyên giáo Trung ương”.

Nghị quyết cũng nhấn mạnh: “Về tính chất, nhiệm vụ, quan hệ công tác và phương pháp công tác của Ban Tuyên giáo Trung ương vẫn thực hiện như các quy định trước đây của Ban Bí thư đối với Ban Tuyên huấn và Ban Văn giáo Trung ương”.

Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chíTrường Chinhlàm Trưởng ban và cácđồng chí sau đây làm Phó trưởng ban:Tố Hữu, Hà Huy Giáp, Nguyễn Chương, Trần Tống,Trần Quang Huy. Sau Đại hội III của Đảng, Bộ Chính trị đã cử đồng chíTố HữulàmTrưởng ban Tuyên giáo Trung ương. Đồng chíTrần Quang Huy và Nguyễn Chương làm Phó trưởng ban; các đồng chíHà Huy Giáp, Trần Tốnglàm Phó trưởng ban kiêm nhiệm của Ban Tuyên giáo Trung ương.

Về bộ máy tham mưu, giúp cho Ban Tuyên giáo Trung ương, Nghị quyết cũng quy định gồm có các bộ phận sau đây:

n Vụ huấn học ( Phụ trách cả Nội san Tuyên huấn và Thông tin tư liệu )

n Vụ tuyên truyền ( Phụ trách cả tạp chí Thời sự phổ thông )

n Vụ báo chí – xuất bản

n Vụ tuyên truyền quốc tế

n Vụ giáo dục

n Vụ văn nghệ

n Vụ y tế và thể dục thể thao

n Văn phòng Ban

n Đơn vị trực thuộc Ban:Trường Tuyên giáo Trung ương.

Đối với công tác khoa học, công tác tổ chức và cán bộ, Nghị quyết nêu rõphải có cán bộ theo dõi, nghiên cứu. Sau này tuỳ theo nhu cầu và khả năng, có thể tiến tới thành lập các vụ khoa học và Vụ tổ chức và cán bộ “ . (Năm 1960, Vụ tổ chức và cán bộ của Ban tuyên giáo Trung ương đã được thành lập, do đồng chí Lê Định làm vụ trưởng; còn mảng công tác khoa học thì cho đến khi tách Ban Tuyên giáo Trung ương thành hai ban Tuyên huấn và Khoa giáo Trung ương vẫn chưa lấy được cán bộ về để lập Vụ khoa học).

Đứng trước nhu cầu phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các lĩnh vực khoa giáo trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chuẩn bị gấp rút cho giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Bộ Chính trị Trung ươngĐảng (KhoáIII) đã raNghị quyết số 1584 NQ/TW, ngày 30 tháng 01 năm 1968, “Chia Ban Tuyên giáo Trung ương ra làm hai ban là Ban Tuyên huấn và Ban Khoa học – giáo dục”. Ban Khoa học – giáo dục Trung ương được gọi tắt là Ban Khoa giáo Trung ương.

Việc thành lập Ban Khoa giáo Trung ương vào thời điểm tháng 01 năm 1968 thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng ta, trước hết là của Bộ Chính trị đối với các mặt công tác cực kỳ quan trọng này trong qúa trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

ii. Quá trình hình thành và phát triển

Thời kỳ 1968 – 1975

Những năm đầu xây dựng Ban:

Từ sau Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng, các mặt công tác tuyên giáo ngày càng phát triển đặt ra yêu cầu cấp bách phải tăng cường sự lãnh đạo và chỉ đạo sâu sát cụ thể của Trung ương. Ngày 30 – 1 – 1968, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) đã ra Nghị quyết số 1584 NQ/TW, chia Ban Tuyên giáo Trung ương ra làm hai ban, là : Ban Tuyên huấn Trung ương và Ban Khoa học – Giáo dục Trung ương (sau này gọi tắt là Ban Khoa giáo Trung ương).

Nghị quyết xác định :

“Ban Khoa học – Giáo dục có nhiệm vụ giúp Trung ương nghiên cứu đường lối, chủ trương về công tác khoa học, giáo dục, và kiểm tra việc thực hiện đường lối chủ trương đó trong các đơn vị:

– ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước

.- ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam.

– ủy ban Thể dục thể thao

– Bộ Y tế.

– Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp

– Bộ Giáo dục”.

Cùng ngày 30 – 1 – 1968, Bộ Chính trị đã quyết định phân công:

– Đồng chí Tố Hữu, Bí thư Trung ương Đảng (khóa III) làm Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương và Trưởng ban Khoa giáo Trung ương.

– Đồng chí Trần Quang Huy, ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng (khóa III) làm Phó trưởng ban Khoa giáo Trung ương.

Sau đó, Bộ Chính trị còn phân công các đồng chí Trần Tống, Trần Quỳnh, Nguyễn Khánh Toàn, Lê Liêm là Bí thư Đảng đoàn của các ngành khoa giáo kiêm nhiệm Phó trưởng ban Khoa giáo Trung ương.

Ngày 15 – 2 – 1968, Ban Tuyên giáo Trung ương chính thức chia Ban, phân công 16 cán bộ chuyển sang làm việc ở Ban Khoa giáo Trung ương, trong đó có :

– Đồng chí Hoàng Đài, nguyên Chánh văn phòng Ban Tuyên giáo Trung ương làm Chánh văn phòng Ban Khoa giáo Trung ương.

