An ninh chính trị là gì? Vai trò công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ?

Bảo vệ an ninh chính trị nội bộ là gì

Từ trước đến nay, bảo vệ an ninh chính trị nội bộ là một nhiệm vụ quan trọng có tính chiến lược, lâu dài trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh. Đây không chỉ là trách nhiệm của lực lượng Công an, mà còn là trách nhiệm của các cấp uỷ, các tổ chức Đảng và toàn thể cán bộ, đảng viên.

1. An ninh chính trị là gì?

“An ninh” có nghĩa là tình hình trật tự xã hội bình thường, yên ổn. Không có rối loạn, không rối ren. Hoặc nếu muốn hiểu theo một cách đơn giản hơn. Đó là khả năng có thể giữ vững sự an toàn trước các mối đe dọa.

Mọi người thường cho rằng an ninh chỉ gắn với cộng đồng rộng lớn. Một quốc gia nhưng thực tế an ninh đang dần tập trung vào cá nhân nhiều hơn. Khái niệm đó gọi là An ninh con người. Nó đang được ngày càng chú trọng. Bởi khi mỗi con người đều được đảm bảo an ninh sẽ là động lực giúp đảm bảo an ninh cho toàn xã hội.

Khi mọi người được đảm bảo an ninh, đời sống sẽ ấm no, hạnh phúc. Bởi con người không phải sống trong những nỗi sợ hãi bởi những mối nguy hiểm thường trực. Những sự việc gây nguy hại đến cuộc sống của họ. Mỗi cá thể trong xã hội chính là động lực để phát triển. Các biện pháp đảm bảo an ninh của mỗi quốc gia. Điều này được thể hiện rõ trong quan điểm của các nước lớn như Canada, Na Uy, Nhật Bản…

An ninh chính trị là một bộ phận của an ninh quốc gia, có nội dung chính là đảm bảo sự ổn định chính trị, trật tự xã hội; nghĩa là đảm bảo hiệu quả và hiệu lực của quyền lực chính trị trong quốc gia đó; trong đó, vấn đề cốt lõi nhất là bảo vệ chủ quyền quốc gia.

An ninh chính trị trong tiếng Anh được hiểu là Political security.

Công tác Bảo vệ chính trị nội bộ là tổng thể các hoạt động xuất phát từ bên trong hệ thống chính trị nhằm phòng ngừa, phát hiện, giải quyết đối với những việc, hiện tượng, hành vi xâm phạm, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đối với nền tảng tư tưởng, mục đích, lý tưởng, uy tín, vị thế chính trị của Đảng, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động, sự đoàn kết, thống nhất, trong sạch nội bộ của Đảng, của hệ thống chính trị và mặt chính trị của cán bộ, đảng viên.

Xem thêm: Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban quốc phòng và an ninh

2. Vai trò công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ:

Trong thời gia qua cấp ủy đảng các cấp từ tỉnh đến cơ sở đã quan tâm chỉ đạo công tác Bảo vệ chính trị nội bộ. Tuy nhiên, trước những diễn biến của tình hình trong nước và quốc tế, công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong giai đoạn hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề phải quan tâm giải quyết, đó là:

Thứ nhất: Bảo vệ chính trị nội bộ là vấn đề sống còn của chế độ, gắn liền với vận mệnh và vai trò lãnh đạo của Đảng, là một nhiệm vụ quan trọng có tính chiến lược lâu dài trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng, là trách nhiệm của các cấp uỷ, các tổ chức Đảng và toàn thể đảng viên, do đó, phải thực hiện đúng quan điểm của Đảng, bảo đảm kịp thời, khách quan, toàn diện, đề cao tinh thần trách nhiệm, vì sinh mệnh chính trị của cán bộ, đảng viên và sự trong sạch của nội bộ Đảng.

Thứ hai: Phải xuất phát từ nhiệm vụ và phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng; gắn công tác Bảo vệ chính trị nội bộ với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh; giữ vững lập tr­ường chủ nghĩa Mác – Lênin, t­ư tưởng Hồ Chí Minh gắn với tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của Đảng.

Thứ ba: Trong mối quan hệ giữa yếu tố bên trong với bên ngoài thì yếu tố bên trong, nội bộ là cơ bản, quyết định. Cần đề phòng sai lầm về đ­­­­­ường lối, chủ trương, chính sách, coi việc phòng chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội chính trị và vi phạm nguyên tắc tổ chức Đảng là cực kỳ quan trọng.

Thứ t­ư: Tích cực, chủ động phòng ngừa, tự bảo vệ mình là chính; xử lý kịp thời, nghiêm minh những cán bộ, đảng viên thoái hoá biến chất về chính trị; coi trọng phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả mọi âm m­ưu, hoạt động phá hoại nội bộ của các thế lực thù địch, chống đối.

Thứ năm: Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp và đội ngũ cán bộ tham m­ưu chiến l­ược, đặc biệt những ng­ười đứng đầu tổ chức đảng các cấp.

Thứ sáu: Bảo vệ chính trị nội bộ phải có sự phối kết hợp để phát huy sức mạnh của toàn Đảng và hệ thống chính trị trong công tác quan trọng này; kết hợp hoạt động của tổ chức đảng với hoạt động tích cực của nhân dân tham gia xây dựng Đảng.

Thứ bảy: Quy định của Bộ Chính trị về Bảo vệ chính trị nội bộ Đảng là căn cứ, là cơ sở để xem xét, kết luận về chính trị của cán bộ, đảng viên; phải thực hiện nghiêm túc, thống nhất; khắc phục tình trạng giản đơn, vận dụng tùy tiện hoặc máy móc, thành kiến, hẹp hòi.

