Chứng chỉ Quỹ ETF được coi là một công cụ đầu tư truyền thống, vô cùng nổi tiếng và đa dạng, có nhiều lựa chọn phù hợp với tất cả trader và nhà đầu tư.
Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu Exchange Traded Fund là gì, Chứng chỉ Quỹ ETF là gì, ưu/nhược điểm của quỹ đầu tư ETF và các quỹ ETF CFD hàng đầu của chúng tôi trong năm 2023.
Quỹ ETF là gì? Exchange Traded Fund là gì?
Exchange Traded Fund, quỹ ETF, chứng chỉ quỹ ETF, danh mục ETF hay quỹ hoán đổi danh mục là một nhóm chứng khoán mà trader có thể mua hoặc bán thông qua một công ty hoặc một sàn môi giới.
Các quỹ ETFs thường đại diện cho một lĩnh vực hoặc một nền kinh tế. Do đó, khi đầu tư vào chứng chỉ quỹ ETF, các nhà đầu tư và trader đang đầu tư vào cả một lĩnh vực hoặc nền kinh tế chứ không phải là một cổ phiếu đơn lẻ với chi phí thấp hơn quỹ tương hỗ rất nhiều.
Tuy nhiên, đôi khi ETF cũng chỉ theo dõi một chỉ số, hàng hóa đơn lẻ…
Dưới đây là một số quỹ ETFs mà trader có thể cân nhắc giao dịch CFD ETF:
- iShares S&P 500 Growth ETF CFD, theo dõi các cổ phiểu từ S&P 500
- VanEck Vectors Gold Miners ETF CFD, theo dõi các công ty khai thác vàng
- iShares Silver Trust ETF CFD, phản ánh hiệu suất của giá bạc
- iShares PHLX Semiconductor ETF CFD, theo dõi cổ phiếu bán dẫn của Mỹ
Quỹ ETF cơ cấu danh mục cho nhiều lớp tài sản tài chính khác nhau như trái phiếu, tiền tệ và các thị trường mới phát triển như công nghệ sinh học, trí tuệ nhân tạo và gần đây là quỹ ETF Bitcoin chính thức đầu tiên – ProShares Bitcoin Strategy ETF.
Như đã nói ở trên, ETFs cho các nhà đầu tư và trader cơ hội đầu cơ vào một lĩnh vực kinh tế, thay vì một tài sản riêng lẻ. Ngoài ra, quỹ ETFs còn giúp trader đa dạng hóa danh mục đầu tư, tận dụng đòn bẩy và tránh các khoản thuế thu nhập ngắn hạn.
↳ Ví dụ: gần đây bạn có thể đã nghe nói nhiều về sự phát triển của AI (Trí tuệ nhân tạo). Tuy nhiên, bạn có thể không biết cách tìm công ty phù hợp để đầu tư vì đây vẫn là một lĩnh vực rất mới.
Trong trường hợp này, một nhà đầu tư có thể chuyển sang CFD của Global X Robotics & Artificial Intelligence ETF , được hiển thị bên dưới:
Quỹ ETF cơ cấu danh mục cho nhiều lớp tài sản tài chính khác nhau, từ cổ phiếu của một công ty đến tiền tệ và hàng hóa.
. Hãy cùng tìm hiểu:
- Lịch sử hình thành Quỹ ETF
- Đặc điểm của Quỹ ETFs
- Lợi ích từ chứng chỉ quỹ ETF
- Rủi ro từ quỹ đầu tư ETFs
ETF là gì – Lịch sử hình thành quỹ ETF
Quỹ ETFs là sản phẩm tài chính được tạo ra vào năm 1993 tại Mỹ khi Nathan Most và Steven Bloom phát triển chỉ số Biên nhận ký thác S&P SPDR. Tuy nhiên, nó không gây được nhiều tiếng vang tại thời điểm đó vì người ta nghĩ rằng nó cũng chỉ là một công cụ tài chính mà thôi.
Nhà kinh tế học Harry Markowitz là một trong những người đầu tiên đặt nền móng xây dựng Exchange Traded Fund – Quỹ hoán đổi danh mục.
