Đẹn là tình trạng rất hay gặp ở trẻ sơ sinh, nhất là các bé sinh non. Tuy nhiên rất nhiều bà mẹ lại không biết đẹn ở trẻ sơ sinh là gì và chủ quan bỏ qua các dấu hiệu của bệnh khiến con khó chịu, ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mẹ có biết: Trẻ sơ sinh bị đẹn là sao?
Theo các chuyên gia đẹn ở trẻ sơ sinh tức là bé đang bị nấm miệng, nấm lưỡi,nấm khoang miệng. Thủ phạm gây bệnh chính là do nấm có tên Candida. Chúng thường ẩn nấp trong khoang miệng và khi có cơ hội sẽ sinh sôi phát triển và gây bệnh.
Các loại nấm là thủ phạm gây đẹn ở trẻ sơ sinh.
Nấm Candida albicans thường bùng phát khi mẹ không chú ý vệ sinh khoang miệng cho con mỗi ngày hoặc là sức đề kháng của bé kém nên nấm sẽ dễ hoành hành và phát bệnh. Nhất là các bé mà sinh non, sinh thiếu tháng hoặc không được bú sữa mẹ thì càng dễ bị.
Bên cạnh đó trẻ sơ sinh bị đẹn cũng có thể là do bị nhiễm nấm từ người mẹ trong quá trình sinh thường. Bởi nấm hay cư trú ở cơ quan sinh dục của nữ giới (tỷ lệ nữ giới bị nấm âm đạo cực kỳ cao), do vậy khi sinh thường nấm dễ dàng bám vào niêm mạc miệng trẻ, sau đó vài tuần sẽ bắt đầu phát triển.
Ngoài ra nếu bé nhà bạn mà sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài, quá 10 ngày trở lên hoặc ốm đau liên tục phải dùng nhiều kháng sinh cũng rất dễ bị đẹn. Nguyên nhân do kháng sinh không chỉ tiêu diệt những vi khuẩn có hại mà còn tiêu diệt cả những lợi khuẩn, gây rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, từ đó nấm cơ hội dễ hoành hành và gây bệnh.
Xem thêm: Tưa lưỡi bằng rau ngót đơn giản mà hiệu quả
Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị đẹn:
– Lúc bé mới bị nhiễm nấm thì chưa có dấu hiệu đặc trưng nên khó phát hiện, chỉ tầm một vài ngày sau đó bệnh phát triển mạnh mới có thể nhận biết được.
– Khi bé bị đẹn, mẹ sẽ thấy trong khoang miệng của bé, nhất là ở lưỡi của trẻ xuất hiện các chấm nhỏ có màu trắng ở đầu lưỡi. Sau đó các đốm này sẽ lan rộng hơn tạo thành các mảng trắng ở trên mặt lưỡi. Kích thước các đốm này cũng to nhỏ khác nhau.
– Nếu để lâu thì các đám màu trắng này sẽ lan sang cả mặt bên dưới của lưỡi rồi chuyển thành màu nâu, chúng mọc vào cả niêm mạc họng hoặc thanh quản…
– Bên cạnh đó khi bị đẹn ở lưỡi còn xuất hiện một số đường nứt nhỏ, các vết nứt có màu đỏ khiến trẻ cảm thấy đau rát và vô cùng khó chịu.
– Càng kéo dài các mảng trắng sẽ lan rộng khắp lưỡi, ra cả nướu, mép, 2 bên má. Thậm chí chúng có thể xuống sâu tận trong phổi và gây nguy hiểm cho đường hô hấp của trẻ.
Khi trẻ sơ sinh bị đẹn bé sẽ khó chịu do đau rát, cộm rát, vì thế bé liên tục quấy khóc, bỏ bú, ngủ không ngon giấc, bứt rứt trong người.
Đọc thêm: Tưa lưỡi bằng lá hẹ cho trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị đẹn điều trị như thế nào?
– Đầu tiên mẹ cần chú ý vệ sinh lưỡi sạch sẽ cho con bằng dung dịch nước muối sinh lý. Theo đó mẹ đeo gạc rơ lưỡi, nhúng vào nước muối rồi rà miệng trẻ, rà sạch các đầu lưỡi, nướu rồi 2 bên má của con để lột hết các mảng nấm, tránh cho nấm phát triển lan rộng.
Vệ sinh sạch sẽ vùng miệng cho trẻ giúp diệt nấm hiệu quả.
– Mỗi ngày mẹ lau lưỡi cho con 2-3 lần, gạc chỉ dùng 1 lần rồi vứt đi, lau nhẹ nhàng tránh đưa ngón tay quá sâu vào họng sẽ gây nôn trớ.
– Sử dụng các bài thuốc trị đẹn từ dân gian như dùng lá trầu không, cỏ mực, mật ong, rau ngót,… để rà lưỡi cho bé hàng ngày sẽ giúp diệt nấm tốt. Nhưng mẹ nhớ cần chọn lá sạch, rửa sạch rồi mới giã nát dùng, tránh dùng lá bẩn sẽ thêm viêm nhiễm.
– Sử dụng thuốc kháng nấm cho trẻ, việc dùng thuốc gì và như thế nào sẽ do bác sỹ chỉ định. Vì thế nếu con có biểu hiện nặng hãy cho con đi bệnh viện để kiểm tra, căn cứ vào đó bác sỹ sẽ có hướng dẫn cụ thể nhất.
Ngoài ra khi con bị đẹn thì mẹ nên ưu tiên cho bé bú mẹ nhiều hơn, vệ sinh sạch sẽ núm vú để phòng tránh lây nhiễm.
Hy vọng với một vài chia sẻ trên các mẹ có thể biết được trẻ bị đẹn là gì cũng như biết cách xử lý tốt nhất khi con bị bệnh, giúp tránh được các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với sức khỏe của trẻ.
Bài viết liên quan:
>>> Cách trị lông đẹn ở trẻ sơ sinh hiệu quả
>>> Kinh nghiệm tưa lưỡi bằng lá hẹ cho trẻ