Chim Yểng có biết nói chuyện không? Yểng ăn gì và có giá như thế nào?

Chim yểng là chim gì

Chim Yểng hay còn gọi là con Nhồng là một loài chim hót rất hay. Tiếng hót trong veo, lảnh lót như tiếng nhạc sẽ làm mọi người mê ly. Chính nhờ tiếng hót này mà các bạn ấy được rất nhiều khách tìm mua. Trong bài viết này, chúng mình sẽ đề cập đến thông tin chi tiết về một chú chim Yểng. Nếu bạn nào đang nuôi hoặc sắp nuôi Yểng thì hãy tham khảo.

Thông tin về chim Yểng

Thông tin về chim Yểng

Chim Yểng hay còn được nhân dân ta gọi thân mật là con Yểng. Đây là một trong 5 loài chim có tiếng hót hay nhất. Bốn loài chim còn lại lần lượt là sáo, quạ, họa mi, cưỡng và chim két. Ngoài hót hay, chim còn có khả năng bắt chước tiếng người rất lưu loát. Hãy tìm hiểu rõ hơn về loài chim này qua những thông tin sau.

Nguồn gốc của Yểng

Tên khoa học của Yểng là Gracula Religiosa, tên tiếng anh là Hill Myna. Các chú Yểng là loài chim nhỏ thuộc họ nhà sáo (họ Sturnidae). Cũng chính vì điều này mà Yểng có chất giọng trong trẻo, ngân nga và hót hay không kém gì chim sáo. Ngay từ năm 1758, các chú chim Nhồng lần đầu tiên được phát hiện và mô tả lại bởi nhà thực vật học lừng danh Linnaeus.

Yểng có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực Đông Nam Á và Nam Á. Quê hương của các bạn ấy chính là dãy núi Himalaya của Ấn Độ. Họ nhà Yểng từ lâu đã sinh sống ở khu vực chân dãy núi này.

Đặc điểm và tính cách

Đặc điểm và tính cách của Nhồng

Các chú chim Yeng có kích thước khá lớn. Khi trưởng thành, chim dài 25 đến 30cm. Yểng có thân hình săn chắc và rất khỏe khoắn. Đầu của các bạn ấy hơi nhỏ so với tỉ lệ chung của toàn cơ thể. Đầu tròn và chiếc hộp sọ bên trong rất cứng. Yểng có chiếc mỏ rất to, cứng và chắc chắn như một chiếc dùi sắt. Đôi mắt tròn xoe, đen láy toát lên phong thái của một chú chim khôn.

Phần cổ chim khá dài. Phần thân hình chung cũng khá tròn. Lưng hơi cong và bộ ngực nở nang cường tráng. Đuôi của Yểng khá ngắn. Bù lại, đôi chân Yểng rất to khỏe, bao bọc đôi chân là lớp da vảy sần sùi.. Ngón chân dài, móng sắc nhọn giúp Yểng đứng vững chắc trên các cành cây. Nhìn tổng thể, Yểng có bộ lông đen tuyền. Nhưng nếu nhìn gần và nhìn kĩ hơn, bạn sẽ thấy lông các bạn ấy ánh lên màu xanh và tím rất đẹp và lộng lẫy. Mỏ màu vàng cam và chân thì màu vàng nhạt.

Nhồng là loài chim ưa ồn ào. Các bạn ấy thường kêu những âm thanh chói tai vào những buổi sáng sớm và chiều tà. Nhưng nếu được thuần hóa và huấn luyện bài bản, chất giọng chói tai này sẽ trở lên trong trẻo và tiếng hót sẽ rất hay. Chim Yểng có tuổi thọ khá cao, trung bình từ 9 đến 10 năm.

Yểng sinh sản như thế nào?

Chim Nhồng con

Chim Yểng sinh sản quanh năm. Đến độ tuổi trưởng thành, chim mái và chim trống sẽ kết đôi. Chim mái chỉ đẻ 2-3 quả trứng trong một lứa. Trứng chim màu trắng, pha lẫn những đốm màu nâu. Sau đó, chim trống và chim mái thay nhau ấp trứng. Những chú Nhong con sẽ chào đời sau 22-25 ngày ấp. Lúc này, chim Nhong non còn yếu ớt nên sẽ tiếp tục được bố mẹ bao bọc. Chim bố mẹ sẽ kiếm mồi về mớm cho Nhồng con đến khi chúng cứng cáp và có thể tự kiếm ăn.

Môi trường sống của Nhồng

Nhồng là loài chim cảnh sống tình cảm. Chúng sống theo cặp đôi và làm tổ trên các hốc cây. Địa bàn chủ yếu của Nhồng là các cánh rừng hay khu vực đồng lúa gần nơi có người dân sinh sống. Các bạn ấy ưa thích khí hậu nhiệt đới của vùng Đông Nam Á và Nam Á.

