A. ĐỀ BÀI
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:“Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vân là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biêt phân công, cổ gang, tích lũy ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cung có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại. Nếu chúng ta mong tiên lên từ văn hỏa, học thuật của giai đoạn này thì nhất định phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát. Nếu xóa bỏ hết các thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ, thì chưa biết chừng chúng ta đã lùi điểm xuất phát về đến mấy trăm năm, thậm chí là mấy nghìn năm trước. Lúc đó, dù có tiến lên cũng chi là đỉ giật lùi, làm kẻ lạc hậu ”
(Bàn về đọc sách – Chu Quang Tiềm)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn bản trên.Câu 3: Vì sao tác giả lại cho rằng “Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại”?Câu 4: Thông điệp mà anh/chị rút ra qua văn bản trên là gì?II. LÀM VĂN (7,0 điểm)Câu 1 (2,0 điểm)Đọc sách mang đến cho con người thật nhiều lợi ích. Từ việc đọc hiểu đoạn văn bản trên, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về một lợi ích của việc đọc sách.Câu 2 (5,0 điểm)
– Mình về mình có nhớ taMười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.Mình về mình có nhớ khôngNhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?- Tiếng ai tha thiết bên cồnBâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước điÁo chàm đưa buổi phân liCầm tay nhau biết nói gì hôm nay…
(Trích Việt Bắc – Tố Hữu, Ngữ văn 12 Tập 1, Nxb Giáo dục, 2010, Tr 109)
Phân tích đoạn thơ trên để làm sáng tỏ ý kiến cho rằng: Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị. Từ đó liên hệ với đoạn thơ sau trong bài Từ ấy để thấy được càng về sau chất trữ tình trong thơ Tố Hữu càng đậm nét: Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim…
(Trích Từ ấy – Tố Hữu, Ngữ văn 11 Tập 2, Nxb Giáo Dục, 2007, Tr 44)
B. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾTPhần I: Đọc hiểuCâu 1 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt của đoạn văn bản: nghị luận/ phương thức nghị luận.Câu 2 (1,0 điểm): Nội dung chính của đoạn văn bản: Vai trò to lớn của sách. Sách là con đường quan trọng của học vấn, là kho tàng cất giữ những di sản tinh thần của nhân loại.Câu 3 (1,0 điểm): “Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại” vì: mọi tri thức mà nhân loại có được trong quá trình phát triển đều được lưu giữ trong sách vở. Nêu không có sách, những giá trị ấy sẽ bị “vùi lấp ” đi. Câu 4 (0,5 điểm): Thí sinh có thể rút ra nhiều thông điệp khác nhau nhưng cần đảm bảo bám sát nội dung văn bản, sau đây là gợi ý:- Cần biết trân trọng sách.- Đọc sách là một con đường quan trọng của học vấn.II. LÀM VẨN (7,0 điểm)Câu 1 (2,0 điểm)1. Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn (0,25 điếm)Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,25 điểm)Lợi ích của việc đọc sách3. Triển khai vấn đề cần nghị luận (1,0 điểm)Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề cần nghị luận nhưng cần làm rõ được một lợi ích của việc đọc sách đối với con người. Có thể lựa chọn một trong các lợi ích sau để viết thành đoạn văn:- Đọc sách giúp nâng cao trí tuệ và hiểu biết- Đọc sách giúp trau dồi vốn từ, cách diễn đạt- Đọc sách bồi dưỡng tâm hồn- Đọc sách giúp giải trí, bớt căng thẳng…4. