Giới thiệu về Digital Literacy và 3 kỹ năng của năng lực công nghệ số

Giới thiệu về Digital Literacy và 3 kỹ năng của năng lực công nghệ số

Digital literacy là gì

Chúng ta đều biết thuật ngữ literacy – khả năng đọc và viết trong giáo dục. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, literacy không chỉ dừng lại ở mức đọc viết thông thường nữa mà đã trở thành digital literacy, tức là năng lực công nghệ số. Trong bài viết này, ClassIn sẽ giới thiệu với thầy cô về khái niệm này và 3 kỹ năng cần dùng khi áp dụng năng lực công nghệ số cũng như lí do tại sao chúng quan trọng nhé.

Khái niệm về Digital Literacy

Digital Literacy – Năng lực công nghệ số được Đại học Cornell định nghĩa là “khả năng tìm kiếm, đánh giá, sử dụng, chia sẻ và sáng tạo nội dung bằng công nghệ thông tin và Internet.”

Với định nghĩa này, digital literacy bao gồm một loạt các kỹ năng cần thiết mà học sinh cần nắm bắt để thành công trong kỷ nguyên 4.0: từ việc tìm kiếm, chọn lọc thông tin tới việc sáng tạo nội dung trực tuyến. Khi các phương tiện in ấn không còn phổ biến, những học sinh không cập nhật năng lực công nghệ số sẽ dần cảm thấy thiệt thòi, giống như người không biết đọc hoặc viết ngày xưa.

Vậy thì để học sinh cần cập nhật những kỹ năng gì khi năng lực công nghệ số ngày càng phát triển như vậy?

digital literacy

3 kỹ năng của năng lực công nghệ số

1. Tìm kiếm và chọn lọc thông tin

Người đọc nội dung trực tuyến không có nghĩa là họ hiểu biết về kỹ thuật số. Học sinh cũng cần biết cách tìm một phần nội dung cụ thể và cách ứng dụng nội dung đó đúng cách. Hiểu những điều cơ bản về an toàn trên Internet, chẳng hạn như mật khẩu hoặc bảo vệ dữ liệu cá nhân và sử dụng Internet một cách có ý thức là điều quan trọng. Chúng ta cũng cần có khả năng đánh giá thông tin một cách chính xác và phân biệt các nguồn tin giả với thông tin đáng tin cậy.

Mọi người sử dụng nhiều kỹ năng khác nhau trong quá trình đọc trên nền tảng trực tuyến vì nó khác rất nhiều so với các định dạng trên giấy. Nội dung kỹ thuật số không chỉ chứa văn bản hoặc hình ảnh mà còn chứa các liên kết, video và các mục được nhúng khác. Người học cần được giới thiệu kỹ lưỡng về tìm kiếm, đọc và đánh giá nội dung kỹ thuật số để có thể an toàn khi trực tuyến. Thầy cô Và phụ huynh có thể tìm một số các khóa học về kỹ thuật số cho con em mình.

2. Sáng tạo nội dung số

Sáng tạo nội dung số đã trở thành một hoạt động hàng ngày trong cuộc sống của mọi người. Mặc dù trẻ em ngày nay thường lớn lên với các thiết bị điện tử, nhưng chúng thường không có cơ hội tìm hiểu về cách tạo nội dung kỹ thuật số an toàn và có ý thức, chẳng hạn như khi tạo hình vẽ, video, đăng ảnh hoặc viết mã trò chơi, chỉ để đặt tên cho những cái phổ biến nhất. Điều này có thể dễ dàng lấp đầy với sự giúp đỡ của cha mẹ, thầy cô và với các khóa học kỹ thuật số được phát triển đặc biệt dựa trên đặc điểm lứa tuổi của các em.

3. Giao tiếp trực tuyến và chia sẻ những nội dung số

Mọi người thường không nghĩ về hậu quả khi chia sẻ các nội dung số trực tuyến. Chúng ta cần phải hiểu rằng những thông tin chúng ta chia sẻ sẽ luôn tồn tại trên các trang mạng. Chúng ta cần có ý thức về những yếu tố an toàn khi chia sẻ những hình ảnh, video hoặc bình luận. Học sinh vì vậy phải có trách nhiệm khi sáng tạo nội dung số và chia sẻ chúng, ví dụ như trên các mạng xã hội, để hiểu rằng những nguy hiểm đằng sau cũng như những lợi ích của việc này.

Digital literacy là một loại năng lực vô cùng quan trọng đối với nền giáo dục hiện nay. Khi công nghệ trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày, chúng ta không thể dễ dàng bỏ qua việc mà dũa kỹ năng sử dụng công nghệ của bản thân. Thầy cô nên có những phương pháp kết hợp năng lực công nghệ số vào quá trình giảng dạy để một phần nâng cao khả năng sử dụng công nghệ của các em học sinh.

>>> Xem thêm: Học tập cộng tác là gì? 5 cách ứng dụng mô hình này vào dạy học trực tuyến