– Đồng chí Nguyễn Văn Trấn, nguyên Vụ trưởngVụ Giáo dục Ban Tuyên giáo Trung ương, làm Vụ trưởng Vụ Giáo dục (phổ thông) Ban Khoa giáo Trung ương.

Để nhanh chóng kiện toàn được tổ chức của Ban, trong ba năm 1968 – 1970, nhiều cán bộ từ các ngành, nhất là các ngành trong khối khoa giáo, đã được điều động về Ban công tác (1968 : 29 người, 1969: 26 người, 1970: 8 người). Tính đến cuối năm 1970, tổng số cán bộ nhân viên của Ban có 76 người.

Tổ chức của Ban vào tháng 12 – 1970, đã hình thành các vụ và các bộ phận công tác như sau:

Sơ đồ tổ chức của Ban Khoa giáo Trung ương (12-1970)

Sơ đồ tổ chức trên được duy trì cho đến năm 1976. Riêng bộ phận tổ chức lớp bồi dưỡng cán bộ khoa giáo địa phương đến năm 1971 thì giải thể; cán bộ được chuyển về các bộ phận khác trong Ban, một số được chuyển sang cơ quan khác. Năm 1972, đồng chí Hồ Ngọc Nhường thôi giữ chức Vụ trưởng Vụ Đại học – THCN; đồng chí Đào Xuân Sâm, Phó vụ trưởng phụ trách Vụ Đại học – THCN.

Từng bước xây dựng tổ chức khoa giáo địa phương(từ bộ phận khoa giáo trong Ban Tuyên giáo cấp tỉnh, cấp huyện rồi tiến đến thành lập Ban Khoa giáo cấp tỉnh, cấp huyện):

Sau khi có Nghị quyết của Bộ Chính trị về thành lập Ban Khoa giáo Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương đã có công văn hướng dẫn các tỉnh ủy, thành ủy xây dựng tổ chức khoa giáo địa phương.

Với phương châm vừa xây dựng tổ chức vừa tiến hành công tác và bồi dưỡng cán bộ, trong hai năm 1970 – 1971, Ban Khoa giáo Trung ương đã mở được 3 lớp bồi dưỡng ngắn hạn về đường lối, chủ trương và nghiệp vụ công tác cho184 học viên là cán bộ khoa giáo địa phương.

Trong hơn 4 năm(1968 – 1972) vừa tiến hành công tác vừa xây dựng tổ chức trong những điều kiện tương đối khó khăn, tất cả các tỉnh, thành, khu và 195/285 huyện, thị xã trên toàn miền Bắc đã bước đầu hình thành được bộ phận khoa giáo trong Ban Tuyên giáo, với tổng số 345 cán bộ, trong đó có 109 cán bộ của 28 tỉnh, thành, khu và có 236 cán bộ của 195 huyện, thị xã, khu phố.

Sau hơn 5 năm kiên trì thực hiện phương châm “vừa xây dựng tổ chức vừa tiến hành công tác, kết hợp chặt chẽ tiến hành công tác với xây dựng tổ chức, bồi dưỡng cán bộ và xây dựng nền nếp làm việc, vừa chăm lo xây dựng tổ chức của cấp mình, vừa quan tâm hướng dẫn cấp dưới xây dựng tổ chức và tiến hành công tác” nên đã đạt được một số kết quả như sau:

– Về bộ máy, trong 28 tỉnh, thành, khu đã có 13 đơn vị lập Ban Khoa giáo của cấp ủy đảng.

Trong 285 huyện, thị xã, khu phố có 199 đơn vị đã có cán bộ khoa giáo; có 51 huyện đã lập Ban Khoa giáo.

– Về cán bộ khoa giáo địa phương, đã có tất cả 472 người, gồm 163 cán bộ cấp tỉnh và 309 cán bộ cấp huyện. ở cấp tỉnh có 80 trưởng và phó trưởng ban chuyên trách công tác khoa giáo.

Thời kỳ 1976 – 1985

Sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, nước ta bước vào một giai đoạn mới – giai đoạn cả nước độc lập, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội.

Trong thời gian đầu sau ngày giải phóng miền Nam, Ban Khoa giáo Trung ương và các ngành trong khối tập trung vào công tác tiếp quản các cơ sở khoa giáo ở các vùng mới giải phóng và từng bước thực hiện thống nhất quản lý, chỉ đạo các mặt công tác khoa giáo trong phạm vi cả nước.

Để tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với các mặt công tác khoa giáo nhằm bảo đảm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội IV, năm 1976, Ban Bí thư đã cho phép Ban Khoa giáo Trung ương được lập thêm: Vụ Tổ chức – cán bộ, Vụ Chính trị, Vụ Địa phương,Vụ Khoa học xã hội, Vụ Khoa học tự nhiên và kỹ thuật, Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (THCN và DN), Vụ Thể dục thể thao.

Để sớm kiện toàn được bộ máy của các vụ, trong các năm 1976 – 1979, Ban đã bổ sung nhiều cán bộ (1976: 9 người, 1977 :8 người, 1978: 5 người, 1979: 10 người).

Đồng chí Hoàng Đài được đề bạt làm Phó trưởng ban (1976).

