Nhà Phật nói gì về việc xuống tóc báo hiếu?

Nhà Phật nói gì về việc xuống tóc báo hiếu?

Xuống tóc là gì

Video Xuống tóc là gì

Xuống tóc tạ ơn Trời Phật

Trước đó, bà Thùy Dương có tâm sự về tình hình sức khỏe của PGS Văn Như Cương trên trang cá nhân đang khá nguy kịch. Nằm bên cạnh bố, nhìn bố đang yếu dần đi, bà vô cùng đau lòng và lo lắng. Trong lúc ấy, bà chỉ biết thành tâm cầu nguyện và hứa nếu sức khỏe của bố tốt hơn thì sẽ hy sinh mái tóc của mình để tạ ơn Trời Phật.

Đúng theo lời cầu nguyện của bà Văn Thùy Dương, đến sáng ngày 21/3, sức khỏe của PGS Văn Như Cương dần khỏe lại. Ông đã có thể ngồi được máy tính và truy cập Facebook. Ngay buổi chiều, bà Văn Thùy Dương cùng gia đình đã tới chùa để làm nghi lễ xuống tóc tạ ơn. Hành động hiếu thảo của bà Văn Thùy Dương đã khiến những người có mặt trong buổi lễ xuống tóc xúc động.

Bà Thùy Dương đã chia sẻ: “Các con tôi hiểu được việc mẹ làm mới quan trọng. Về mặt nào đó, việc tôi xuống tóc có ý nghĩa giáo dục các con. Tôi muốn nhắc các cháu, lời hứa không cần nói ra mới cố gắng thực hiện cho bằng được. Chỉ cần tự hứa, dù không ai biết cũng phải thực hiện một cách nghiêm túc”.

Không riêng gì bà Văn Thùy Dương, trước đó cũng có một số người Việt xuống tóc để tạ ơn trời Phật khi lời cầu nguyện của họ được linh nghiệm. Từ những hành động trên mà một số người cho rằng, việc xuống tóc cũng là báo hiếu cha mẹ.

Tuy nhiên, nói về điều này, Ni sư Thích Diệu Mơ – Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Kinh Môn (Hải Dương), trụ trì chùa Nhẫm Dương cho rằng, quan điểm của nhà Phật không phải vậy. Không phải cứ báo hiếu cha mẹ là phải xuống tóc. Cái đó là tại gia hộ thế, tức là tự gia đình làm chứ không bắt buộc, chỉ khi người nào xuất gia thì mới phải xuống tóc.

Quyền lợi của phận làm con

Bàn rộng hơn về việc báo hiếu, Ni sư Thích Diệu Mơ nói rằng, theo Đức Phật dạy, khi cha mẹ còn tại thế, các con cần săn sóc, phụng dưỡng đầy đủ những nhu cầu vật chất trong cuộc sống thường nhật. Bên cạnh việc chăm sóc về tiện nghi vật chất, tình thương yêu, lo lắng xuất phát tự đáy lòng của người con hiếu thảo, đó sẽ là ngọn lửa sưởi ấm lòng cha mẹ, làm cho cha mẹ an vui trong những tháng ngày còn lại.

Theo ông Minh Thạnh, tác giả của nhiều cuốn sách và bài viết về Phật giáo, hiếu thảo với cha mẹ không phải là nghĩa vụ mà là quyền lợi đem lại hạnh phúc cho chính đứa con. Báo hiếu cha mẹ không phải cần đợi khi trưởng thành, giàu sang mà có thể làm bất cứ khi nào. Thể hiện tình yêu, lòng thương với cha mẹ bằng lời nói và hành động.

Cách báo hiếu đơn giản cha mẹ là hãy sống tốt để cha mẹ không phải lo lắng, đau khổ vì mình. Cha mẹ nào cũng chỉ muốn con mình thực sự đàng hoàng, biết lo cho bản thân. Khi cha mẹ còn tại thế hãy săn sóc, cung phụng đầy đủ những nhu cầu vật chất trong cuộc sống thường nhật. Bên cạnh đó là tình thương yêu, lo lắng phát xuất tự đáy lòng của người con hiếu thảo với thái độ tôn trọng mới thực sự là cách báo hiếu làm cha mẹ an vui trong những tháng ngày còn lại. Thực tế có không ít gia đình giàu có, dư giả nhưng cha mẹ nuốt buồn phiền, đắng cay hàng ngày.

Ni sư Thích Diệu Mơ cũng nói thêm rằng, con cái muốn báo hiếu cha mẹ cần xuất phát từ cái tâm, từ trong việc làm của mỗi con người.

Đ.Tùy – H.My/Báo Gia đình & Xã hội