Trước đây, Yểng được tìm thấy nhiều nhất ở Pradesh. Tuy nhiên, do môi trường rừng ở nơi đây bị tàn phá làm số lượng chim giảm đi đáng kể. Ngày nay, Yểng được tìm thấy nhiều nhất ở các quốc gia châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ, Lào. Vì vậy nên việc sở hữu một em Nhồng ở nước ta không phải là điều khó khăn. Chim Nhồng ở Việt Nam phân bố trên khắp lãnh thổ cả nước. Trong đó khu vực đồng bằng bắc bộ trù phú, màu mỡ vẫn là nơi được Yểng tập trung nhiều nhất.

Kỹ thuật nuôi Nhồng

Kỹ thuật nuôi Nhồng

Để chăm sóc và huấn luyện một chú Nhồng khỏe mạnh và trở thành một ca sĩ tài năng không phải là chuyện dễ dàng. Để trở thành một người nuôi chim Nhồng mát tay, các bạn hãy tham khảo phương pháp hướng dẫn dưới đây.

Chuồng nuôi chim

Nuôi Nhồng phải sử dụng chuồng lớn. Phần vì kích thước các bạn ấy cũng khá to. Phần vì đây là loài chim hoạt bát, ưa vận động. Một chiếc chuồng bằng kim loại chắc chắn là một sự lựa chọn lý tưởng. Nếu bạn nào có suy nghĩ chọn cho Nhồng một chiếc chuồng gỗ thì hãy nhớ rằng, Nhồng là những chú chim khoét thân cây để làm tổ. Chiếc mỏ khỏe mạnh của các bạn ấy có thể phá hỏng cái chuồng gỗ bất cứ lúc nào.

Như bao loài chim khác, trong chuồng, bạn hãy đặt bát thức ăn và nước uống. Kèm theo đó là giá đứng cho chim. Dưới đáy chuồng phải được thiết kế để có một khay đựng phân chim cho vệ sinh nhé. Hằng ngày, các bạn dọn vệ sinh chuồng sạch sẽ, thay rửa bát đựng thức ăn và nước thường xuyên. Tránh để ngày này qua ngày khác rất mất vệ sinh.

Đặt chuồng chim ở những nơi thoáng mát, khô ráo, yên tĩnh và sạch sẽ. Không để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào chuồng chim. Tốt nhất là đặt chuồng dưới các tán cây to, vừa thoáng mát lại vừa cho Nhồng cảm giác quen thuộc với tự nhiên. Về mùa đông, để chuồng chim ở nơi kín gió, có phên che chắn hoặc trùm vải nhung quanh chuồng để giữ nhiệt cho chim. Nhồng chịu lạnh khá kém nên về mùa đông rất hay bị cảm lạnh.

Thức ăn của Yểng

Đây là điều các bạn muốn nuôi Nhồng thì nhất định phải quan tâm chim Nhong an gi. Nhồng là chú chim ăn tạp và khá dễ nuôi. Thức ăn cho Nhồng là côn trùng, mật hoa hay các loại hạt khô, hạt ngũ cốc đều được. Ngoài ra để bổ sung thêm dinh dưỡng cũng như dưỡng giọng cho Nhồng, các bạn hãy cho chim ăn thêm hạt kê, cám ngô đã được xay nhỏ hoặc các trái chuối chín. Có một điều đặc biệt là Nhồng rất thích ăn cay đó. Khi cho các em ấy ăn, bạn có thể trộn thêm ớt tươi và khẩu phần ăn của Nhồng. Càng cay càng kích thích vị giác của các bạn ấy và Nhồng ăn càng nhiều. Nếu không có sẵn ớt tươi, các bạn hoàn toàn có thể thay thế bằng ớt bột.

Chăm sóc sức khỏe cho Nhồng

Chăm sóc sức khỏe cho chim

Chăm sóc sức khỏe là một điều hoàn toàn cần thiết nếu muốn Nhồng phát triển toàn diện. Hằng ngày, hãy cho Nhồng ra ngoài tắm nắng. Khoảng thời gian lý tưởng cho công việc này là 7-8 giờ sáng. Lúc này, ánh sáng mặt trời rất tốt cho sức khỏe, giúp Nhồng hấp thụ vitamin D để tổng hợp canxi, phát triển khung xương cứng cáp. Việc tắm nắng cũng góp phần vào tiêu diệt các loài vi khuẩn kí sinh trên người các bạn ấy.

Chim Yểng dễ bị cảm lạnh và ho. Vì các bạn ấy xuất thân từ xứ nhiệt đới, đã quen với khí hậu nóng ẩm nên chịu lạnh rất kém. Hãy đảm bảo môi trường sống của Nhồng luôn ở trong nhiệt độ cho phép. Mùa đông ở miền bắc Việt Nam rất lạnh. Lúc này phải dùng vải nhung che kín chuồng, không để gió bấc thốc vào.

Yểng cũng rất ưa sạch sẽ. Bạn hãy dọn chuồng cho các em ấy mỗi ngày. Nếu trì trệ có thể làm vi khuẩn phát triển và làm Nhồng nhiễm khuẩn. Các bạn cũng hạn chế mang chim đến các khu vực có nhiều loài chim lạ, chim không rõ nguồn gốc để tránh mang về những mầm mống bệnh tật cho Nhồng.