Từ năm 1976 đến cuối năm 1978, tổ chức của Ban gồm Văn phòng và 9 vụ đã cơ bản được kiện toàn (Riêng Vụ Khoa học tự nhiên và kỹ thuật chưa được thành lập vì chưa có cán bộ).

Sau giải phóng miền Nam, để tăng cường lãnh đạo và chỉ đạo đối với công tác tuyên huấn và công tác khoa giáo của các tỉnh Nam Bộ, ngày 19 – 2 – 1976, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Quyết định số 21 QĐ/TW “Thành lập ở B2 một bộ phận công tác của Ban Tuyên huấn Trung ương và Ban Khoa giáo Trung ương và chỉ định:

“- Đồng chí Vũ Đình Liệu (tức Tư Bình), Phó trưởng ban Tuyên huấn Trung ương, làm trưởng bộ phận công tác.

– Đồng chí Phạm Văn Kiết (tức Năm Vận), Phó trưởng ban Khoa giáo Trung ương làm phó bộ phận công tác”.

Bộ phận công tác này làm việc đến tháng 9/ 1976 thì tách thành hai bộ phận chuyển về Ban Tuyên huấn Trung ương và Ban Khoa giáo Trung ương. Tổng số cán bộ về Ban Khoa giáo Trung ương có 32 người, trong đó có 10 cán bộ nghiên cứu, còn lại là những nhân viên phục vụ, lái xe… Sau đó, đại bộ phận cán bộ nhân viên này lần lượt chuyển sang các cơ quan khác trong năm 1977 và 1978. Đến cuối năm 1979, còn lại 4 người thuộc bộ phận B2 của Ban tại T78.

ở Khu 5, không lập bộ phận Tuyên giáo. Năm 1976, Ban Khoa giáo Trung ương lập bộ phận công tác (B1) gồm 6 cán bộ, đặt tại Đà Nẵng để theo dõi các tỉnh thuộc Khu 5 cũ. Trong năm 1977, số cán bộ này lần lượt chuyển công tác và đi học, trong đó một đồng chí chuyển vào bộ phận B2 của Ban(vào năm 1978).

Đầu năm 1980, Bộ Chính trị quyết định để đồng chí Tố Hữu thôi giữ chức Trưởng ban và đồng chí Trần Quang Huy thôi giữ chức Phó trưởng ban Khoa giáo Trung ương; phân công đồng chí Bùi Thanh Khiết, ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng (khóa IV) làm Trưởng ban Khoa giáo Trung ương.

Trong hai năm 1981 – 1982, Ban Bí thư lần lượt cử thêm các đồng chí Phó trưởng ban Khoa giáo Trung ương: Đặng Quốc Bảo (Phó trưởng ban thứ nhất),Võ Thuần Nho, Phạm Như Cương, Trịnh Văn Tự.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội V, các nghị quyết của Trung ương và Nghị quyết 32 của Bộ Chính trị (khóa IV) về công tác tổ chức, ngày 11 – 9 – 1982, Ban Bí thư (khóa V) đã ra Quyết định số 05NQ/TW ban hành qui chế tổ chức và làm việc của các ban và cơ quan giúp việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Bản qui chế của Ban Bí thư có 4 phần, gồm 21 điều, trong đó có quy định :

Điều 1: Các ban của Trung ương là cơ quan tham mưu của Ban Chấp hành Trung ương , giúp Trung ương làm các chức năng nghiên cứu, theo dõi, kiểm tra và quản lý một số mặt công tác theo qui định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư”.

Nói chung, các ban giúp Trung ương nghiên cứu, theo dõi hoạt động của các cấp ủy, các ngành đều được giao các trách nhiệm sau đây: “chuẩn bị hoặc tham gia chuẩn bị các kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; giúp Bộ Chính trị và Ban Bí thư hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thi hành các nghị quyết của Trung ương ở các ngành, các cấp; làm tốt công tác tư tưởng, công tác tổ chức và công tác quản lý cán bộ, trong phạm vi từng ban phụ trách; hướng dẫn nghiệp vụ cho các ban cấp dưới” (Nghị quyết số 10 NQ/TW, ngày 27 – 7 1978).

“Điều 20: Mỗi ban và cơ quan giúp việc Trung ương, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được Trung ương giao, vào qui chế làm việc của Trung ương và bản qui chế này, để tiến hành công tác kiện toàn tổ chức, bố trí bồi dưỡng cán bộ, bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao…”.

Thực hiện Nghị quyết 32 của Bộ Chính trị (khóa IV), ngày 2 – 5 – 1981, Ban Khoa giáo Trung ương đã lập Ban kiện toàn cơ quan để chuẩn bị đề án kiện toàn tổ chức và bố trí sắp xếp cán bộ.

Căn cứ vào hoạt động thực tế của Ban và dựa vào qui chế 05 của Ban Bí thư, trong các năm 1981 -1982, Lãnh đạo Ban đã có những quyết định thay đổi về tổ chức so với sơ đồ năm 1978 ở trên. Cụ thể là :

– Giải thể Vụ Địa phương, giao cho Văn phòng Ban làm nhiệm vụ theo dõi, tổng hợp tình hình tổ chức và hoạt động của hệ thống khoa giáo địa phương.

– Sáp nhập Vụ Chính trị và Vụ Khoa học xã hội thành Vụ KHXH.

