PQA là gì? Và bản chất công việc của Process Quality Assurance

Pqa là gì

Việc làm Công nghệ cao

1. PQA là gì?

Đúng vậy, PQA được viết tắt từ Process Quality Assurance, nghĩa là đảm bảo chất lượng quy trình, làm việc trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh phần mềm. Tuy nhiên những khái niệm cũng như quan niệm về PQA vẫn chưa được rõ ràng và chi tiết. Nhưng các bạn vẫn có thể hiểu rằng, trong quá trình cho ra đời một sản phẩm phần mềm nào đó thì cũng sẽ phải trải qua khá nhiều khâu kiểm định và bảo đảm. Và PQA là người sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo được quy trình thực hiện đó.

Thậm chí nhiều người còn gọi các chuyên viên PQA là kẻ soi mói, chuyên đi “bới lông tìm vết” quy trình sản xuất phần mềm, là chuyên giám sát và theo dõi để kịp thời thấy được những lỗi sai, nhắc nhở đội ngũ nhân viên thực hiện công việc theo đúng với tiến độ và mục tiêu đã được đề ra của dự án. Và nhiều nhiệm vụ khác nữa. Tuy nhiên không phải ai cũng có đủ tài lực và kỹ năng để có thể thực hiện tốt được công việc này. Bởi phạm vi kiến thức về thế giới công nghệ, khoa học máy tính, lập trình phần mềm, về IT phần mềm là vô tận và phạm vi hệ thống thông tin quản lý thì lại có hạn. Chính vì vậy, Chuyên viên đảm bảo chất lượng quy trình – PQA sẽ chịu trách nhiệm công việc khá cao.

Xem thêm: CakePHP là gì? Blog cẩm nang cho người mới bắt đầu

Việc làm IT phần mềm

2. Bản chất công việc của Process Quality Assurance/ PQA – đảm bảo chất lượng quy trình là gì?

2.1. Nhiệm vụ công việc của PQA

Nếu các bạn đã hiểu được tính chất cũng như đặc thù công việc của một chuyên viên “PQA là gì?” thông qua nội dung bên trên, thì có thể cũng đã thấy được rằng việc làm này có hai mục đích chính, là:

– Chịu trách nhiệm lập kế hoạch, xây dựng hệ thống quy trình thực hiện sản xuất phần mềm theo dự án (bằng phương pháp áp dụng các quy trình quản lý đã hoặc quy trình chuẩn tùy theo từng quy định cũng như cách thức hoạt động của một số tổ chức sản xuất kinh doanh phần mềm khác nhau).

– Trong quá trình đội ngũ nhân viên thực hiện quy trình thì sẽ theo dõi, giám sát, kiểm tra từng bộ phận, từng dự án. Từ đó đưa ra các nhận định, ý kiến hay đề xuất để tổng hợp lại mà đưa ra phương pháp cải tiến sao cho các quy trình hoạt động tốt hơn.

Một số công việc chủ yếu khác nữa:

Ngoài hai nhiệm vụ chính dễ dàng nhìn ra thì các chuyên viên bảo đảm chất lượng quy trình còn phải thực hiện nhiều công việc khác nữa để đảm bảo tính hiệu quả của hai nhiệm vụ chính. Tuy nhiên mỗi lĩnh vực sản phẩm phần mềm khác nhau thì đều có những chi tiết công việc (tham khảo chi tiết tại tin tức tuyển dụng trên Timviec365.vn), nhưng để nói lên được những công việc chủ yếu mà vị trí này cần làm thì cũng không phải là khó khăn. Dưới đây sẽ là một số công việc cần thực hiện:

– Đề xuất Development Process/ quy trình phát triển sản phẩm để nâng cao được tính phù hợp với từng yêu cầu, mục tiêu của từng dự án khác nhau. Các quy trình này sẽ được thực hiện dựa trên việc áp dụng những quy trình quản lí (ISO , CMMI…).

– Chịu trách nhiệm đưa ra những tài liệu, văn bản, biểu mẫu… liên quan đến việc hướng dẫn đội ngũ nhân viên của từng bộ phận trong nhóm phát triển sản phẩm.

– Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát, kiểm thử, audit quá trình thực hiện công việc của đội ngũ nhân viên trong bộ phận phát triển phần mềm có đúng quy trình đã đề ra không, trường hợp phát hiện những hành vi vi phạm thì sẽ chủ động đưa ra phương án xử lý kịp thời, để không làm ảnh hưởng đến chất lượng của quy trình sản xuất phần mềm. Đồng thời không ngừng đưa ra lời nhắc nhở đội ngũ phát triển sản phẩm cần thực hiện theo đúng với quy trình làm việc đã đưa ra của tổ chức.

– Chủ động đưa ra những điều chỉnh, thay đổi quy trình sao cho phù hợp từng quy trình sản xuất của từng khâu, từng bộ phận để cùng nhau thực hiện và tạo ra sản phẩm chất lượng đạt tiêu chuẩn về quy trình.

2.2. Nét đặc trưng của PQA mà bạn nên biết

Đối với bất cứ ngành nghề nào cũng vậy, đều có những nét đặc trưng cũng như đặc thù hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên đó đều là những điều mà không phải ai cũng biết, đa phần chỉ những người đã có kinh nghiệm trong nghề thì mới có thể biết được. Và sau khi tham khảo các chia sẻ của các chuyên gia đầu ngành thì tôi đã có câu trả lời về nét đặc trung của PQA là gì? Đó là:

PQA được coi là đại diện nghề QA – quản lý chất lượng và còn là “của quý hiếm” trong các tồ chức kinh doanh lĩnh vực sản xuất phần mềm. Bởi không có một sản phẩm phần mềm nào cũng chỉ cần có ý tưởng rồi cứ thế thực hiện là có thể thành công được. Nó cần phải trải qua cả một quá trình vô cùng dài, cần phải có người kiểm soát, theo dõi và thực hiện theo đúng một quy trình chuẩn được đề ra một cách kỹ lưỡng.

