ƯU NHƯỢC ĐIỂM SƠN UV MÀ BẠN NÊN BIẾT

Sơn uv là gì

Sơn UV là một loại sơn thường được sử dụng trong các ngành nội thất như là đồ gỗ. Đây là một loại nguyên liệu rất quan trọng giúp đồ gỗ có thể tăng thêm những tính năng nổi bật. Cùng IGA tìm hiểu nhé!

Sơn UV là một loại sơn thường được sử dụng trong các ngành nội thất như là đồ gỗ, nhiều đặc điểm vượt trội

Sơn UV là một loại sơn thường được sử dụng trong các ngành nội thất như là đồ gỗ, nhiều đặc điểm vượt trội

Sơn UV là gì ? Mọi thứ bạn cần biết về sơn UV

Khái niệm

Sơn UV là gì chắc hẳn là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Sơn UV còn được biết đến như là một loại sơn lên bề mặt gỗ. Có thể phun sơn bằng súng phun sơn chuyên dụng hoặc dùng cọ để quét lên.

Sơn UV còn được biết đến như là một loại sơn lên bề mặt gỗ

Sơn UV còn được biết đến như là một loại sơn lên bề mặt gỗ

Có thể hiểu theo cách đơn giản đó là sau khi sơn trên bề mặt gỗ bằng súng sơn hoặc bằng cọ thì sẽ đến công đoạn đóng rắn ( có nghĩa là làm khô ) bằng các tia UV. Khác với những loại sơn khác như là sơn PU thì để lớp sơn khô thì cần phải pha 1 lượng chất làm cứng nhất định vào dung dịch sơn trước khi sơn.

Đặc điểm

Sơn UV có nhiều đặc điểm vượt trội và ưu việt hơn một số loại sơn khác trên thị trường. Đặc điểm nổi bật nhất có thể kể đến đó là độ phủ sơn rất đều và tốt. Tăng độ cứng cáp.

Ngoài ra thêm một điều nữa khiến sơn UV này được ưa chuộng đó là khả năng chống trầy xước. Vì những đặc điểm trên nên loại sơn này được dùng nhiều nhất đó là trên những sản phẩm sàn gỗ công nghiệp.

Sơn UV tối ưu nhất là dành cho những sản phẩm có kích thước nhỏ hoặc vừa phải

Sơn UV tối ưu nhất là dành cho những sản phẩm có kích thước nhỏ hoặc vừa phải

Để sơn UV thì cần phải có máy có thể phát ra tia cực tím. Đây là loại máy rất tân tiến nên vì thế để đầu tư máy này phục vụ cho việc sơn UV cho gỗ thì giá thành của sản phẩm thường sẽ cao hơn các loại sơn phổ biến trên thị trường. Nếu để khô nhờ tia cực tím của ánh sáng mặt trời thì chất lượng của sơn thường sẽ không cao.

Sơn UV tối ưu nhất là dành cho những sản phẩm có kích thước nhỏ hoặc vừa phải. Những sản phẩm cần sơn thì cần phải ở dạng thanh và đồng đều, ít có các góc cạnh.

Vì những lí do trên mà sơn PU vẫn được ứng dụng nhiều ở những sản phẩm có kích thước lớn hơn, khó sơn hơn, có nhiều góc cạnh. Một vài ví dụ như là cửa gỗ dành cho phòng ngủ, tủ bếp hay bàn ghế các loại thì sơn PU sẽ hợp hơn.

Quy trình sơn UV cho sàn gỗ

Thông thường quy trình sơn UV thường không quá phức tạp, chỉ cần xưởng sơn cần phải đáp ứng được máy phát tia cực tím vì thế mới có thể cho ra những sàn gỗ đẹp, ổn định, ít lỗi. Dưới đây là một vài bước trong quá trình sơn UV cho sàn gỗ.

quy trình sơn UV thường không quá phức tạp, chỉ cần xưởng sơn cần phải đáp ứng được máy phát tia cực tím vì thế mới có thể cho ra những sàn gỗ đẹp, ổn định, ít lỗi.

