Cụm từ lương cứng chắc hẳn đã không còn xa lạ đối với những bạn đang đi làm hoặc chuẩn bị bước vào thị trường lao động. Tuy nhiên, liệu bạn đã hiểu rõ ý nghĩa của mức lương cứng, khái niệm lương cứng là gì và sự khác nhau giữa lương cứng và lương mềm hay chưa? Hãy cùng tìm hiểu với Glints qua bài viết sau nhé.
Lương cứng là gì?
Lương cứng là khái niệm phổ biến dùng để chỉ số tiền lương mà người lao động được người sử dụng lao động trả hàng tháng theo mức lương đã thoả thuận và quy định giữa hai bên trong hợp đồng lao động. Đơn giản hơn, lương cứng chính là mức lương hàng tháng mà bạn nhận được khi làm một công việc nào đó.
Mức lương cứng trong doanh nghiệp sẽ được tính theo vị trí công việc, tính chất công việc và kinh nghiệm làm việc của người lao động.
Cần lưu ý rằng, lương cứng không phải là mức lương tối thiểu vùng. Đôi khi các nhà tuyển dụng sẽ dựa vào mức lương tối thiểu vùng để xây dựng mức lương cứng thấp nhất.
Phân biệt lương cứng và lương mềm
Trong doanh nghiệp, một khái niệm khác cũng khá phổ biến đó là lương mềm. Vậy, lương mềm và lương cứng khác nhau như thế nào?
Theo định nghĩa, lương mềm là phần lương tính theo hiệu quả công việc của người lao động, hay còn gọi là lương KPIs.
Lương mềm thường được tính theo cách sau:
Lương mềm = Lương cứng x Hệ số lương
Ở nhiều doanh nghiệp, ngoài phần lương cứng được nhận, người lao động sẽ có cả phần lương mềm. Mức lương mềm sẽ không cố định hàng tháng mà được chi trả theo hiệu suất công việc của người lao động.
Đối với các cơ quan Nhà nước, lương mềm được tính theo ngạch lương rõ ràng dành cho công chức, viên chức.
Đọc thêm: Cách Tính Phần Trăm Lương Dễ Hiểu, Dễ Áp Dụng
Phân biệt lương cứng với lương cơ bản và lương tối thiểu vùng
Lương cứng cũng là một khái niệm khác biệt so với lương cơ bản và lương tối thiểu vùng. Ở phần tiếp theo, hãy cùng tìm hiểu sự khác nhau giữa những khái niệm này nhé.
Lương cứng khác với lương cơ bản
Lương cứng là khoản tiền mà người lao động được nhận mỗi tháng từ người sử dụng lao động theo mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
Lương cơ bản là mức lương thấp nhất mà người lao động có thể được nhận khi làm việc tại một cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nào đó. Lương cơ bản thường sẽ không bao gồm các khoản phúc lợi, tiền thưởng hay những khoản bổ sung khác, vì vậy lương cơ bản sẽ không phải là tiền lương thực nhận của người lao động.
Theo đó, ta có thể hiểu rằng, mức lương cơ bản sẽ thấp hơn so với lương cứng khá nhiều.
Lương cứng khác với lương tối thiểu vùng
Về lương tối thiểu vùng, đây là mức lương thấp nhất để làm cơ sở cho doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận mức lương. Mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, có đủ thời gian làm việc bình thường trong một tháng và hoàn thành công việc theo thoả thuận cần đảm bảo những điều kiện sau:
- Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với những người lao động chưa qua đào tạo để làm những công việc cơ bản nhất
- Đối với những công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm, mức lương phải cao hơn ít nhất 5%. Những công việc có điều kiện lao động đặc biệt nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại, mức lương phải cao hơn ít nhất 7%. Tất cả so sánh với mức lương của công việc, chức danh làm việc trong điều kiện bình thường.
- Cần cao hơn ít nhất là 7% đối với mức lương tối thiểu vùng với người lao động đã qua học nghề
Cụ thể, mức lương tối thiểu vùng áp dụng với người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp là:
- 4.420.000 đồng/tháng, được áp dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
- 3.920.000 đồng/tháng, được áp dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng
- 3.430.000 đồng/tháng, được áp dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
- 3.070.000 đồng/tháng, được áp dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.
Lưu ý:
- Lương tối thiểu vùng khác lương cơ sở. Lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất để làm cơ sở cho doanh nghiệp cũng như người lao động thỏa thuận mức lương của họ.
- Lương cứng không phải là lương tối thiểu vùng. Lương cứng cần đảm bảo thấp nhất bằng mức lương tối thiểu vùng.
Mức lương tối thiểu vùng được áp dụng theo nguyên tắc cụ thể như sau:
- Doanh nghiệp đang hoạt động trên ở đâu thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó. Trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều đơn vị, chi nhánh đang hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì các đơn vị, chi nhánh linh hoạt áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.
- Các doanh nghiệp đang hoạt động trong các khu công nghiệp, hoặc khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau cần áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.
- Các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn mà nơi đó có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời doanh nghiệp áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách. Áp dụng cho đến khi Chính phủ có quy định mới.
- Các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ nơi có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì doanh nghiệp áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn nơi có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.
- Với các trường hợp doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn đã từng là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV, doanh nghiệp áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại Mục 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Đọc thêm: 5 Nhóm Thu Nhập Là Gì? Các Nhóm Thu Nhập Ở Việt Nam
Kết luận
Trên đây, các bạn đã cùng Glints tìm hiểu lương cứng là gì, sự khác biệt giữa lương cứng và lương cơ bản cũng như một số thông tin khác. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin bổ ích và giúp bạn có lợi thế trong việc đàm phán mức lương sau này.
Tác Giả