Ý tưởng ban đầu của ông là tạo ra một quỹ đầu tư được niêm yết dựa trên chỉ số chứng khoán phổ biến nhất thế giới: Chỉ số S&P 500. Ngày nay, quỹ hoán đổi danh mục SPDRs này đã trở thành chứng chỉ quỹ ETF lớn nhất trong 170 quỹ ETF đang tồn tại ở Mỹ với tổng giá trị hơn 43,3 tỷ đô la
Năm 1996, iShares ra đời và cung cấp danh mục ETF trên nhiều chỉ số chứng khoán châu Âu, châu Á và Mỹ. iShares là quỹ đầu tư ETF lớn nhất thế giới, với hơn 300 lựa chọn cho trader và nhà đầu tư. Sự xuất hiện của nó giúp cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng có thể giao dịch và truy cập danh mục đầu tư quỹ ETF.
Sự thành công của các quỹ hoán đổi danh mục khiến thị trường phải tạo ra một quỹ ETFs dành riêng cho hàng hóa và quỹ ETF vàng đã ra đời vào năm 2004 với tên gọi là Gold SPDR (GLD). Trader có thể thấy biến động giá năm ngoái của quỹ đầu tư ETF này trong hình ảnh dưới đây.
Nguồn: ETF.com. Được chụp ngày 05/01/2022.
Ngày nay có khoảng gần 3 tỷ đô la được giao dịch trên thị trường ETF mỗi ngày, khiến nó trở thành một trong những thị trường có tính thanh khoản cao cạnh tranh với Forex. Như vậy, ETFs hay exchange traded fund là quỹ đầu tư được dùng để theo dõi hiệu suất của một chỉ số chứng khoán hay một tài sản tài chính nhất định.
Quỹ SP500 ETF theo dõi hiệu suất hoạt động của SP500 – một chỉ số chứng khoán dựa trên giá trị vốn hóa của 500 công ty niêm yết lớn nhất nước Mỹ.
Rất nhiều trader giao dịch với chứng chỉ quỹ ETF để giảm thiểu rủi ro khi tham gia thị trường mới và đa dạng hóa danh mục đầu tư.
Gần đây, ngành AI (trí tuệ nhân tạo) đang phát triển mạnh mẽ và rất nhiều trader quyết định đầu tư vào ngành này. Thế nhưng, trader nên đầu tư vào công ty nào? Đây vẫn là một ngành công nghiệp mới, làm thế nào trader có thể tìm được công ty đáng để đầu tư?
Trong trường hợp này, trader có thể đầu tư vào danh mục ETF Global X Robotics & Artificial Intelligence – một quỹ đầu tư công nghệ phát triển Robot và trí tuệ nhân tạo. Nhờ đó, trader có thể đầu tư vào thị trường đnày mà không cần chọn một công ty nào hết.
Trader có thể tham khảo video dưới đây để tìm hiểu danh mục đầu tư quỹ ETF với các hình ảnh trực quan:
ETF Trading là gì? Cách đầu tư vào quỹ ETF
Dưới đây là biểu đồ phản ánh giá quỹ ETFs iShare S&P 500 UCITS USD Dist
Nguồn: Admirals MetaTrader 5 – Biểu đồ #IUSA – Phạm vi dữ liệu: Từ 18/06/2019 đến 05/01/2022. Được chụp ngày 05/01/2022 tại 1:00 p.m. CET. Sự biểu diễn trong quá khứ không phải chỉ báo đáng tin cậy để dự đoán sự biểu diễn trong tương lai.
Cũng giống như cổ phiếu, quỹ đầu tư ETF được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán. Điều đó nghĩa là trader có thể mua và bán ETFs trong thời gian sở giao dịch mở cửa với mã chứng khoán và giá trong ngày.
Điểm khác biệt duy nhất giữa chứng chỉ quỹ ETF và cổ phiếu là số lượng cổ phiếu nằm trong quỹ ETF có thể thay đổi hàng ngày vì sự xuất hiện thường xuyên của các cổ phiếu mới và các cổ phiếu hiện tại được mua lại.
Về cơ bản, giá ETF giống với giá tài sản cơ sở, được tính dựa trên khả năng phát hành và mua lại cổ phiếu của quỹ ETF. Tuy ETFs được tạo ra cho các nhà đầu tư đơn lẻ, nhưng các tổ chức đầu tư vẫn có thể duy trì tính thanh khoản và theo dõi tình trạng của quỹ ETF bằng cách mua và bán cổ phiếu mới phát hành.