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm)Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt5. Sáng tạo (0,25 điểm)Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.Câu 2 (5,0 điểm)1 Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (0,25 điểm)Có đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm)Phân tích đoạn thơ trong bài Việt Bắc để chứng minh phong cách thơ trữ tình – chính trị của Tố Hữu, liên hệ với đoạn thơ trong bài Từ ấy để thấy được chất trữ tình trong thơ Tố Hữu ngày càng đậm nét.3. Triển khai vấn đề cần nghị luậnVận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứnga. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm)- Tố Hữu là lá cờ đầu trong nền thơ ca cách mạng Việt Nam, những trang thơ của ông luôn luôn gắn bó với các chặng đường lịch sử của dân tộc.- Thơ Tố Hữu là thơ của lí tưởng cộng sản. Nói đến thơ Tố Hữu là nói đến một hồn thơ trữ tình – chính trị tiêu biểu, nhất quán trong suốt cuộc đời cầm bút. Sáng tác của Tố Hữu tràn đầy chất men say hứng khởi đối với lí tưởng cộng sản. Tám câu đầu của bài thơ Việt Bắc rất tiêu biểu cho tính chất trữ tình – chính trị ấy.b. Giải thích nhận định (0,5 điểm)
– Thơ chính trị: Là thơ trực tiếp đề cập đến những vấn đề chính trị, những sự kiện chính trị nhằm mục đích tuyên truyền, cổ động. Chính vì thế, thơ chính trị thường có nguy cơ rơi vào khô khan, áp đặt.- Tuy nhiên, cái gốc của thơ nói chung, thơ Tố Hữu nói riêng vẫn là trữ tình. Trữ tình là bộc lộ trực tiếp ý thức, tình cảm, cảm xúc của con người đối với thế giới và nhân sinh. Mặt khác, cái tôi trữ tình luôn thể hiện tình cảm, cảm xúc trước thực tại trên tư cách phổ quát, động chạm tới những vấn đề chung của tồn tại con người (cái chết, tình yêu, nỗi buồn, lẽ song…). Cho nên, trữ tình trở thành tiếng lòng thầm kín của mọi người.=> Tố Hữu đã “trữ tình hóa ” những vấn đề chính trị bằng tình cảm mộc mạc, chân thành, tạo nên những vần thơ có sức rung cảm sâu xa. “Tố Hữu đã đưa thơ chính trị đạt đến trình độ rất đỗi trữ tình ” (Xuân Diệu).c. Phân tích 8 câu đầu bài Việt Bắc để chứng minh nhận định (1,5 điểm)* Chất chính trị:- Đoạn thơ đề cập đến một sự kiện lịch sử có ý nghĩa lớn với cả dân tộc: Trung ương Đảng và chính phủ rời căn cứ địa Việt Bắc để trở về Hà Nội sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954. Có thể nói, thời khắc lịch sử này là một ranh giới đặc biệt: thời chiến và thời bình, độc lập tự do và nô lệ… Cuộc chia tay giữa mình và ta trong đoạn thơ thực chất là cuộc chia tay giữa đồng bào Việt Bắc với người cán bộ kháng chiến => Mối quan hệ giữa quần chúng với nhân dân. Đây là một tình cảm lớn lao, mang tính chính trị, nó khác với những tình cảm riêng tư, cá nhân.- Cảm hứng chủ yếu của đoạn thơ là cảm hứng ân tình cách mạng, niềm biết ơn sâu sắc với Đảng, Bác Hồ, với căn cứ địa Việt Bắc. Kỉ niệm được nhắc đến là kỉ niệm về một thời cách mạng, một vùng cách mạng:+ Một thời cách mạng (75 năm ấy: được tính từ cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (1940) đến khi kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi (1954). Trong khoảng thời gian ấy Việt Bắc đã làm tròn sứ mệnh của một căn cứ địa cách mạng.