Chất lượng thông tin là gì

Đánh giá chất lượng thông tin và nhận diện tin giả

Với sự phát triển của Internet, các cá nhân cũng có thể là một kênh báo, một kênh truyền thông đưa tin. Do đó có nhiều thông tin khác nhau được đưa lên, làm sao để biết tin tốt, tin xấu, tin đúng, tin sai. Có phương pháp hay tiêu chuẩn nào để đánh giá, nhận diện để không bị lạc lối.

6 tieu chuan danh gia chat luong thong tin

Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng thông tin

STT

Tiêu chí

Giải thích

1

Tính đúng đắn

(Accuracy)

1. Mức độ đúng đắn của thông tin

2. Các thông tin có thể kiểm chứng từ một nguồn độc lập khác

3. Các kết luận, nhận định, căn cứ trên các bằng chứng và trích dẫn đáng tin cậy

2

Có thẩm quyền

(Authority)

1. Nguồn cung cấp thông tin có chuyên môn và thẩm quyền, chức năng.

2. Tác giả là ai?

3. Họ có bằng cấp gì liên quan?

4. Tác giả làm việc cho tổ chức hay trường nào?

5. Những công trình công bố trước đây của tác giả?

6. Mức độ uy tín của nhà xuất bản?

7. Đó là các nhà xuất bản của các trường đại học hay các tổ chức học thuật? Có quy trình xuất bản nghiêm ngặt, độc lập và uy tín?

3

Cập nhật

(Update)

1. Các thông tin công trình công bố lúc nào?

2. Tất cả các thông tin trình bày có cập nhật đến thời điểm hiện tại?

4

Khách quan

(Objectivity)

1. Tác giả có cởi mở với quan điểm trái ngược không?

2. Tác giả có cố tình lái theo quan điểm mà họ mong muốn không?

3. Đây là công trình dựa trên quá trình nghiên cứu hay quan điểm cá nhân? Có phải tác giả trình bày thông tin để cố tình bán cho bạn cái gì đó?

5

Liên quan

(Relevancy)

1. Thông tin này có liên quan hay phục vụ nghiên cứu của bạn không?

2. Có những thông tin gì mới phục vụ cho nghiên cứu của bạn?

3. Bạn sử dụng những thông tin này như thế nào cho nghiên cứu của mình?

6

Tính nguyên bản

(Originality)

1. Thông tin có mang tính nguyên bản không?

2. Có phải do tác giả trực tiếp nghiên cứu và công bố hay tác giả trích lại từ nguồn khác?

Các loại thông tin từ tin cậy nhất đến kém tin cậy nhất

1. Báo , tạp tạp chí khoa học được công bố (publish) và có phản biện kín (blinded reviews), bởi các nhà xuất bản uy tín , có quy trình xuất bản nghiêm ngặt

2. Sách giáo khoa , sách tham khảo từ các nhà xuất bản uy tín / khoa học của thế giới.

3. Các cơ sở dữ liệu uy tín của thế giới ; Các thống kê chính thức của các tổ chức quốc tế như world bank, IMF, CIA,

4. Các đề tài nghiên cứu khoa học có phản biện kín

5. Các luận án tiến sĩ , thạc sĩ của các trường có lưu trong thư viện

6. Sách không phải sách giáo khoa nhưng do các nhà xuất bản có uy tín xuất bản

7. Ý kiến chuyên gia

8. Báo, tạp chí thời sự , internet, blog các các nhân – thường chỉ có giá trị tham khảo tin tức thời sự

9. Ý kiến, kinh nghiệm cá nhân

Nguồn: thinkingschool.vn

Nguồn tham khảo:

http://library.uvm.edu/guides/evaluate/criteria.php