Như vậy, không chỉ là người trực tiếp giúp cho chất lượng sản phẩm được đạt tiêu chuẩn mà còn tiết kiệm được các chi phí rủi ro khi sản phẩm bị lỗi. Thậm chí còn giúp cho tổ chức có thể tăng lợi nhuận đến nhiều lần. Khi nhắc đến lợi nhuận và chi phí thì các bạn cũng nên biết rằng, trong chi phí sản phẩm chất lượng có 3 loại chính: Prevention cost/ Chi phí chặn lỗi; Control cost/ Chi phí kiểm soát lỗi; Failure/ Chi phí xảy ra khi có lỗi.

Ngoài ra, một số tổ chức có quy mô nhỏ hoặc mới thành lập thì họ thường sẽ không có đủ chi phí để thuê về một chuyên viên PQA vậy nên họ thường sẽ hộp nhiệm vụ này dành cho các quản lý chịu trách nhiệm. Còn đối với những công ty có quy mô lớn thì họ lại sẵn sàng dành từ 2 đến 3 vị trí PQA để đảm nhận quản lý chất lượng cho toàn bộ các bộ phận. Vậy nên cơ hội việc làm của PQA cũng phụ thuộc vào từng quy mô cũng như nhu cầu của từng tổ chức khác nhau. Các bạn cũng có thể tham khảo nhiều thông tin tuyển dụng trên Timviec365.vn về vị trí Process Quality Assurance – PQA sẽ thấy được rõ hơn về nhu cầu tuyển dụng.

Xem thêm: CCNA là gì? Liệu nhất thiết phải cần có CCNA hay không?

Việc làm IT Phần cứng – mạng

3. Thách thức và cơ hội trong nghề đảm bảo chất lượng phần mềm

Và các bạn nên nhớ rằng, trong quy trình sản xuất phần mềm thì một đồng bỏ ra cho khâu đầu tiên sẽ gián tiếp làm giảm đi 10 đồng ở khâu thứ ba, và một đồng ở khâu thứ hai có thể sẽ làm cho khâu thứ ba bị giảm đi ba đồng. Điều này sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho tổ chức, vậy nên để làm tốt được từ những khâu đầu tiên cũng chính là trách nhiệm của một PQA. Tuy nhiên để tìm kiếm được một chuyên viên PQA tài giỏi không phải là chuyện đơn giản và ngược lại, được làm việc tại vị trí PQA cũng không dễ dàng gì đối với các ứng viên.

Theo như lời chia sẻ của các chuyên gia thì một chuyên viên PQA giỏi là người có kiến thức hiểu biết về quy trình ở mức chuyên sâu, thuyết phục tốt, biết lắng nghe và khả năng trình bày thì mới có thể hoàn thành được những nhiệm vụ cơ bản của PQA. Vậy nên, một sinh viên công nghệ thông tin mới tốt nghiệp hoặc chưa có kinh nghiệm trong nghề thì sẽ khó thuyết phục được nhà tuyển dụng. Bởi họ đưa ra những tiêu chuẩn cũng như yêu cầu khá cao đối với ứng viên, tuy nhiên để cải thiện được phần nào về chất lượng nguồn nhân lực thì các tổ chức hiện nay đã tạo thêm nhiều điều kiện thuận lợi để các bạn ứng viên dù không có kinh nghiệm thì vẫn có cơ hội được tiếp cận với công việc.

Đó là các chương trình đào tạo riêng, các bạn chỉ cần có nền kiến thức vững chắc về nghiệp vụ phần mềm cùng với tinh thần học hỏi, chăm chỉ đã có cơ hội lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng cntt rồi. Thường thì sau một tháng là các bạn đã có thể bắt nhịp được phần nào công việc, hai tháng thì có thể nói là làm quen nhưng chưa phải là chuyên nghiệp. Và điều này cũng còn tùy thuộc vào khả năng tiếp nhận của từng người nữa. Sau khi hoàn thành chương trình thì các bạn đạt tiêu chuẩn của tổ chức thì có thể được nhận làm nhân viên chính thức. Bởi nhu cầu tuyển dụng việc làm ngành này đang rất lớn, họ sẽ chỉ cần chờ bạn có thể đảm nhận và hoàn thành nhiệm vụ là có trao cho bạn vị trí PQA như mong muốn rồi.

Với những khó khăn và cơ hội rộng mở như vậy không những thu hút được sự quan tâm của ứng viên nam mà cả những bạn nữ theo đuổi ngành này cũng khá nhiều. Bởi qua lời kể của các chuyên gia thì tại các trung tâm hay chương trình đào tạo có sự góp mặt của nữ giới là phần lớn. Vậy nên, dù bạn là nam hay nữ thì vẫn có thể tự tin theo đuổi đam mê của mình, miễn sao mình đủ kiến thức, đủ kiên nhẫn và đủ ý chí để thực hiện nó. Và việc trước mắt của bạn đó chính là hãy học tập và trau dồi kiến thức nghiệp vụ cùng với rèn luyện kỹ năng thực hiện công việc thật tốt để vượt qua được mọi khó khăn nhé.

Trên đây là vài lời tâm sự và chia sẻ hiểu biết về Process Quality AssurancePQA là gì? Hy vọng, các bạn đã tìm ra được lời giải đáp phù hợp nhất với chính mình và đưa ra lựa chọn chính xác nhất cùng với Timviec365.vn!

Xem thêm: Bật mí vấn đề công nghệ thông tin gồm những chuyên ngành nào?