– Thành lập Vụ Khoa học tự nhiên và kỹ thuật.

– Văn phòng Ban có các bộ phận: bộ phận tổng hợp, phòng hành chính -lưu trữ, phòng quản trị, phòng thông tin – tư liệu, đội xe.

– Lập tổ chuyên viên ở B2 (T78) để giúp Ban theo dõi kiểm tra công tác khoa giáo ở các tỉnh, thành phía Nam. Trong thực tế, tổ chuyên viên này chỉ tồn tại một thời gian ngắn, sau đó các chuyên viên đươc phân về các vụ, nhưng vẫn thường trú ở T78. Sau này chỉ còn lại 3 cán bộ, được chuyển thành bộ phận B2 của Văn phòng Ban.

Thành lập Đảng bộ khối cơ quan khoa giáo trung ương .

Từ đầu năm 1968 đến đầu năm 1978, Đảng bộ cơ quan Ban Khoa giáo Trung ương thuộc Đảng bộ cơ quan dân chính Đảng trung ương. Từ ngày 20 – 2 – 1978, Đảng bộ cơ quan Ban thuộc Đảng bộ quận Ba Đình theo Quyết định 14 của Ban Bí thư (khóa IV).

Ngày 8 – 11 – 1982, Ban Bí thư ra Quyết định số 12QĐ/ TW thành lập các Đảng bộ khối cơ quan trung ương.

Đảng bộ khối cơ quan khoa giáo trung ương ban đầu gồm 11 đảng bộ cơ quan trực thuộc:

Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ khối do Ban Bí thư chỉ định có 7 ủy viên, đồng chí Đặng Quốc Bảo được chỉ định làm Bí thư.

Văn phòng Đảng ủy khối (ĐUK) đặt tại Ban Khoa giáo Trung ương, gắn với Ban về biên chế và quản lý hành chính Nhà nước.

Sau khi được thành lập, Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ khối (ĐBK) đã nhanh chóng tiếp nhận các tổ chức đảng từ Đảng bộ thành phố Hà Nội, triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương và tập trung vào công tác chỉ đạo đại hội (vòng 2) của các đảng bộ cơ quan trong khối, đồng thời chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng bộ khối lần thứ nhất theo qui định của Điều lệ Đảng và sự chỉ đạo của Trung ương.

Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng bộ khối được tổ chức trong hai ngày 3 và 4 – 4 – 1984, đã kiểm điểm ưu điểm và thiếu sót sau hơn một năm hoạt động, xác định nhiệm vụ của Đảng bộ trong nhiệm kỳ 1984 – 1985 và bầu BCH Đảng bộ khối khóa I gồm 17 ủy viên. Đồng chí Hồ Trúc, Phó trưởng ban Khoa giáo Trung ương được bầu làm Bí thư Đảng ủy khối.

Tháng 12 – 1984, đồng chí Hồ Trúc được Trung ương cử làm chuyên gia giúp nước bạn Lào.

Vào tháng 1- 1984, đồng chí Trưởng ban Bùi Thanh Khiết từ trần. Đồng chí Lê Quang Đạo, Bí thư Trung ương Đảng (khóa V), được phân công làm Trưởng ban Khoa giáo Trung ương.

Trong năm 1985, đồng chí Phạm Như Cương được cử làm Chủ nhiệm Uỷ ban KHXHVN và đồng chí Nguyễn Duy Qúy, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội được bổ nhiệm làm Phó trưởng ban Khoa giáo Trung ương.

Thời kỳ 1986 – 1997

Đại hội VI của Đảng (12/1986) đã đặt cơ sở cho công cuộc đổi mới toàn diện đất nước (trong đó có các lĩnh vực công tác khoa giáo) mà trước hết là đổi mới tư duy kinh tế.

Theo chỉ đạo của Ban Bí thư, Ban và Đảng ủy khối đã tổ chức đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong đảng viên và quần chúng tham gia thảo luận đóng góp ý kiến xây dựng các văn kiện của Trung ương chuẩn bị cho Đại hội VI.

Đại hội đại biểu Đảng bộ khối lần thứ II (24 – 28/10/1986), đã dành nhiều thời gian thảo luận bản tổng hợp ý kiến của cán bộ, đảng viên thuộc Đảng bộ khối và thống nhất những nội dung đề nghị lên Trung ương sửa chữa, bổ sung các văn kiện sẽ trình ra Đại hội VI.

Đại hội đã bầu đoàn đại biểu của Đảng bộ đi dự Đại hội VI (11 đại biểu) và bầu Ban Chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ II, gồm 17 ủy viên. Đồng chí Nguyễn Duy Qúy, Phó trưởng ban Khoa giáo Trung ương được bầu làm Bí thư Đảng ủy khối.

Sau Đại hội VI, đồng chí Đặng Quốc Bảo được bổ nhiệm làm Trưởng ban Khoa giáo Trung ương.

Tổ chức bộ máy của Ban vào cuối năm 1987, về cơ bản vẫn giữ như năm 1982. Riêng về lĩnh vực giáo dục, vào năm 1983, Vụ Giáo dục chuyên nghiệp nhập vào Vụ Giáo dục đại học thành Vụ Đại học- trung học chuyên nghiệp. Năm 1987, Vụ Giáo dục phổ thông và Vụ Đại học – trung học chuyên nghiệp được hợp nhất lại thành Vụ Giáo dục.