Do đó, công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ phải quán triệt thực hiện nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, bảo đảm kịp thời, chính xác, khách quan, toàn diện, đề cao tinh thần trách nhiệm, vì sinh mệnh chính trị của cán bộ, đảng viên và sự trong sạch, vững mạnh của nội bộ Đảng.

3. Biện pháp tăng cường an ninh tư tưởng nội bộ:

Trên cơ sở quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với công tác Bảo vệ chính trị nội bộ trong tình hình hiện nay như đã nêu trên, nhiệm vụ chủ yếu, trọng tâm của công tác Bảo vệ chính trị nội bộ cần tăng cường chỉ đạo, thực hiện tốt các nội dung sau:

Một là, tham mưu cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, ban, ngành tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4, Khóa XII. Trong đó, cần chú trọng tuyên truyền, làm cho cấp ủy, lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành, địa phương, cán bộ, đảng viên nhận thức thấu đáo về biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nguyên nhân, điều kiện nảy sinh và tính chất nguy hiểm, hậu quả, tác hại của nó, tính cấp thiết của cuộc đấu tranh phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, cấp ủy, lãnh đạo cơ quan chịu trách nhiệm chính trong giải quyết vấn đề chính trị nội bộ của cơ quan, đơn vị mình.

Hai là, tham mưu cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, ban, ngành tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ, chủ động phát hiện, giải quyết những vấn đề chính trị nội bộ nhất là vấn đề liên quan đến công tác chính trị, tư tưởng, công tác cán bộ; tăng cường các biện pháp kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Ba là, tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp phòng ngừa đấu tranh, ngăn chặn hoạt động chống phá của các thế lực thù địch phản động; trực tiếp tham gia đảm bảo an ninh an toàn việc tổ chức đại hội đảng các cấp, trong đó tập trung bảo vệ đường lối, nhân sự đại hội, bảo vệ bí mật nhà nước, xử lý các vụ việc phức tạp có liên quan đến công tác chuẩn bị, tổ chức và nhân sự đại hội.

Bốn là, tham mưu, phối hợp cấp ủy đảng, chính quyền, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị tăng cường công tác bảo vệ nội bộ, quản lý cán bộ, đảng viên, xây dựng hành lang pháp lý, chế tài thực hiện các quy định, quy chế như: Kỷ luật phát ngôn, bảo vệ bí mật nhà nước, trao đổi, cung cấp thông tin, quan hệ, tiếp xúc với người nước ngoài. Có quy định cụ thể trong quản lý cán bộ, đảng viên tham gia góp ý, kiến nghị chủ trương, chính sách; hoan nghênh những ý kiến tâm huyết mang tính xây dựng, kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp lợi dụng việc tham gia góp ý, kiến nghị để gây rối nội bộ. Cùng với đó, các cấp ủy, tổ chức đảng phải hết sức công tâm trong xem xét, đánh giá cán bộ, thực hiện quy hoạch, bổ nhiệm, đề bạt, điều động, điều chuyển đúng nguyên tắc, quy định đảm bảo đoàn kết nội bộ.

Năm là, tham mưu cấp ủy các cấp thực hiện tốt việc phổ biến, tuyên truyền các văn bản, hướng dẫn của Đảng về việc tổ chức đại hội các cấp như: Chỉ thị 35-CT/TW, Kết luận 60-KL/TW, Hướng dẫn số 26-HD/B TCTW… Phối hợp làm tốt công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết đấu tranh các quan điểm sai trái, thù địch. Cùng với đó, tăng cường công tác lãnh đạo và quản lý báo chí, xuất bản, văn hoá,văn nghệ. Chấn chỉnh tình trạng báo chí đưa thông tin sai lệnh để kẻ địch lợi dụng phá hoại khối đoàn kết toàn dân, chia rẽ nội bộ Đảng và Nhà nước; báo chí phải thực sự là cơ quan ngôn luận của các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội, xã hội nghề nghiệp, là diễn đàn của nhân dân, cung cấp thông tin, định hướng dư luận, nhất là những giá trị cao đẹp.

Sáu là, tiếp tục quán triệt và nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về công tác Bảo vệ chính trị nội bộ; đẩy mạnh việc giáo dục, rèn luyện nâng cao bản lĩnh chính trị, ý thức cảnh giác cách mạng cho cán bộ, đảng viên;

Bảy là, công tác Bảo vệ chính trị nội bộ phải góp phần tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”;

Tám là, thực hiện nghiêm các quy định của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ; tất cả các trường hợp trước khi tiếp nhận, giới thiệu quy hoạch, bổ nhiệm… phải được thẩm định và kết luận về tiêu chuẩn chính trị. Những trường hợp có vấn đề về chính trị, phải được thẩm tra, xác minh và có kết luận;

Chín là, tăng cường quản lý cán bộ, đảng viên ra nước ngoài và quan hệ, tiếp xúc với tổ chức, cá nhân nước ngoài;

Mười là, thường xuyên rà soát chính trị nội bộ, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và có biện pháp xử lý, sử dụng phù hợp đối với những trường hợp có vấn đề về chính trị; tăng cường quản lý thông tin, tài liệu, giữ gìn bí mật nội bộ, bí mật quốc gia; đấu tranh chống âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình”, đấu tranh với các luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc của các thế lực thù địch; tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy của bộ phận Bảo vệ chính trị nội bộ các cấp đảm bảo đủ năng lực tham mưu giúp cấp ủy xử lý, giải quyết kịp thời những vấn đề liên quan đến chính trị nội bộ.

Kết luận: An ninh chính trị nội bộ lành mạnh, vững chắc, đảm bảo hỗ trợ tốt cho nền an ninh quốc gia là một trong những yếu tố trụ cột để xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, nền chính trị quốc phòng được giữ vững.