Huấn luyện chim biết nói

Huấn luyện Yểng biết nói

Chim Nhong biet noi tieng nguoi. Nhưng để một chú chim Nhồng biết nói thì phải trải qua thời kỳ huấn luyện. Theo bản năng vốn có, các bạn ấy có thể phát ra âm thanh tương tự như tiếng người, tuy nhiên âm thanh này rất khó nghe và chói tai. Để Nhồng có thể nói hay thì cần phải kiên nhẫn dạy bảo chúng. Một chú chim noi tieng nguoi chắc chắn sẽ rất thú vị.

Phương pháp thường dùng ở những người chơi Nhồng chính là lột lưỡi cho chim. Lưỡi Nhồng có một lớp da dày trong lưỡi. Phần da này làm lưỡi thô cứng. Khi được lột ra, lưỡi sẽ mềm mại và uyển chuyển hơn. Do đó âm thanh phát ra cũng tròn trịa và trong trẻo hơn, dễ nghe hơn.

Các bạn hãy rờ rờ tay vào lưỡi của Nhồng. Dùng móng tay khéo léo cậy phần da dày trong lưỡi rồi nhẹ nhàng lột nó ra. Quá trình này có thể làm Nhồng có cảm giác đau rát, cũng có thể bị chảy máu. Các bạn ấy sẽ bỏ ăn. Nhưng đừng quá lo lắng, đây là phản ứng dễ hiểu ở các chú chim Nhồng sau khi lột lưỡi. Khoảng 2-3 ngày sau, khi chiếc lưỡi không còn đau rát nữa, các bạn ấy sẽ lại ăn uống bình thường. Nếu bạn không tự tin, không thể tự mình lột lưỡi cho Nhồng thì hãy nhờ đến những người chơi Nhồng lâu năm, giàu kinh nghiệm hoặc một bác sĩ thú y làm giúp nhé.

Sau khi có chiếc lưỡi mềm mại rồi thì cho Nhồng tiếp xúc với nhiều loài chim hơn để tăng khả năng ngôn ngữ. Các bạn cũng nói chuyện với Nhồng nhiều hơn. Dạy Nhồng nói những từ cơ bản trước, sau đó tăng dần mức độ lên. Đưa Nhồng đến các hội thi chim, hội giao lưu chim để Nhồng được va chạm, tiếp xúc nhiều hơn. Điều này có tác động rất tích cực đến việc tập nói của các em ấy.

Chim Nhồng giá bao nhiêu? – Bán Nhồng biết nói

Con Nhồng giá bao nhiêu?

Với giọng hót hay, khả năng bắt chước tiếng người là dễ nuôi, Nhồng được tìm mua rất nhiều. Có rất nhiều địa chỉ bán chim Nhồng, từ bán Nhồng con đến Nhồng trưởng thành. Giá chim Nhồng dao động phụ thuộc và độ tuổi của chim. Một chú Nhồng con giá bao nhiêu? Trên thị trường hiện nay, giá bán chim Yểng non rơi vào khoảng 950.000 đến 1.200.000 đồng/bé. Đây là các bé đang tập nói.. Còn giá chim Yểng trưởng thành, biết nói rồi sẽ còn cao hơn, khoảng 1.500.000 đến 3.000.000 đồng/bé.

Địa chỉ mua chim Yểng chất lượng

Mua Yểng chất lượng tại Dogily Petshop

Bạn muốn mua một chú Nhồng con nhưng không biết gia chim Nhong hay chim Nhong con gia bao nhieu? Bạn muốn tìm một địa chỉ ban chim nhong thật chất lượng? Dogily Petshop sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi trên. Đây là địa chỉ bán chim Nhong con cũng như Nhồng trưởng thành uy tín bậc nhất cả nước. Chất lượng chim được bảo hành đầy đủ. Tại đây, bạn cũng sẽ được tư vấn hướng dẫn cách huấn luyện để chim Yeng noi tròn vành rõ chữ. Gia chim Yeng ở đây cũng cực kỳ mềm. Hãy đến Dogily Petshop để sở hữu ngay một em chim Yểng đẹp nhất. Địa chỉ:

  • Địa chỉ: 860 Đường Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội Chỉ đường
  • Địa chỉ: 63/14 đường Lê Văn Sỹ, phường 13, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh. Chỉ đường
  • Địa chỉ: Trang trại nhân giống Dogily Kennel 1 Hà Nội: 262 Vĩnh Hưng, Hai Bà Trưng, Hà Nội Chỉ đường
  • Địa chỉ: Trang trại nhân giống Dogily Kennel 2: Ngõ 1, Xóm 2, thôn 3, Xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, Hà Nội Chỉ đường
  • Địa chỉ: 59/7a Bis, Phạm Viết Chánh, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Hồ Chí Minh Chỉ đường
  • Email: dogily@gmail.com
  • Hotline 1: 0916299911
  • Hotline 2: 0965086079
  • https://dogily.vn