Thế nào là thượng tôn pháp luật? – Luật ACC

Thế nào là thượng tôn pháp luật? – Luật ACC

Thượng tôn pháp luật là gì

Xây dựng pháp luật là yêu cầu tất yếu của Nhà nước, chấp hành pháp luật là ý thức trách nhiệm của công dân. Việc thượng tôn pháp luật có vị trí, vai trò rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vậy thượng tôn pháp luật là gì? ACC mời bạn theo dõi bài viết Thế nào là thượng tôn pháp luật? – Luật ACC

Thế Nào Là Thượng Tôn Pháp Luật Luật Acc

Thế nào là thượng tôn pháp luật? – Luật ACC

1. Thế nào là thượng tôn pháp luật?

“Thượng tôn pháp luật” là cách sử dụng từ Hán Việt, mà khi được diễn đạt thuần túy theo từ ngữ tiếng Việt, thì có nghĩa là “pháp luật là trên hết”; và nếu được diễn đạt theo thuật ngữ trong ngành luật học, thì là “sự nghiêm minh của pháp luật”. “Thượng tôn pháp luật” trong tiếng Anh là “Strictly abide by the laws” hàm ý là tất cả mọi thành phần trong xã hội của một quốc gia, lãnh thổ phải tôn trọng và chấp hành triệt để luật pháp của quốc gia, lãnh thổ đó. Một khi luật pháp đã được ban hành, thì toàn xã hội phải lấy nó làm chuẩn mực để hành xử theo cho phù hợp, không phân biệt thành phần, địa vị xã hội, không một ai có quyền “ngồi trên” pháp luật cả.

Xem thêm Pháp quyền là gì? Đặc trưng của nhà nước pháp quyền

2. Phân tích khái niệm “thượng tôn pháp luật”

Ở góc độ là người dân thường, tính thượng tôn pháp luật thể hiện ở việc người dân nghiêm chỉnh chấp hành các quy định pháp luật được ban hành. Tuy nhiên, để đạt được kết quả mong muốn này, người dân phải được biết và hiểu rõ các quy định được ban hành, để từ đó họ mới có thể chấp hành tốt.

Để người dân được biết và hiểu rõ, thì luật pháp sau khi được ban hành phải được phổ biến công khai, bằng nhiều phương tiện truyền tải, và trong một khoảng thời gian đủ dài để tất cả các thành phần trong xã hội có cơ hội được biết và hiểu rõ.

Đồng thời, để tạo điều kiện cho người dân được biết và hiểu rõ, thì luật pháp được ban hành phải đơn giản, dễ hiểu, và không được mập mờ, chồng chéo, rắc rối, khó hiểu, dễ gây hiểu sai, hiểu nước đôi, từ đó dẫn đến việc giải thích, áp dụng không thống nhất, trái ngược nhau.

Có biết và hiểu rõ về luật pháp được ban hành, thì người dân mới có thể tôn trọng và chấp hành tốt theo nó. Đây là tính “thượng tôn pháp luật” dưới góc nhìn của “phó thường dân”.

Dưới góc độ của những người lãnh đạo, tính “thượng tôn pháp luật” thể hiện ở việc ban hành và thực thi (áp dụng) pháp luật vào đời sống xã hội phải đúng đắn và công bằng, mà kết quả mong muốn là tạo ra công lý thật sự cho toàn xã hội (xin tham khảo thêm bài viết “Phải hiểu như thế nào là công lý (justice)” mình đã chia sẻ trước đây).

Dưới góc độ này, việc thực thi pháp luật (áp dụng) vào đời sống xã hội có lẽ là khâu quan trọng nhất, mà trong đó, yếu tố con người (người thực thi pháp luật) đóng vai trò đặc biệt quan trọng.

Luật pháp được ban hành, nếu không được áp dụng vào đời sống xã hội, thì nó ban hành cũng là chỉ để cho vui, để ngắm, và là luật pháp “chết”. Sẽ càng nguy hiểm hơn, nếu việc áp dụng của nó bị biến tướng, bị lợi dụng để trục lợi, vì lợi ích nhóm, hay do người ban hành và người thực thi pháp luật không đủ trình độ chuyên môn, thiếu kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn… và do vậy, luật pháp sẽ trở thành một thức vũ khí giết người, nó sẽ triệt tiêu hoàn toàn tính “thượng tôn pháp luật” của trong một hệ thống pháp luật, xã hội.

3. Tư tưởng thượng tôn pháp luật của Hồ Chí Minh

Tư tưởng thượng tôn pháp luật của Hồ Chí Minh thể hiện trong quan niệm về vai trò của pháp luật trong xã hội và các quyền tự do, dân chủ của công dân. Khi vạch trần chế độ cai trị hà khắc, phi pháp quyền của Chính phủ Pháp ở các nước thuộc địa, Người chỉ rõ: «Ở Đông Dương có hai thứ công lý. Một thứ cho người Pháp, một thứ cho người bản xứ. Người Pháp thì được xử như ở Pháp. Người An Nam thì không có hội đồng bồi thẩm, cũng không có luật sư người An Nam. Thường người ta xử án và tuyên án theo giấy tờ, vắng mặt bị cáo. Nếu có vụ kiện cáo giữa người An Nam với người Pháp thì lúc nào người Pháp cũng có lý cả, mặc dù tên này ăn cướp hay giết người»[1]. Khi sống và làm việc tại Pháp, năm 1919 Người đại diện cho nhóm người Việt Nam yêu nước gửi tới Hội nghị Véc-xây Bản yêu sách của nhân dân An Nam. Trong số các yêu sách đó, đáng chú ý là yêu sách thứ bảy: Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật. Điều đó cho thấy, Hồ Chí Minh không chỉ coi trọng việc quản lý xã hội bằng pháp luật và tinh thần thượng tôn pháp luật mà còn rất trú trọng đến việc thực thi quyền của con người. Trong lời mở đầu của bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Đồng thời, để tăng thêm tính giá trị của lời khẳng định này, Người đã trích dẫn nội dung được ghi nhận trong bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1971: Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi. Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được. Bản Tuyên ngôn chỉ vỏn vẹn 49 câu với 1.010 chữ nhưng lại chứa đựng những nội dung vô cùng to lớn, mang ý nghĩa sâu sắc. Bên cạnh sứ mệnh đưa dân tộc Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới – độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội, Bản Tuyên ngôn còn có giá trị tinh thần cách mạng và nhân văn cao cả. Tư tưởng về quyền con người không chỉ dừng lại ở quyền sống, quyền bình đẳng, quyền tư do và mưu cầu hạnh phúc, mà Chủ tịch Hồ Chí Minh còn bàn tới khía cạnh quyền con người phải được pháp luật bảo vệ. Bác dùng cụm từ « Tất cả mọi người… » có một ý nghĩa nhân văn sâu sắc, vì cụm từ đó thể hiện quan điểm rõ ràng là quyền con người không phân biệt giới tính, tôn giáo hay dân tộc.