Khi giá ETF lệch khỏi giá trị tài sản cơ sở mà nó đại diện, các tổ chức đầu tư sẽ phát hành và bán một số cổ phiếu mới để dùng hệ thống arbitrage kéo giá ETF về gần giá tài sản cơ sở hơn. Về cơ bản, quỹ ETF là lựa chọn đầu tư vô cùng hấp dẫn. Trader có thể mua và bán ETFs theo thời gian thực, giống như cổ phiếu với chi phí quản lý thấp hơn. Vì thế, ETF bắt đầu thay thế các quỹ tương hỗ – mutual fund trở thành lựa chọn đầu tư tốt nhất.
Nếu trader muốn luyện cách mua chứng chỉ quỹ ETF để đầu tư vào nhiều thị trường mới đầy hấp dẫn với rủi ro thấp, thì còn chờ gì nữa mà không thử ngay tài khoản demo MIỄN PHÍ của chúng tôi. Admirals cung cấp 10.000$ tiền ảo ngay khi trader tạo tài khoản demo để luyện tập giao dịch trên dữ liệu thực. Vậy còn chờ gì nữa mà không click ngay vào banner dưới đây và tạo tài khoản demo với chúng tôi!
Các tính năng nổi bật của quỹ ETF – Exchange Traded Funds
Dưới đây là một số đặc tính quan trọng của quỹ ETFs:
- ETF được giao dịch giống cổ phiếu. Vì thế, giá của nó được hiển thị theo thời gian thực
- Trader có thể bán và mua chứng chỉ quỹ ETF vào bất kỳ thời gian nào trong phiên giao dịch.
- ETFs là sản phẩm tài chính có thể đại diện chơ nhiều công cụ giao dịch khác, bao gồm cả chứng khoán có thu nhập cố định (fixed-income security).
- Các tổ chức đầu tư hay nhà đầu tư lớn trên thị trường tài chính vẫn có thể đầu tư chứng chỉ quỹ ETFa
Các lợi ích khi đầu tư vào ETF – Quỹ hoán đổi danh mục
Sau khi biết quỹ ETFs là gì, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lợi ích đầu tư mà danh mục ETF – Exchange Traded Funds đem lại:
- Tính đa dạng: Vì quỹ ETF mô phỏng nhiều loại tài sản tài chính khác nhau, nên Trader có thể truy cập nhiều thị trường tài chính khác nhau chỉ với một công cụ giao dịch duy nhất.
- Ưu đãi thuế: Các nhà đầu tư có thể kiểm soát thời điểm trả thuế trên thặng dư vốn (capital gain tax) tốt hơn.
- Chi phí thấp: Vì trader không phải mất phí gia nhập hay phí rút vốn. Tuy nhiên, trader vẫn phải mất một khoản phí giao dịch chứng khoán nho nhỏ với sàn giao dịch
- Mua và bán vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày: Với quỹ tương hỗ, trader chỉ có thể kết thúc giao dịch và thanh toán khi thị trường đóng cửa, nhưng quỹ ETFs cho phép trader thanh toán sau khi thị trường đóng cửa.
- Lệnh giao dịch đa dạng: Chứng chỉ quỹ ETF được giao dịch như cổ phiếu nên các nhà đầu tư có thể đặt nhiều lệnh khác nhau như lệnh giới hạn, lệnh cắt lỗ, lệnh giao dịch ký quỹ,… và ta không thể áp dụng điều này với quỹ tương hỗ
- Rủi ro thấp: Quỹ đầu tư ETF có mức độ rủi ro, hệ số beta thấp hơn do việc đầu tư trên nhiều tài sản tài chính khác nhau ít rủi ro hơn việc đầu tư vào một công ty duy nhất.
- Phí giao dịch thấp hơn phí đầu tư rất nhiều
- Tính linh hoạt cho phép trader tham gia thị trường với lệnh giới hạn (limit order) hoặc lệnh thị trường market order)
- Không có mức đầu tư tối thiểu: Đây là định mức giới hạn do sàn chứng khoán quy định.
Hãy click ngay vào banner dưới đây để tìm hiểu và đầu tư ETF hôm nay!
Nhược điểm của quỹ đầu tư ETFs là gì?