Quy trình sơn UV thường không phức tạp, chỉ cần xưởng sơn đáp ứng chất lượng máy phát tia cực tím mới có thể cho ra những sàn gỗ đẹp, ổn định, ít lỗi.

Bước 1: Ở bước đầu tiên thì sẽ sơn một lớp lên. Lớp này còn được gọi là sơn cấy chân. Nó có tác dụng kết dính lớp sơn vào sàn gỗ hơn. Bước này vô cùng quan trọng vì khi lớp sơn với sàn gỗ liên kết càng bền chặt thì hiệu quả bảo vệ sàn gỗ sẽ rất tốt.

Bước 2: Tiếp là đến bước sấy hồng ngoại. Ở bước này thì các thanh ván làm sàn gỗ sẽ được đưa và máy sấy tia hồng ngoại để tạo độ cứng và độ phủ hoàn hảo cho gỗ.

Bước 3: Ở bước này người ta thường gọi là sơn bả. Công dụng của bước này là làm mịn bề mặt gỗ đồng thời che đi những khuyết điểm nhỏ trên bề mặt của sàn gỗ.

Bước 4: Tiếp theo là tới bước sấy sơn UV và sơn lót lớp 1 + 2. Đầu tiên là sấy UV và sau đó tiếp tục sơn lót lần 1 cho sàn gỗ. Ở công đoạn này thì sàn gỗ sẽ được đưa vào máy sấy tịa cực tím để sấy khô ván gỗ trong khoảng thời gian quy định. Sau quá trình sấy UV thì tiếp tục sơn lót lớp 2 giúp bề mặt gỗ láng mịn và tăng độ bám dính cho các lớp sơn tiếp theo.

Bước 5: Ở công đoạn này tiếp tục sấy UV và chà sơn, hút bụi sơn và tiếp tục sơn lót lớp 3 + 4. Vẫn tiếp tục công đoạn sấy UV và sơn lót. Tiếp theo đó sẽ chà và hút bụi cho bề mặt sơn gỗ, giúp bề mặt sơn được sạch sẽ và giúp tăng độ liên kết và bám dính cho những lớp sơn UV tiếp theo.

Bước 6: Vẫn tiếp tục sấy UV và sơn lót lớp 5 + 6. Chỉ cần lặp lại các bước sấy UV và sơn lót như được miêu tả tại bước 4.

Bước 7: Ở bước này vẫn phải sấy UV và chà sơn, hút bụi sơn và sơn hoàn thiện đợt 1. Các bước sấy và hút bụi, chà sơn vẫn được thực hiện như các lần trước. Điểm khác biệt duy nhất là ở bước này sẽ có thêm sơn một lớp sơn hoàn thiện đợt 1 giúp chống trầy xước và nhăn bóng cho bề mặt sơn gỗ.

Bước 8: Sấy UV và sơn hoàn thiện đợt 2

Bước 9: Sấy UV lần cuối cùng. Ở bước này sẽ sơn UV lần cuối cùng trong máy chuyên dụng nên thời gian sẽ lâu hơn so với các lần trước.

Bước 10: Hoàn tất công đoạn sơn UV và cho ra sản phẩm hoàn thiện

Ưu điểm và nhược điểm của sơn UV

Đối với các loại sơn công nghiệp thì đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Dưới đây là một vài ưu điểm và nhược điểm của sơn UV đối với gỗ công nghiệp.

Ưu điểm của sơn UV là ó thể sử dụng những phương pháp phun sơn khác nhau cùng khả năng đóng rắn nhanh hơn so với những loại sơn khác

Ưu điểm của sơn UV là ó thể sử dụng những phương pháp phun sơn khác nhau cùng khả năng đóng rắn nhanh hơn so với những loại sơn khác

Ưu điểm của sơn UV

  • Có thể sử dụng những phương pháp phun sơn khác nhau

  • Khả năng đóng rắn nhanh hơn so với những loại sơn khác

  • Độ phủ sơn đều.

  • Độ rõ nét cao.

