Resale có nghĩa là bán lại cho người khác những món đồ mà mình đã mua. Đây là thuật ngữ được dùng rất nhiều trong làng thời trang, nhất là đối với các món đồ “limited” không sản xuất hàng loạt. Trong bài viết hôm nay hãy cùng mình đi tìm hiểu kỹ hơn resale là gì và một số lưu ý khi mua hàng resale nhé!
Resale là gì?
Resale là một từ tiếng anh bắt nguồn từ chữ sale – bán hàng. Resale là việc bán lại những món đồ mà bạn đã mua với giá chênh lệch so với hàng retail (hàng trưng bày chính thức) nhằm thu lại chút lợi nhuận. Khi mua hàng resale sẽ không có một mức giá cố định nào dành cho khách hàng cũng như người bán mà phụ thuộc vào mức độ “hot hit” của sản phẩm cũng như mức giá người bán tự đặt ra.
Mua hàng resale – nên hay không?
Thông thường không phải món đồ nào cũng được resale. Chủ yếu những món đồ bản giới hạn hoặc nổi tiếng khiến nhiều người muốn sở hữu ngay lập tức thì sẽ tự động phát sinh ra các sản phẩm resale. Với mục đích ban đầu là để giúp những người ở xa, những người không có thời gian, điều kiện để mua trực tiếp vẫn có cơ hội được sở hữu món đồ mình yêu thích. Đồng thời những người bán lại sẽ thu được một chút tiền “hoa hồng” coi như là công mua hộ. Lúc này, cộng đồng resale vẫn chưa quá phát triển rầm rộ mà chỉ là hình thức nhỏ lẻ, kiếm thêm.
Tuy nhiên với nhu cầu ngày càng tăng cao, những bộ sưu tập nổi tiếng gây “sốt” giới điệu mộ thì không khó để hiểu cộng đồng resale lại phát triển và lớn mạnh đến vậy. Cùng với đó là sự phá giá, đội giá ngất ngưởng dành cho những món đồ bình thường. Không khó để bạn gặp những đôi giày, chiếc áo hàng hiệu được resale gấp 10 lần giá trị ban đầu. Việc bỏ ra số tiền chênh lệch quá lớn như vậy có xứng đáng hay không? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra khi tình trạng này xảy ra.
Thực tế, nếu bạn là người đam mê thời trang cũng như vô cùng yêu thích món đồ đó và dư dả về kinh tế thì việc mua hàng resale không phải là điều gì xấu xa. Tuy nhiên, hãy thử nghĩ xem nếu bạn “cố sống cố chết” cũng phải mua bằng được món đồ đó với giá cao ngất ngưởng giá trị thực mà kinh phí hạn hẹp thì sẽ ra sao? Đừng để bản thân rơi vào cảnh nợ nần vì những món đồ không đáng.
Một trong những thương hiệu nổi tiếng thế giới bày tỏ thẳng thắn về việc resale giá “trên trời” chính là Nike. Khi ra mắt mẫu giày Air Jordan 1, hãng đã khéo léo thêm một hàng chữ “Not for resale” vào phần cạnh đế giày. Đây được coi là một lời cảnh tỉnh cho những ai thường xuyên mua hàng resale một cách thừa thãi. Jordan không muốn những sneaker hiểu sai giá trị của giày. Bởi giày là để đi trên chân, để trải nghiệm chứ không phải là để tủ kính khi mua với giá quá cao và không dám sử dụng.
>> Xem thêm: Midi là gì? Váy midi là gì? 20 cách mix đồ siêu xinh với chân váy midi
Những điều cần biết khi mua hàng Resale
Resale về bản chất không xấu nếu như bạn là người mua hàng thông minh, biết cách chi tiêu hợp lý với mỗi món đồ. Bởi vậy trước khi mùa một món đồ resale nào đó thì hãy “save” ngay lại những chú ý sau nhé!