Chứng chỉ quỹ ETFs có rất nhiều ưu điểm, nhưng cũng có nhiều nhược điểm:
- Trì hoãn thanh toán: Sau khi bán chứng chỉ quỹ ETF, trader có thể phải chờ đến 2 ngày mới thấy khoản thanh toán. Điều đó nghĩa là người bán sẽ không thể dùng tài khoản giao dịch để tái đầu tư cho đến 2 ngày sau.
- Tính thanh khoản kém: Một số quỹ ETF mỏng (thinly traded ETFs) có bid/ask spread cao, khiến chi phí giao dịch cao. Các cổ phiếu của công ty nhỏ cũng được coi là thị trường mỏng và có tính thanh khoản thấp.
- Chênh lệch giá: Tuy ETF cố gắng theo sát giá của tài sản cơ sở, nhưng vẫn có lúc chênh lệch giá xảy ra.
- Chi phí giao dịch: Nếu giá trị đầu tư của quỹ ETF thấp hoặc quỹ ETF đó ít được giao dịch, trader có thể đầu tư trực tiếp vào các lớp tài sản khác có chi phí giao dịch thấp hơn.
- ETF chịu tác động trực tiếp từ giá trị tài sản ròng (net asset value)
- Spread là chi phí ẩn mà trader phải chịu khi bán hoặc mua một vị thế ETF
- Khi mở ETF, trader có thể phải trả phí duy trì. Vì thế, điều đầu tiên trader cần làm là đánh giá chi phí cần trả khi mở vị thế ETFs.
Sự khác biệt giữa chứng chỉ quỹ ETF và Quỹ đầu tư
- Quỹ đầu tư huy động vốn từ nhiều nhà đầu tư khác nhau và được ủy nhiệm cho các công ty hoặc nhà quản lý quỹ chuyên nghiệp. Trong khi đó, quỹ ETFs được mua và bán trực tiếp trên thị trường chứng khoán như cổ phiếu.
- Quỹ đầu tư phù hợp với cả nhà đầu tư chủ động và thụ động, còn quỹ hoán đổi danh mục ETF chỉ phù hợp với nhà đầu tư thụ động.
- Quỹ đầu tư thường cố gắng đem lại lợi nhuận cao hơn chỉ số chứng khoán, còn quỹ ETFs chỉ muốn đem lại lợi nhuận tương đương với chỉ số chứng khoán mà chúng mô phỏng.
Rủi ro khi giao dịch ETF Trading
Đầu tư luôn đi kèm với rủi ro và khi giao dịch ETF trading, trader cần lưu ý những rủi ro sau đây:
- Rủi ro thị trường: Cơ cấu danh mục ETF được thiết kế để theo dõi các cổ phiếu, chỉ số, hàng hóa, thậm chí là cả hợp đồng phái sinh (như hợp đồng tương lai). Nhờ đó, khi thị trường lên, trader kiếm được lợi nhuận và khi thị trường xuống, trader thua lỗ. Vì chúng ta không thể thay đổi cấu trúc của quỹ ETFs, nên khi giao dịch trader cần theo dõi hiệu suất hoạt động của ETF để có chiến lược giao dịch hợp lý.
- Quá nhiều lựa chọn – Quỹ ETF ngày càng phát triển, và lựa chọn đầu tư của chúng cũng vậy. Đầu tư vào quỹ ETF công nghệ sinh học nghe có vẻ đơn giản. Thế nhưng, sự chênh lệch giữa quỹ ETF công nghệ sinh học hoạt động tốt nhất và quỹ ETF công nghệ sinh học kém nhất lên đến 18% chỉ trong vài năm. Điều này xảy ra là vì một quỹ ETF đại diện một công ty đang tìm cách chữa bệnh ung thư, quỹ ETF còn lại thì đại diện cho các công ty chuyên cung cấp công cụ cho các ngành khoa học đời sống.
ETF chỉ số chứng khoán – như S&P500 – là cách đầu tư vào quỹ ETF phổ biến nhất do nó có tính thanh khoản cao nhất, nên phí giao dịch cũng thấp nhất. Vì thế, ETFs chỉ số chứng khoán là lựa chọn đầu tư tuyệt vời dành cho trader mới.
Đòn bẩy quỹ ETF là gì?