+ Một vùng cách mạng: những hình ảnh cây, núi, sông, nguồn gợi nhớ về không gian rừng núi, nơi thủ đô gió ngàn với rừng cây núi đá…* Chất trữ tình:- Đoạn thơ được viết với kết cấu đối đáp giữa mình và ta trong một cuộc chia tay quyến luyến bịn rịn. Đó là cách xưng hô thân mật thường thấy trong ca dao, dân ca, là lời xưng hô trong tình yêu. lứa đôi, nghe tha thiết, bâng khuâng. Cuộc chia tay lớn mang ý nghĩa lịch sử trọng đại bỗng ùa về trong dáng dấp của cuộc biệt li giữa đôi lứa yêu nhau.- Nội dung đoạn thơ: là tiếng nói trữ tình tha thiết của người đi – kẻ ở+ Bổn câu đầu là tâm trạng người ở lại.-H- Điệp ngữ Có nhớ ta? Có nhớ không? Được nhắc lại liên tiếp nhấn mạnh vào mối bận tâm đau đáu của người ở lại; đồng thời hé lộ: nỗi nhớ là cảm xúc bao trùm cả bài thơ, là khởi đầu cho mọi nỗi niềm tâm sự được bộc bạch. Giọng cất lên đã là giọng của yêu thương trìu mến, nhung nhớ chia xa.++ Bao kỉ niệm tha thiết suốt 15 năm gắn bó đọng lại trong chữ thiết tha mặn nồng diễn tả tình cảm đậm sâu của những con người từng gắn bó lâu dài.++ Câu thơ Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn không chỉ gợi nhắc về không gian kháng chiến mà còn chạm đến một tình cảm thiêng liêng của cả dân tộc: Cây sống được nhờ ân tình của núi, nước chảy về xuôi nhờ ngọn nguồn dào dạt. Đó là lời nhắc nhở về lối sống ân nghĩa thủy chung của nhân dân ta: uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.+ Bốn câu sau diễn tả tâm trạng bâng khuâng, bồn chồn đầy lưu luyến, bịn rịn của người kháng chiến đối với cảnh và người Việt Bắc.++ Đại từ aỉ – một đại từ rất quen thuộc trong ca dao, dân ca; một đại từ vừa phiếm chỉ, vừa cụ thể làm cho lời thơ trở nên trữ tình, tha thiết như khúc hát giao duyên quan họ.++ Tâm trạng lưu luyến khi chia tay được gợi lên từ cả nội tâm (trong dạ) và dáng điệu (bước đĩ). Chỉ hai câu thơ lục bát nhưng đã diễn tả được 3 trạng thái tình cảm sâu sắc:• Từ láy thiết tha trong lời người ở lại đã được chuyển hóa thành tha thiết ưong lòng người ra đi => tạo nên sự đồng vọng, hô ứng về tình cảm: người ở lại thiết tha hỏi, người ra đi tha thiết nhớ.• bâng khuâng-, như tiếc nuối, hụt hẫng• bồn chồn-, cõi lòng không yên, nôn nao chờ đợi, phấp phỏng ngóng trông=> Các từ láy này đứng gần nhau tạo thành những vòng sóng cảm xúc, lan tỏa nhiều cung bậc, tạo không gian mến thương, nâng niu++ Hình ảnh “Ảo chàm ” vừa là hoán dụ chỉ người Việt Bắc, vì màu áo chàm là màu áo đặc trưng của người Việt Bắc, của vùng quê nghèo thượng du đồi núi, vừa là ẩn dụ, biểu tượng cho tấm lòng chung thủy sắt son. Trong tâm thức người Việt Nam, màu chàm nâu là màu đơn sơ chân thực, không kiểu cách lòe loẹt, nó là biểu tượng cho tâc lòng chung thủy của mọi người(Tố Hữu nói về tác phẩm)++ Hình ảnh: cầm tay nhau biết nói gì thể hiện thật xúc động tình cảm của kẻ ở, người đi. Im lặng cũng là một trạng thái trữ tình sâu lắng. Biết nói gì bởi dường như điều gì cũng muốn nói, bởi lòng bộn bề cảm xúc nên chẳng biết bắt đầu từ đâu, bởi nói gì cũng là chưa đủ, chưa thỏa cho 15 năm ấy thiết tha mặn nồng. Cái cử chỉ cầm tay ấy cũng đã thay cho mọi lời muốn nói. Nhịp thơ cũng đổi khác: 3/3 – 3/3/2 => diễn tả những bước chân ngập ngừng ko nỡ rời xa.=> Nếu như với kẻ ở, thương nhớ bật thành lời thì với người ra đi, lưu luyến nhớ thương lại biến thành im lặng. Nhưng lặng im mà không kém phần tha thiết mãnh liệt. Dù chưa nói lên bằng lời nhưng người ra đi cũng cùng một tâm trạng nhớ thương với người ở lại.