Cân nhắc giá cả
Giá tiền là điều tiên quyết khi bạn mua bất kỳ sản phẩm chứ không riêng gì hàng resale. Ai chẳng muốn mua được sản phẩm tốt với giá hời đúng không? Nhưng trong thị trường resale, việc tìm hiểu giá cả vẫn vô xùng quan trọng. Khi một sản phẩm “hot hit” được ra mắt, nếu có thể thì hãy cố gắng mua hàng retail. Hoặc không thì bạn sẽ nhìn thấy tình trạng các “con buôn” thi nhau ôm hàng, mua thật nhiều để có thể resale với mức giá cao hơn.
Lúc này sẽ có rất nhiều nơi rao bán với mức giá khác nhau, thậm chí chênh lệch vài lần. Bởi có những người không muốn “hét” giá quá cao mà muốn bán đi một cách nhanh chóng và thu hồi vốn nên giá cũng không bị “đội” lên quá cao. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng may mắn như vậy. Bạn nên tìm hiều thật kỹ lưỡng và nhiều nguồn khác nhau để có mức giá hợp lý nhất nhé.
Kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng sản phẩm
Chính vì hàng resale thường là những sản phẩm “hot hit” và hiếm, khó mua nên tình trạng hàng nhái rất dễ xảy ra. Bởi bạn chưa được chạm vào sản phẩm chính hãng nên cũng rất khó để phân biệt khi các công nghê làm nhái ngày càng tinh vi. Chính vì vậy hãy luôn kiểm tra cẩn thận trước khi nhận hàng. Bạn nên yêu cầu người bán xuất tình được hóa đơn mua hàng tại store chính thức, từ đó so sánh mã code hoặc số hiệu sản phẩm trên hóa đơn với sản phẩm thực. Cùng với đó bạn có thể nhờ cộng đồng mạng nhận định giúp nhé.
Lựa chọn địa chỉ uy tín
Chắc chắn rồi, với một món đồ cao gấp nhiều lần giá trị thực thì hãy chắc chắn bạn tin tưởng đúng người để không mất tiền oan vào thứ đồ ít giá tị hơn. Trên mạng xã hội có rất nhiều người tự nhận là nơi buôn bán trung gian uy tín. Tuy nhiên như mình đã nói phía trên, hãy yêu cầu người bán xuất trình hóa đơn gốc để đảm bảo. Cùng với đó bạn có thể tham khảo các feedback – phản hồi của những người mua trước. Thường những trang bán hàng uy tín sẽ có rất nhiều feedback chân thực của khách hàng cũ.
Các dịch vụ đi kèm
Bên cạnh những lưu ý trên thì bạn cũng nên tìm hiểu các dịch vụ đi kèm của người bán. Ví dụ như bảo hành, freeship, đổi hàng nếu có lỗi,… Việc có thêm các dịch vụ đi kèm như vậy sẽ giúp cho bạn có nhiều quyền lợi hơn và đôi khi cũng giảm thiểu rủi ro, chi phí phát sinh đó.
Không nên mua quá nhiều cùng một lúc
Ngoài lề đôi chút là một lời khuyên dành cho bạn. Đừng dồn hết tất cả tài chính cá nhân vào một thương vụ mua bán. Nó sẽ ngốn của bạn kha khá tiền đó. Hãy là người mua hàng thông minh nhé!
Resale là một trong những cách bán hàng mới và có tốc độ tăng trưởng khá cao. Tùy vào độ “hot” của món đồ mà mức giá resale sẽ có sự chênh lệch khác nhau. Tuy nhiên hình thức mua bán này cũng có hai mặt lợi và hại. Tùy theo mức độ tài chính mà bạn có thể đưa ra những quyết định phù hợp nhé!
>> Xem thêm: Chân váy xòe kết hợp với áo gì? 20 CÁCH PHỐI ÁO với CHÂN VÁY XÒE không bao giờ lỗi mốt