Theo Investopedia, đòn bẩy ETF (Leveraged ETF) là quỹ hoán đổi danh mục sử dụng các công cụ tài chính phái sinh và nợ để tăng tỷ suất lợi nhuận mà chỉ số chứng khoán đem về.
Mục tiêu của các quỹ ETF này là duy trì mức đòn bẩy không đổi trong khung thời gian đầu tư, với tỷ lệ như 2:1, 3:1
Theo tính chất toán học, hiệu suất đầu tư vào các quỹ ETF dài hạn không nhất thiết phải khớp với chỉ số chứng khoán mà nó mô phỏng và theo dõi, đặc biệt là những chứng chỉ quỹ ETF được thiết kế để hoạt động ngược lại với chỉ số chứng khoán ban đầu.
Cũng như các công cụ tài chính khác, quản trị rủi ro là vô cùng quan trọng. Trader không nên để thua lỗ quá 5-10% vốn.
Các loại Quỹ ETF phổ biến
Có rất nhiều quỹ ETFs và ETF cổ phiếu mà trader có thể giao dịch, như:
- Quỹ ETF theo quốc gia: Trader có thể tiếp cận nhiều thị trường chứng khoán trên khắp thế giới kể cả những thị trường chứng khoán rất khó tiếp cận, như thị trường chứng khoán Đài Loan. Nếu cảm thấy thị trường chứng khoán Đài Loan sẽ tăng, trader có thể đầu tư vào quỹ iShares MSCI Taiwan ETF.
- Quỹ ETF theo lĩnh vực kinh tế: Nếu cảm thấy lĩnh vực bất động sản của Anh sắp gặp khó khăn, trader có thể giao dịch với quỹ iShares UK Property UCITS ETFs. Vì đây là quỹ ETF CFD, nên trader có thể giao dịch và kiếm lời trên cả giao dịch mua và bán (long và short).
- Quỹ ETF hàng hóa: Với các quỹ ETF CFD, như SPDR S&P Metals & Mining ETF, trader có thể tiếp cận thị trường khai thác kim loại toàn cầu, mà không cần phải tìm đúng kim loại để giao dịch, hoặc công ty khai thác phù hợp để đầu tư.
- Quỹ ETF chỉ số chứng khoán: Như đã nói trước đó, trader hoàn toàn có thể mua chứng chỉ quỹ ETF trên chỉ số S&P 500 thông qua Vanguard S&P 500 ETF.
Ngoài 4 loại quỹ ETF kể trên, trader còn rất nhiều danh mục ETF khác, như tiền tệ, trái phiếu, công nghệ sinh học, trí tuệ nhân tạo…
Tuy nhiên, ETF công nghệ là lĩnh vực thu hút nhiều nhà đầu tư nhất, đặc biệt là trong thời kỳ 4.0 khi chúng ta đang sử dụng công nghệ trong cuộc sống hàng ngày. Công nghệ là lĩnh vực dẫn đầu với nhiều đổi mới liên tục. Vì vậy, hãy cùng Admirals tìm hiểu ETF trong lĩnh vực này nhé:
Các quỹ ETF tại Việt Nam năm 2023
Quỹ ETF tốt nhất 2023 – ETF cơ cấu danh mục công nghệ
Trong chỉ số chứng khoán S&P 500 với giá trị vốn hóa hơn 20 nghìn tỷ USD, có hơn 20% thuộc về chỉ số công nghệ, giúp nó trở thành lĩnh vực lớn nhất cấu thành nên chỉ số chứng khoán này.
Trước đó, các nhà đầu tư gần như không thể kiếm nhiều lợi nhuận từ các chỉ số lớn như S&P 500.
Tuy nhiên, từ khi thị trường thay đổi và ngày càng có nhiều sản phẩm mới dành cho trader và các nhà đầu tư, họ đã có thể tận dụng các chuyển động trong những ngành này. Hãy cùng xem ví dụ dưới đây:
- Nếu trader đầu tư 10.000 USD vào quỹ ETF Vanguard 500 Index (danh mục quỹ theo dõi chỉ số S&P500) vào ngày 28/02/1997 thì 20 năm sau, giá trị tài sản của trader đã lên tới hơn 40.000 USD. Dưới đây là biểu đồ giá của danh mục quỹ đầu tư ETF này trong những tháng gần đây.