Bên cạnh đó, tư tưởng thượng tôn pháp luật của Hồ Chí Minh còn thể hiện trong quan điểm về nhà nước dân chủ là một nhà nước hợp hiến, hợp pháp và quản lý xã hội theo pháp luật. Nội dung tư tưởng này được đề cập ở các tác phẩm của Người từ đầu thế kỷ XX và Nghị Quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VII (11/1940) về việc ban bố một bản Hiến pháp dân chủ. Do đó, ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, một trong 6 nhiệm vụ cơ bản của Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra là tổ chức tổng tuyển cử và xây dựng Hiến pháp dân chủ. Bốn tháng sau đó, ngày 6 tháng giêng năm 1946, nước ta tiến hành cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên chọn người tài, đức để gánh vác việc nước trong Quốc hội. Ngày 9/11/1946, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Hiến pháp năm 1946 mà Hồ Chí Minh làm Trưởng ban soạn thảo). Ngay trong Lời nói đầu của bản Hiến pháp này đã nêu lên ba nguyên tắc cơ bản: a) Đại đoàn kết toàn dân, không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo; b) Đảm bảo các quyền tự do dân chủ; c) Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân. Ba nguyên tắc này thể hiện rất rõ yêu cầu dân chủ và tinh thần pháp quyền trong chế độ nhà nước và đặc biệt không có người bóc lột người.

Năm 1954 miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiến hành đấu tranh thống nhất đất nước. Thực tiễn đó đặt ra yêu cầu về một bản hiến pháp mới. Do đó, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa I (29/12/1956) đã quyết định thành lập Ban sửa đổi hiến pháp do Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Trưởng ban. Đến ngày 1/4/1959, bản Dự thảo Hiến pháp được công bố cho toàn dân thảo luận. Ngày 18/12/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thuyết trình trước Quốc hội về bản Dự thảo Hiến pháp trên tinh thần tiếp thu ý kiến đóng góp của nhân dân và ngày 31/12/1959, Hiến pháp đã được Quốc hội thông qua. Điều 6, Hiến pháp năm 1959 nêu rõ: Tất cả các nhân viên cơ quan nhà nước đều phải trung thành với chế độ dân chủ nhân dân, tuân theo Hiến pháp và pháp luật, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Với tinh thần tối thượng của Hiến pháp như vậy, tất cả cán bộ, nhân dân đều có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật, không một ai được đặt mình trên pháp luật hay ngoài pháp luật, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Đây cũng chính là sự đảm bảo cao nhất về mặt pháp luật của một nhà nước hợp pháp thể hiện trong tư tưởng lập hiến của Hồ Chí Minh. Thông qua đó, quyền của công dân được bảo vệ và chủ quyền quốc gia được đảm bảo.

Không chỉ coi trọng việc ban hành pháp luật, Hồ Chí Minh còn chăm lo đến việc tuyên truyền pháp luật nhằm đưa pháp luật vào cuộc sống, tạo điều kiện cho pháp luật được thi hành trong các cơ quan nhà nước và nhân dân. Tại Hội nghị cán bộ thảo luận dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình ngày 10/10/1959, Người nêu rõ: công bố đạo luật này chưa phải đã là mọi việc đều xong mà còn phải tuyên truyền, giáo dục lâu dài mới thực hiện được tốt. Như vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, không chỉ đề cao tinh thần pháp luật, vai trò của pháp luật trong quản lý xã hội, mà còn coi trọng việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật để người quản lý bằng pháp luật và thực thi pháp luật thực hiện cho đúng.

4. Câu hỏi thường gặp

Thượng tôn pháp luật trong tiếng Anh là gì?

Thượng tôn pháp luật trong tiếng Anh là “Strictly abide by the laws

Văn bản pháp luật nào có giá trị cao nhất trên hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam?

Hiến pháp là văn bản pháp luật có giá trị cao nhất trên hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam cũng như ở một số nước.Thẩm quyền ban hành luật?

Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật bao gồm: – Quốc hội: ban hành Hiến pháp, Bộ luật, Luật, Nghị quyết. – Ủy ban Thường vụ Quốc hội: ban hành pháp lệnh, nghị quyết. – Ủy ban Thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: ban hành nghị quyết liên tịch.

Trên đây là toàn bộ nội dung về Thế nào là thượng tôn pháp luật? – Luật ACC mà chúng tôi muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu vấn đề, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất, chúng tôi có các dịch vụ hỗ trợ mà bạn cần.

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc ✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình ✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn ✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật ✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác ✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin