Lễ hóa vàng là gì? Những điều có thể bạn chưa biết về phong tục hóa vàng

Hóa vàng là gì

Lễ hóa vàng là gì?

Vào ngày 30 tháng Chạp hàng năm, theo phong tục Tết cổ truyền thì các gia đình Việt sẽ chuẩn bị các lễ vật và mâm cơm để mời ông bà, tổ tiên về ăn Tết cùng gia đình.

Các vật phẩm, trái cây, bánh kẹo sẽ được đặt lên bàn thờ tổ tiên trong 3 ngày. Sau 3 ngày, các gia đình sẽ thực hiện một mâm cơm thịnh soạn để đưa tiễn ông bà và tổ tiên. Đây gọi là lễ hóa vàng hay còn gọi là lễ tạ năm mới. Theo GS sử học Lê Văn Lan, phong tục hóa vàng này dựa trên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Xem thêm: Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi có ý nghĩa gì?

Ý nghĩa của lễ hóa vàng

Bên cạnh ý nghĩa là đưa tiễn ông bà, tổ tiên sau 3 ngày về ăn Tết cùng con cháu, thì lễ hóa vàng còn có ý nghĩa là đón tài lộc, may mắn, thuận lợi về cho gia đình, cho gia đình năm mới an khang thịnh vượng.

Lễ hóa vàng được tổ chức vào ngày nào?

Như đã nói ở trên, lễ hóa vàng thường được tổ chức sau 3 ngày đón ông bà, tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu. Vậy ngày hóa vàng phổ biến là vào mùng 3 Tết. Tuy nhiên, với cuộc sống hiện đại và ngày càng linh hoạt, các gia đình Việt có thể chọn một ngày phù hợp từ mùng 3 đến mùng 10 tháng Giêng.

Trong năm 2023, nếu bạn chọn mùng 3 là lễ hóa vàng thì sẽ rơi vào ngày 24/01/2023 dương lịch. Khung giờ để thực hiện lễ hóa vàng tốt trong ngày mùng 3 năm nay là:

  • Quý Mão (5h-7h): Ngọc Đường
  • Bính Ngọ (11h-13h): Tư Mệnh
  • Mậu Thân (15h-17h): Thanh Long
  • Kỷ Dậu (17h-19h): Minh Đường

Mâm cúng lễ hóa vàng bao gồm những gì?

Mâm cúng hóa vàng ở từng vùng miền sẽ khác nhau. Đồng thời, cũng tùy vào kinh tế gia đình mà có thể chuẩn bị những món phù hợp. Tuy nhiên, bạn cần phải chuẩn bị một số vật phẩm và món cơ bản.

Chính vì thế, ngoài các đồ lễ đã được trưng trong 3 ngày Tết như mâm ngũ quả, bánh kẹo, chè thuốc… thì dưới đây là các món cần bổ sung:

  • Hương hoa
  • Tiền, vàng mã
  • Rượu
  • 2 cây mía (theo quan niệm dân gian thì mía sẽ giúp ông bà có thể chống đi đỡ mỏi hoặc có thể gánh các lễ vật cúng về trời dễ hơn)
  • Mâm cỗ cúng (chay hoặc mặn tùy vào gia đình). Đối với mâm cỗ cúng mặn thì không thể thiếu gà trống, bát canh, đĩa xào, giò, bánh tét hoặc bánh chưng… Ngoài ra, gia đình có thể thực hiện món cá chép nấu bỗng, vì theo quan niệm xưa cá chép có thể vượt vũ môn hóa rồng. Điều này sẽ giúp gia đình bạn có nhiều tài lộc và may mắn hơn.

Cách thực hiện lễ hóa vàng

Sau khi chuẩn bị tươm tất, đầy đủ mâm cơm cúng, gia chủ sẽ thắp hương, khấn vái và làm lễ. Lúc này, thường các gia đình sẽ hóa vàng lần lượt từ thổ địa đến tổ tiên.

Khi hóa vàng xong, thì gia chủ sẽ vẩy vài giọt rượu cúng xuống. Theo quan niệm người xưa khi thực hiện điều này sẽ giữ sự thiêng liêng của lễ hóa vàng và cũng là cách để ông bà, tổ tiên nhận được đầy đủ các lễ vật, tiền vàng mà con cháu gửi.

Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý, không phải càng nhiều tiền vàng mã thì càng thể hiện tấm lòng thành của con cháu. Quan niệm này không đúng, vì chỉ cần trong 3 ngày Tết, gia đình đã đốt vàng mã và hương khói đầy đủ là đã đúng với phong tục truyền thống.

Trên đây là các thông tin về lễ hóa vàng trong ngày Tết. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn nhé!

Xem thêm:

  • Top 3 bộ phim Tết chiếu rạp 2023 mới nhất bạn không thể bỏ lỡ cùng bạn bè và người thân
  • Ngày tết có nên tặng vàng không? Tặng vàng vào ngày Tết, Vía thần tài có ý nghĩa gì?