Nguồn: Admirals MetaTrader 5 MT5 – Biểu đồ #VOO hàng ngày- Phạm vi dữ liệu: Từ 25/06/2019 đến 05/01/2022. Biểu đồ được chụp ngày 05/01/2022 lúc 1:30 PM CET. Sự biểu diễn trong quá khứ không phải chỉ báo đáng tin cậy để dự đoán sự biểu diễn trong tương lai.
- Nếu đầu tư 10.000 USD vào Apple ngày 31/12/1980, thì gần 30 năm sau, tháng 2/2017, tổng giá trị tài sản trader thu về đã là 2.709.248 USD với lợi nhuận hàng năm lên tới 16,75%. Nếu đầu tư 1.000 USD vào tháng 5/1997, thì đến tháng 9/2018, tổng giá trị tài sản đã lên đến 1.362.000 USD.
Trader có rất nhiều quỹ ETF công nghệ để lựa chọn, ví dụ như Technology Select SPDR Fund ETF (#XLK). Chứng chỉ quỹ ETF này đại diện cho 75 cổ phiếu chứng khoán, bao gồm cả những gã khổng lồ công nghệ như Apple, Microsoft hoặc Facebook.
Nguồn: Admirals MetaTrader 5 MT5 – Biểu đồ hàng tuần #XLK – Phạm vi dữ liệu: Từ 02/02/2014 đến 05/01/2022. Được chụp ngày 05/01/2022 lúc 15:30 CET. Sự biểu diễn trong quá khứ không phải chỉ báo đáng tin cậy để dự đoán sự biểu diễn trong tương lai.
Như trader có thể thấy, quỹ ETFs này được giao dịch trong vùng giằng co (trading range) từ năm 2015 đến nửa đầu năm 2016. Giao dịch trong vùng giằng co nghĩa là giá của quỹ ETF này đã di chuyển ở khoảng giữa hai mức giá cao và thấp. Dù là người mua hay người bán đều không thể nắm quyền kiểm soát.
Làm thế nào chúng ta biết được điều này? Đó đều là nhờ vào các chỉ báo giao dịch.
Hai đường kẻ xuất hiện trên biểu đồ là các đường trung bình động (moving average). Chúng giúp trader xác định xem thị trường đang có xu hướng hay không. Chỉ báo đường trung bình động tính giá trung bình của các giá đóng cửa trước đó. Số lượng giá đóng cửa phụ thuộc vào lựa chọn của trader.
Ở ví dụ trên, đường trung bình động được biểu diễn trên biểu đồ. Đường kẻ màu xanh là đường trung bình động đơn giản của 20 phiên giao dịch, còn đường kẻ màu đỏ là đường trung bình động đơn giản của 50 phiên giao dịch. Về cơ bản, 2 đường trung bình động này đã vẽ biểu đồ giá trung bình của 20 đến 50 cây nến gần đây nhất.
Trong khoảng thời gian theo xu hướng, khi các đường trung bình động đi lên một cách trơn tru, thì ta có thể nói rằng xu hướng đang mạnh lên.
Moving average chỉ là một trong nhiều loại chỉ báo giao dịch có sẵn trên nền tảng MetaTrader 5.
Quỹ ETF ngành công nghiệp bán dẫn (Semiconductor ETF)
Nguồn: Admirals MetaTrader 5 MT5 – Biểu đồ hàng tuần #SOXX – Phạm vi dữ liệu: Từ 09/02/2014 đến 05/01/2022. Được chụp ngày 05/01/2022 lúc 4:00 pm CET. Sự biểu diễn trong quá khứ không phải chỉ báo đáng tin cậy để dự đoán sự biểu diễn trong tương lai.
Tuy các quỹ ETF công nghệ ở trên đã bao gồm một loạt các cổ phiếu công nghệ khác nhau, nhưng với quỹ ETF ngành công nghiệp bán dẫn ta sẽ thấy một lĩnh vực nhỏ hơn.
Như tiêu đề “ngành công nghiệp bán dẫn”, quỹ ETF này mô phỏng và theo dõi các nhà sản xuất chất bán dẫn cho thiết bị điện tử.
Đây là danh mục đầu tư quỹ ETF đại diện cho một vài công ty phần cứng lớn nhất thế giới như Nvidia Corp và Intel Corp… Thông qua các mức hỗ trợ kháng cự trên biểu đồ, trader có thể thấy quỹ ETFs này có xu hướng tăng rõ rệt trong suốt năm 2019 cho đến giữa tháng 2 năm 2020 – tháng tất cả thị trường tài chính sụp đổ vì đại dịch corona virus.