Vào năm 1987, tình hình kinh tế – xã hội tiếp tục suy giảm; nhiều cơ sở giáo dục, y tế tiếp tục xuống cấp.

Thực hiện chức năng là cơ quan tham mưu của Trung ương, Lãnh đạo Ban đã mạnh dạn đặt vấn đề phải nhận thức lại cho đúng về chủ nghĩa xã hội, và từ đó phải tổ chức thật tốt việc nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết Đại hội VI, nhằm giúp cho cán bộ, đảng viên trong khối, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ tham mưu, có được cơ sở nhận thức mới để xây dựng chiến lược phát triển các ngành khoa giáo, tìm kiếm những giải pháp tình thế nhằm khắc phục khó khăn, từng bước ổn định để có thể tiếp tục phát triển các mặt công tác khoa giáo.

Ban đã mạnh dạn đổi mới phương thức thực hiện chức năng tham mưu để có thể đề xuất được với Trung ương những vấn đề quan trọng, có ý nghĩa chiến lược.

Trong nhiệm kỳ Đại hội VI, Ban đã tổ chức nhiều cuộc sinh hoạt khoa học, tập hợp trí tuệ của nhiều cán bộ khoa học và cán bộ chỉ đạo thực tiễn ở cả trong và ngoài khối, góp phần xây dựng những luận cứ khoa học cho các chủ trương đổi mới của Đảng, từng bước hình thànhhệ thống quan điểm đổi mới hoạt động của các lĩnh vực công tác khoa giáo.

Về công tác tổ chức – cán bộ, trong những năm 1987 – 1990, Ban đã tham mưu cho Trung ương và tham gia ý kiến với Chính phủ trong việc chỉ đạo các ngành kiện toàn tổ chức, sắp xếp lại cán bộ; cùng với Đảng ủy khối chỉ đạo sắp xếp các tổ chức đảng, chỉ đạo đại hội của các đảng bộ cơ quan trong khối.

Trong năm 1988, Chính phủ đã có những quyết định quan trọng về thay đổi tổ chức của một số ngành trong khối, nhằm rút gọn đầu mối, nâng cao hiệu lực quản lý và điều hành, cụ thể là : sáp nhập ủy ban Bảo vệ bà mẹ và trẻ em trung ương vào Bộ Giáo dục; sáp nhập Tổng cục Dạy nghề vào Bộ Đại học – trung học chuyên nghiệp thành Bộ Đại học – THCN và Dạy nghề.

Đến năm 1990, Chính phủ tiếp tục có các quyết định : hợp nhất hai Bộ Giáo dục, Đại học – THCN và Dạy nghề thành Bộ Giáo dục và Đào tạo; sáp nhập Tổng cục TDTT vào Bộ Văn hóa- Thông tin; chuyển Uỷ ban KHXH Việt Nam thành Viện KHXHVN.

Do tổ chức một số cơ quan thay đổi, nên các tổ chức đảng trực thuộc Đảng bộ khối cũng có những thay đổi theo. Ngoài ra, trong năm 1988, Đảng uỷ khối đã tiếp nhận Đảng bộ Viện Năng lượng nguyên tử quốc gia; thành lập chi bộ Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam trực thuộc Đảng bộ khối. Đến năm 1990, Đảng ủy khối đã quyết định thành lập Đảng bộ cơ quan Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam.

Về xây dựng tổ chức cơ quan Ban, Lãnh đạo Ban chủ trương đổi mới tổ chức và hoạt động của Ban, trước hết là xác định rõ và thực hiện đúng chức năng của Ban Đảng, một bộ phận hữu cơ của Ban Chấp hành Trung ương và do đó là cơ quan chiến lược của Trung ương.

Từ đó, Ban chủ trương phải chuyển các vụ chuyên quản thành các tổ chuyên viên, làm việc theo chế độ chuyên viên, nhằm phát huy triệt để tính năng động, độc lập, sáng tạo của từng cán bộ. Đồng thời, Ban đã xây dựng tiêu chuẩn chuyên viên để từng bước lựa chọn, bố trí và bổ sung cán bộ, sắp xếp lại lực lượng cán bộ trong Ban.

Trong qúa trình thực hiện chủ trương trên, Ban đã chuẩn bị đề án kiện toàn tổ chức và đã trình lên Ban Bí thư. Ngày 12 – 4 – 1988, Ban Bí thư ra Quyết định số 49-QĐ/TW, về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Ban Khoa giáo Trung ương.

Bản Quyết định nêu rõ:

“I. Về chức năng, nhiệm vụ của Ban.

Ban Khoa giáo Trung ương là cơ quan tham mưu chiến lược của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác khoa giáo, có chức năng giúp Trung ương nghiên cứu, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng thuộc các lĩnh vực khoa giáo, bao gồm khoa học (khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và kỹ thuật),giáo dục (giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học và chuyên nghiệp), y tế và thể dục thể thao; làm công tác tổ chức cán bộ và xây dựng Đảng trong các ngành khoa giáo theo qui định của Trung ương; hướng dẫn nghiệp vụ cho các Ban Khoa giáo hoặc Ban Tuyên giáo (về mặt công tác khoa giáo) của các cấp ủy Đảng…

II Về tổ chức, cán bộ và biên chế công tác của Ban.