  • Độ cứng cáp cao, có khả năng chống trầy xước tốt.

  • Chịu được hóa chất và không thấm nước, chịu được thời tiết khắc nghiệt.

  • Thân thiện với môi trường.

Nhược điểm của sơn UV

  • Sơn này không được pha loãng nên có độ nhớt cao.

  • Phải dùng máy chiếu tia cực tím khi thực hiện.

  • Giá thành sơn UV cao.

Định lượng của sơn UV

Mỗi lớp sơn UV tiêu tốn màu khoảng 30gam đến 35gam trên một mét vuông

Mỗi lớp sơn UV tiêu tốn màu khoảng 30gam đến 35gam trên một mét vuông

Đối với sơn màu

Mỗi lớp sơn UV tiêu tốn màu khoảng 30gam đến 35gam trên một mét vuông . Vì thế mà để đạt được độ che nền cần phải sơn từ 2 lớp trở lên mới có thể đáp ứng được nhu cầu về thẩm mỹ. Vì thế ta có thể xác định được 60gam > 70gam dành cho một mét vuông. Nếu so sánh sơn PU truyền thống thì sơn UV sẽ lợi hơn rất nhiều.

Đối với sơn không màu

Đối với sơn không màu để màu sơn tự nhiên thì định lượng sơn UV từ 20gam đến 25 gam trên một mét vuông. Thông thường khi sơn màu tự nhiên thì chỉ thực hiện 1 lần. Chỉ với một lần cán thì độ phủ UV cao hơn nhiều so với một lần lót sơn PU.

Dựa vào những đặc điểm trên thì ta có thể thấy rằng đây là một hệ sơn chuyên dùng cho ngành sản xuất riêng biệt đó là ván sàn gỗ. Vì thế mà sơn UV cho gỗ thường không phổ biến bằng những loại sơn công nghiệp khác.

Với ngành nội thất nói riêng những sản phẩm như cửa gỗ hoặc là tủ bếp có nhiều góc cạnh thì người ta sẽ chủ yếu dùng sơn PU là chính vì sẽ tối ưu hơn là sơn UV. Riêng với những sản phẩm ván sàn gỗ với bề mặt gỗ nguyên tấm thì sơn UV sẽ tối ưu và vô cùng thích hợp. Chống được trầy xước và va đập mạnh.

Lưu ý khi sơn UV cho bề mặt gỗ

  • Khi tiếp xúc với sơn thì cần mang khẩu trang, găng tay bảo hộ khi làm. Nếu bị dính sơn thì phải rửa ngay bằng xà phòng ngay lập tức.

  • Tránh để sơn tiếp xúc với mắt, miệng và những vùng da nhạy cảm.

Khi tiếp xúc với sơn thì cần mang khẩu trang, găng tay bảo hộ khi làm

Khi tiếp xúc với sơn thì cần mang khẩu trang, găng tay bảo hộ khi làm

Lời kết

Với thông tin mà NỘI THẤT GIÁ RẺ IGEA cung cấp cho bạn đọc, hy vọng mọi người sẽ có thêm những thông tin vô cùng bổ ích về sơn UV.

Bộ phận tư vấn của nội thất Igea luôn sẵn sàng tư vấn, giải đáp những thắc mắc ý kiến của các bạn nếu như các bạn không ngần ngại đặt câu hỏi cho chúng tôi liên quan đến thị trường nội thất hiện nay. Hoặc truy cập website igea.com.vn thường xuyên để cập nhật thêm nhiều tin tức bổ ích mà chúng tôi chắt lọc, nghiên cứu, tìm tòi hằng ngày cho bạn đọc.

Ngoài ra, hơn 200+ mẫu sản phẩm các loại với đủ mọi kiểu dáng, mẫu mã, kích thước với công năng vô hạn chỉ trong tầm giá vừa phải luôn chào mừng quý khách đến tham quan và chọn mua sản phẩm ưng ý nhất.

Xin cảm ơn mọi người đã dành thời gian xem bài viết này và hẹn gặp lại mọi người trong nội dung sắp tới nhé!