Vào giữa tháng 3 năm 2020, nó bật trở lại và tiếp tục xu hướng tăng đến 05/11/2020.
Các quỹ ETF tại Việt Nam: ETF Vàng và Bạc
Vàng và bạc là 2 loại tài sản phòng thủ, hay còn gọi là tài sản trú ẩn an toàn. Vì thế, chúng là lựa chọn tuyệt vời cho trader trong thời kỳ kinh tế bất ổn và lạm phát cao. Một số danh mục ETF có lưu trữ vàng thực.
SPDR Gold Shares (GLD) là một trong những quỹ ETF tốt nhất dành cho trader, nhờ tính thanh khoản cao và chi phí giao dịch, bid/ask spread thấp. Với các nhà đầu tư dài hạn, quỹ hoán đổi danh mục iShares Gold Trust (IAU) là một lựa chọn tuyệt vời vì chi phí hàng năm của nó thấp hơn GLD đến 15 point.
Các quỹ ETF tại Việt Nam: ETF Bất động sản
Các nhà đầu tư bất động sản được hưởng nhiều lợi ích từ quỹ tín thác đầu tư bất động sản (REITs). REIT là một quỹ đầu tư phát triển hoặc quản lý bất động sản để tạo ra thu nhập. REIT có rất nhiều loại bao gồm các khu dân cư và thương mại ( ví dụ: các cửa hàng phân phối sản phẩm công ty, cơ sở y tế , khách sạn, văn phòng và khu vui chơi mua sắm), công nghiệp và thế chấp REIT.
Theo luật, các quỹ REITs phải trả ít nhất 90% thu nhập chịu thuế mỗi năm cho cổ đông thông qua cổ tức. REITs được quy định bởi Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch của Mỹ. Ngoài ra, các nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu trong quỹ tương hỗ hoặc các quỹ ETF có chứa một hoặc nhiều REITs trong danh mục đầu tư.
Một số danh mục ETFs này còn đầu tư vào các công ty vận hành bất động sản. Nếu muốn đầu tư vào chỉ số REIT, trader có thể cân nhắc các quỹ tương hỗ bất động sản dưới đây:
- Vanguard Large-Cap ETF CFD (VM)
- SPDR Dow Jones International Real Estate ETF CFD (RWX)
- iShares US Real Estate ETF CFD (IYR)
- Schwab US REIT ETF CFD (SCHH)
Quỹ ETF Vanguard tốt nhất năm 2023
Là quỹ đầu tư ETF lớn thứ 2 tại Mỹ, Vanguard hiện đang quản lý $5,6 nghìn tỷ tài sản (cập nhật ngày 31/08/2019), chỉ kém iShares một chút. Các quỹ ETF có độ an toàn cao trong Vanguard không nhiều, nhưng đủ lớn để ta khó có thể xác định đâu là quỹ ETFs Vanguard tốt nhất.
Vanguard FTSE Developed Markets ETF (VEA) là một trong những quỹ Exchange Traded Fund vô cùng tiềm năng. Chỉ trong năm 2017, VEA đã thêm 17,46 tỷ đô la tài sản mới và trở thành quỹ ETFs có tổng tài sản cao thứ 3 tại Mỹ. Hiện nay, khi thị trường chứng khoán giao dịch với mức chiết khấu cao theo chỉ số S&P 500, các nhà đầu tư có thể tham khảo chứng chỉ quỹ ETF VEA năm 2023. Theo Investopedia, VEA cung cấp khoảng 3.900 cổ phiếu từ 24 quốc gia.
Nếu muốn giao dịch với các quỹ ETFs mà chúng tôi đề cập ở trên, trader có thể mở tài khoản thực với Admirals. Admirals hiện đang có chương trình tặng 100% Welcome Bonus lên đến $5000 ngay khi trader nạp tiền vào tài khoản giao dịch. Hãy click vào banner dưới đây, tạo tài khoản giao dịch và nạp tiền ký quỹ ngay hôm nay!