…Tổ chức bộ máy và biên chế của Ban phải gọn nhẹ, coi trọng chất lượng.Bộ máy của Ban gồm có:

– Tổ chuyên viên về giáo dục,

– Tổ chuyên viên về khoa học xã hội,

– Tổ chuyên viên về khoa học tự nhiên và kỹ thuật,

– Tổ chuyên viên về y tế,

– Tổ chuyên viên về thể dục thể thao.

– Vụ Tổ chức cán bộ

– Văn phòng”

Ban đã tổ chức thực hiện Quyết định trên trong một thời gian và đạt được những kết quả nhất định. Nhưng sau đó do những khó khăn chủ quan và khách quan, Ban đã giải thể các tổ chuyên viên, hình thành lại các vụ chuyên quản như trước đây. Tháng 2/1989 Ban đã hợp nhất Phòng Thông tin tư liệu Ban Khoa giáo Trung ương và bộ phận thường trực Tạp chí Thông tin công tác khoa giáo thành một bộ phận công tác lấy tên là Trung tâm Thông tin tư liệu Ban Khoa giáo Trung ương.

Số lượng cán bộ của Ban vào cuối năm 1987 là 73 người, đến cuối năm 1991 còn 56 người (14 cán bộ chuyển đi, 4 cán bộ nghỉ hưu, 2 cán bộ đã từ trần; chỉ có 3 cán bộ mới được bổ sung về Ban).

Về cán bộ lãnh đạo Ban: năm 1988, đồng chí Phạm Tất Dong được bổ nhiệm làm Phó trưởng ban, đồng chí Trịnh Văn Tự chuyển sang Viện Khoa học Việt Nam (8/1988), đồng chí Hoàng Đài nghỉ hưu (10/1989).

Đại hội VII của Đảng (6/1991) – Đại hội của trí tuệ – đổi mới – dân chủ – kỷ cương – đoàn kết, có nhiệm vụ trọng đại, không chỉ tổng kết việc thực hiện đường lối đổi mới toàn diện của Đại hội VI, đề ra phương hướng nhiệm vụ 5 năm (1991 – 1995), mà còn thông qua Cương lĩnh mới của Đảng, thông qua Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2000.

Thực hiện chủ trương của Trung ương, ngay từ giữa năm 1990 , Ban và Đảng ủy khối đã tổ chức đợt sinh hoạt chính trị lấy ý kiến của cán bộ đảng viên, các nhà khoa học, đóng góp xây dựng Cương lĩnh, Chiến lược và các văn kiện khác của Trung ương chuẩn bị cho Đại hội VII .

Việc tổ chức nghiên cứu đóng góp ý kiến xây dựng các văn kiện Đại hội VII thực sự là một sinh hoạt dân chủ rộng lớn, thu hút hầu hết đảng viên và đông đảo quần chúng của các cơ quan trong khối; đã tiến hành nhiều cuộc hội thảo khoa học ở các ngành, các hội khoa học. Đợt sinh hoạt chính trị này đã kết hợp chặt chẽ với quá trình chuẩn bị và tiến hành đại hội (vòng 1) của các đảng bộ cơ quan và Đảng bộ khối.

Theo sự chỉ đạo của Trung ương, Đại hội đại biểu lần thứ III của Đảng bộ khối được tiến hành hai vòng. Đại hội vòng 1 có nhiệm vụ chủ yếu là thảo luận bản báo cáo tổng hợp ý kiến của đảng viên, cán bộ và của các đại hội chi bộ, đảng bộ cơ quan, đề xuất ý kiến lên Trung ương. Đại hội đã bầu Đoàn đại biểu đi dự Đại hội VII của Đảng (18 đại biểu).

Sau Đại hội VII, đồng chí Nguyễn Đình Tứ, Bí thư Trung ương Đảng được phân công làm Trưởng ban Khoa giáo Trung ương; đồng chí Vũ Đình Cự, ủy viên Trung ương Đảng làm Phó trưởng ban kiêm nhiệm; đồng chí Nguyễn Duy Qúy, ủy viên Trung ương Đảng tiếp tục làm Phó trưởng ban kiêm nhiệm (trước Đại hội VII, đồng chí Nguyễn Duy Qúy đã được bổ nhiệm làm Viện trưởng Viện KHXH Việt Nam).

Sau Đại hội VII, Ban và Đảng ủy khối đã tổ chức các đợt sinh hoạt nghiên cứu quán triệt Nghị quyết Đại hội VII gắn với việc tổ chức các đại hội đảng bộ cơ quan (vòng 2).

Đại hội lần thứ III (vòng 2) của Đảng bộ khối được tổ chức trong hai ngày 3 và 4/ 4/1991, để kiểm điểm tình hình của Đảng bộ nhiệm kỳ II, xác định nhiệm vụ của Đảng bộ nhiệm kỳ III và bầu Ban Chấp hành Đảng bộ khối (15 ủy viên). Đồng chí Phạm Minh Hạc, ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Giáo dục và Đào tạo được bầu làm Bí thư Đảng ủy khối.