Có thể bạn quan tâm: Cảm nhận vẻ đẹp con người Việt Nam trong kháng chiếng chống Mỹd. Liên hệ với đoạn thơ trong bài Từ ấy để thấy được càng về sau chất trữ tình trong thơ Tố Hữu càng đậm nét (1,0 điểm)- Cảm nhận về đoạn thơ trong bài Từ ấy: Đoạn thơ diễn tả cảm xúc vui sướng, hạnh phúc, say mê của hồn thơ Tố Hữu khi lần đầu tiên bắt gặp ánh sáng lí tưởng cách mạng “ một nguồn cảm xúc thiêng liêng và chân thành xuất phát từ chính trái tim của nhà thơ. Đây cũng là xúc cảm tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu.+ Vẻ đẹp của lí tưởng cách mạng được thể hiện qua nghệ thuật ẩn dụ với các hình ảnh nắng hạ, mặt trời chân lí, các động từ bừng, chói -> Lí tưởng cách mạng như vầng mặt cười tỏa ánh sáng và hơi ấm, soi rọi khắp thế gian, mang lại sự sống cho muôn loài.+ Hình ảnh so sánh: Hồn tôi là một vườn hoa lá, các từ chỉ mức độ: rất đậm hương, rộn tiếng chim… đã cho thấy sự tác động to lớn của lí tưởng cách mạng tới tâm hồn nhà thơ, một nguồn sống dào dạt đang tuôn chảy trong trái tim người
thanh niên trẻ tuổi. Niềm vui hóa thành âm thanh rộn ràng như chim hót, thành sắc lá, sắc hoa tươi xanh, thành âm thanh tỏa lan ngọt ngào.- Chất trữ tình trong thơ Tố Hữu càng về sau càng đậm nét:+ Bài “Từ ấy” được sáng tác năm 1938, tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu ở thời kì đầu. Nhà thơ như choáng ngợp trước ánh sáng của lí tưởng cách mạng, thường sử dụng các hình ảnh rực rỡ, đẹp đẽ (mặt trời, nắng hạ), bút pháp lí tưởng hóa, đôi khi là thần thánh hóa sức mạnh của lí tưởng cách mạng. Giọng điệu chủ đạo ưong thơ ông là giọng ngợi ca, biết ơn với âm hưởng sôi nổi, vui tươi, tràn đầy hứng khởi.+ Bài “Việt Bắc” được sáng tác sau khi kháng chiến chống Pháp đã kết thúc (1954), trải qua quá trình trải nghiệm với cuộc sống của nhân dân, thơ Tố Hữu ngày càng đằm thắm. Các hình ảnh có tính lí tưởng hóa (nắng hạ, mặt trời chân lí) với giọng điệu ngợi ca hào sảng đã được thay thế bằng giọng điệu tâm tình, nhắn nhủ của lứa đôi với các hình ảnh giản dị, đời thường (áo chàm, cầm tay nhau,,.). Từ sự tuyệt đối hóa sức mạnh của lí tưởng cách mạng đến đây Tố Hữu đã ý thức sâu sắc hơn về mối quan hệ gắn bó keo sơn, tình nghĩa bền chặt với nhân dân kháng chiến… Tất cả đã cho thấy sự vận động trong hồn thơ Tố Hữu: vẫn gắn bó mật thiết với những sự kiện chính trị của dân tộc nhưng các sự kiện chính trị ấy ngày càng được “trữ tình hóa” bằng một giọng thơ ngọt ngào, thương mến nên dễ đi vào lòng người hơn.
Có thể bạn quan tâm: Hoàn cảnh ra đời bài thơ “Từ ấy”4. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm)Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.5. Sáng tạo (0,5 điểm)Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
Xem thêm >>> Cảm nhận đoạn thơ trong “Vội vàng” và “Từ ấy”
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chất trữ tình, chất chính trị là gì, đặc biệt là hiểu về chất thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu. Chúc các bạn học tập tốt <3