Trong nhiệm kỳ Đại hội VII, thực hiện chức năng tham mưu của Ban, lãnh đạo Ban đã cùng với các ngành đi sâu nghiên cứu, tổng kết qúa trình đổi mới của các ngành khoa giáo từ sau Đại hội VI, chuẩn bị cho Trung ương ra các chỉ thị, nghị quyết về các lĩnh vực công tác khoa giáo. Các nghị quyết của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo; về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân; về chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình và Nghị quyết Hội nghị lần thứ bẩy của Ban Chấp hành Trung ương về khoa học và công nghệ, đã đánh dấu một mốc quan trọng trong qúa trình hình thành hệ thống quan điểm đổi mới của Đảng trên các lĩnh vực công tác khoa giáo.

Về công tác tổ chức cán bộ, Ban đã tiếp tục giúp Bộ Chính trị và Ban Bí thư lãnh đạo quá trình kiện toàn tổ chức của các cơ quan bộ, ngành trong khối theo quyết định của Trung ương Đảng và Chính phủ; cùng với Đảng ủy khối chỉ đạo công tác xây dựng Đảng theo Nghị quyết Trung ương 3 về đổi mới và chỉnh đốn Đảng.

Trong năm 1993, Trung ương Đảng và Chính phủ đã có các quyết định quan trọng về tổ chức của các ngành khoa giáo: táchTổng cục TDTT ra khỏi Bộ Văn hóa -Thông tin và chuyển trở lại khối khoa giáo; đổi tên ủy ban KHKT Nhà nước thành Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường; thành lập ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam; chuyển Học viện Hành chính quốc gia về khối khoa giáo…

Trong năm 1994, Chính phủ tiếp tục có các quyết định: sáp nhập Viện KHCN quốc gia (thuộc khối I) và Viện Năng lượng nguyên tử quốc gia vào Bộ KHCN và MT; sáp nhập Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước vào Tổng cục Địa chính (thuộc khối kinh tế); đổi tên Viện KHXH VN thành Trung tâm KHXH và nhân văn quốc gia; đổi tên Viện KHVN thành Trung tâm KHTN và công nghệ quốc gia.

Sự thay đổi về tổ chức của các cơ quan Nhà nước dẫn đến sự thay đổi của các tổ chức đảng trực thuộc Đảng bộ khối. Ban cùng với Đảng uỷ khối đã chỉ đạo làm tốt công tác tư tưởng để sớm ổn định tổ chức, bảo đảm hoạt động bình thường ở những nơi có thay đổi về tổ chức.

Đầu năm 1992, Ban đã tiến hành rút kinh nghiệm về việc thực hiện Quyết định 49 của Ban Bí thư, dự thảo chức năng nhiệm vụ và tổ chức của Ban để trình lên Ban Bí thư ra quyết định mới thay cho Quyết định 49-QĐ/TW.

Ngày 26/3/1992, Ban Bí thư đã ra Quyết đinh số 26-QĐ/TW về “chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Ban Khoa giáo Trung ương”, nêu rõ: ” Ban Khoa giáo Trung ương là cơ quan tham mưu của Ban chấp hành Trung ương, mà trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác khoa giáo”.

Quyết định 26 nêu 4 nhiệm vụ của Ban với các nội dung về : nghiên cứu, kiểm tra, tiến hành công tác tổ chức và cán bộ, hướng dẫn công tác khoa giáo cho các cấp ở địa phương.

Về tổ chức bộ máy của Ban, Quyết định 26 nêu:

” Ban Khoa giáo Trung ương được kiện toàn theo hướng nâng cao chất lượng, tinh gọn bộ máy.

Căn cứ vào Quyết định này, Ban Khoa giáo Trung ương tổ chức bộ máy, sắp xếp cán bộ và xây dựng qui chế làm việc của Ban…”

Về tổ chức khoa giáo địa phương, Quyết định 26 nêu:

” ở các thành phố lớn và các tỉnh tập trung nhiều trường đại học và viện nghiên cứu cần tổ chức Ban Khoa giáo giúp cấp ủy tham mưu về công tác khoa giáo. ở các địa phương khác có bộ phận khoa giáo trong Ban Tuyên giáo”.

Thực hiện Quyết định 26 của Ban Bí thư và căn cứ vào yêu cầu hoạt động của các mặt công tác khoa giáo trong tình hình mới, Lãnh đạo Ban đã có các quyết định:

– Giải thể Vụ tổ chức cán bộ, giao cho các vụ chuyên quản giúp Ban theo dõi công tác tổ chức-cán bộ, công tác xây dựng Đảng ở các ngành, giao cho Văn phòng Ban giúp Ban về công tác tổ chức – cán bộ nội bộ Ban.

-Thành lập lại Vụ Khoa giáo địa phương.

– Tách Trung tâm Thông tin công tác khoa giáo và Tạp chí Công tác khoa giáo thành 2 đơn vị độc lập, trực thuộc Lãnh đạo Ban.

Số lượng biên chế của Ban từ năm 1991 đến 1995 hầu như không đổi (năm 1991: 56, 1992: 55; 1993: 54;1994: 54; 1995: 56).

Về lãnh đạo Ban, năm 1994 đồng chí Nguyễn Hữu Tăng được bổ nhiệm làm Phó trưởng ban Khoa giáo Trung ương.

Đối với tổ chức khoa giáo địa phương, từ năm 1986, do yêu cầu sắp xếp tổ chức, tinh giản biên chế, có một số tỉnh tiến hành hợp nhất Ban Khoa giáo và Ban Tuyên huấn thành Ban Tuyên giaó, trong đó có bộ phận khoa giáo. Những năm tiếp sau lần lượt nhiều tỉnh, thành khác cũng hợp nhất hai ban thành Ban Tuyên giáo, như trước khi có Thông tri 289 của Ban Bí thư.

Mặc dù ở hầu hết tỉnh, thành không còn Ban Khoa giáo nhưng Ban Khoa giáo Trung ương vẫn kiên trì hướng dẫn các địa phương giữ bộ phận khoa giáo trong Ban Tuyên giáo. Cuối năm 1995 theo báo cáo chưa đầy đủ, ở 45 tỉnh, thành đã có 128 cán bộ cấp tỉnh và 628 cán bộ cấp huyện chuyên trách công tác khoa giáo. đồng thời, Ban duy trì việc tổ chức các hội nghị khoa giáo địa phương để hướng dẫn công tác. Từ năm 1986 đến 1997, Ban đã tổ chức 4 hội nghị khoa giáo toàn quốc vào các năm 1988, 1992, 1994, 1997.

Ngoài ra, kể từ năm 1992, hằng năm Ban phối hợp với các ngành trong khối đã tổ chức nhiều hội nghị chuyên đề về từng mặt công tác khoa giáo (theo các cụm tỉnh hoặc theo vùng) để trao đổi kinh nghiệm, hướng dẫn công tác, như: các hội nghị về xã hội hóa công tác y tế, về công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình, về xóa mù chữ và phổ cập tiểu học, về các mô hình hoạt động khoa học và công nghệ, bảo vệ môi trường… Ban cũng đã tổ chức nhiều lớp tập huấn ngắn ngày về nghiệp vụ công tác khoa giáo cho cán bộ khoa giáo cấp tỉnh, cấp huyện.

Để chuẩn bị cho Đại hội VIII của Đảng, theo sự chỉ đạo của Ban Bí thư, từ năm 1995, Ban và các ngành trong khối đã tổ chức kiểm điểm, đánh giá 10 năm đổi mới hoạt động của các ngành khoa giáo, khẳng định những thành tựu, đồng thời chỉ ra những bất cập, thiếu sót và nhất là những tiêu cực nảy sinh do tác động của cơ chế thị trường; trên cơ sở đó đã kiến nghị với Đại hội VIII những chủ trương về phát triển các mặt công tác khoa giáo phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội và công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Đại hội đại biểu Đảng bộ khối lần thứ IV (từ 25 đến 27/4/1996) đã thảo luận góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện của Trung ương chuẩn bị cho Đại hội VIII, đánh giá hoạt động của Đảng bộ trong nhiệm kỳ III, xác định nhiệm vụ của Đảng bộ nhiệm kỳ 1996-2000, bầu đại biểu đi dự Đại hội VIII (12 đại biểu) và bầu Ban Chấp hành Đảng bộ khối khoá IV gồm 17 ủy viên. Đồng chí Phạm Minh Hạc được bầu tiếp tục làm Bí thư Đảng uỷ khối.

Trong Đại hội VIII đồng chí Nguyễn Đình Tứ đã được bầu là uỷ viên Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương, nhưng đồng chí đã đột ngột từ trần ngày 28 -6 -1996.

Sau Đại hội VIII, Bộ Chính trị đã phân công đồng chí Đặng Hữu, uỷ viên Trung ương Đảng, làm Trưởng ban Khoa giáo Trung ương. Tiếp sau đó, Bộ Chính trị đã phân công đồng chí Phạm Minh Hạc, Uỷ viên Trung ương Đảng, làm Phó trưởng ban thứ nhất Ban Khoa giáo Trung ương.

Đại hội VIII của Đảng (tháng 6/1996) là một sự kiện chính trị trọng đại, đánh dấu một bước ngoặt lịch sử đưa nước ta chuyển sang thời kỳ mới – thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì hạnh phúc của nhân dân.

Sau Đại hội VIII, thực hiện Chỉ thị 01-CT/TW, ngày 15-8-1996, của Bộ Chính trị về việc phổ biến, quán triệt và triển khai Nghị quyết Đại hội VIII, Ban và Đảng uỷ khối đã tổ chức các lớp nghiên cứu quán triệt Nghị quyết, đi sâu liên hệ kiểm điểm tình hình các mặt công tác khoa giáo, xây dựng chương trình hành động để thực hiện Nghị quyết và xác định những nhiệm vụ của từng ngành khoa giaó phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Ban đã tổ chức Hội nghị khoa giáo toàn quốc (tháng 2 – 1997) để hướng dẫn việc thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII, đặc biệt là các Nghị quyết Trung ương 2 về giáo dục – đào tạo và khoa học – công nghệ. Tại Hội nghị này, đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười đã đến thăm và nói chuyện với các đại biểu, Đồng chí Tổng Bí thư đã khẳng định : “Năm 1997 là Năm Khoa giáo”.

Trong năm 1997, Lãnh đạo Ban đã quyết định thành lập thêm Vụ Cán bộ khoa học và Quan hệ quốc tế.