Các quỹ chỉ số ETF tốt nhất
Hiện nay, tất cả trader đều rất hài lòng với thành tích mà chỉ số S&P 500 đạt được trong khoảng tháng 1/2019 đến tháng 1/2020. Tuy nhiên, có đến 36% trong số họ muốn đa dạng hóa danh mục đầu tư và tìm kiếm các thị trường tiềm năng khác để nâng cao lợi nhuận thu về.
Một số trader lựa chọn đầu tư vào các lĩnh vực mà họ am hiểu, như cổ phiếu công nghệ. Chỉ số Nasdaq 100 có chứa khoảng 100 cổ phiếu công nghệ, đã tăng hơn 50% từ tháng 1/2019 đến tháng 1/2020.
Đây chính là lý do vì sao ngày càng nhiều trader học đầu tư ETF và tìm kiếm các chứng chỉ quỹ ETF có hiệu suất tốt nhất. Việc tìm được một quỹ ETFs Nasdaq phù hợp tạo ra khác biệt rất lớn trong lợi nhuận đầu tư.
Hiện nay có rất nhiều quỹ ETFs theo chỉ số Nasdaq 100, ví dụ như First Trust NASDAQ-100 Technology Index Fund (QTEC) ETF. Danh mục ETF này cho phép trader tiếp cận một loạt công ty công nghệ như Facebook, Apple, Amazon, Netflix và Google. Ngoài ra, trader cũng có thể nghiên cứu/tham khảo các chỉ số trong lĩnh vực công nghiệp khác.
Quỹ tăng trưởng ETFs tốt nhất
Quỹ tăng trưởng ETFs là gì? Đây là các chứng chỉ quỹ ETF có đặc tính tăng trưởng, như doanh số tăng nhanh và có tỷ số P/E (hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu) cao. Dưới đây là một số quỹ ETFs được coi là có khả năng tăng trưởng:
- Vanguard Growth ETF CFD (VUG)
- Technology Select Sector SPDR Fund ETF CFD (XLK)
- Consumer Discretionary Select Sector SPDR Fund ETF CFD (XLY)
- iShares Nasdaq Biotechnology ETF CFD (IBB)
Trader muốn giao dịch ETF nhưng lại lo lắng không biết mình đã sẵn sàng hay chưa? Vậy còn chờ gì nữa mà không thử ngay tài khoản demo của Admirals!
Tài khoản demo cho phép trader giao dịch trên thị trường thực với 0% rủi ro nhờ vào tiền ảo. Điều đó giúp trader làm quen với nền tảng giao dịch, xác định chiến lược đầu tư cũng như tìm ra quỹ ETFs phù hợp nhất với bản thân trước khi giao dịch bằng tài khoản thực.
Quỹ cổ tức ETF tốt nhất
Các nhà đầu tư cổ tức có rất nhiều quỹ ETF để lựa chọn. Công ty nào cũng có báo cáo tỷ lệ cổ tức chi tiết. Tuy nhiên, đây không phải là tiêu chí duy nhất để trader dự đoán về mức cổ tức trong tương lai. Lợi nhuận hay tỷ lệ chi trả cổ tức của một công ty trong quá khứ không thể chỉ ra lợi nhuận hay tỷ lệ chi trả cổ tức trong tương lai.
Các nhà đầu tư có thể tham khảo các danh mục ETF cổ tức sau đây:
- iShares US Real Estate ETF CFD (IYR)
- PowerShares Preferred Portfolio ETF CFD (PGX)
- Schwab US Dividend Equity ETF CFD (SCHD)
- SPDR S&P Dividend ETF CFD (SDYUS)
Các danh mục ETF trí tuệ nhân tạo tốt nhất
Trí tuệ nhân tạo là một lĩnh vực khoa học máy tính tập trung vào việc phát triển các cỗ máy thông minh có thể hoạt động và đưa ra quyết định như con người. Các quỹ hoán đổi danh mục này kiếm lời từ việc ngày càng có nhiều người sử dụng trí tuệ nhân tạo, trong robot công nghiệp hoặc phi công nghiệp, tự động hóa, mạng xã hội, phương tiện tự động và xử lý ngôn ngữ tự nhiên.
Amazon, Tesla Motors, Apple, và Alphabet là những công ty có ít nhất 25% danh mục đầu tư liên quan đến nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI). Họ đầu tư vào những công ty phát triển AI, cải tiến công nghệ cũng như các sản phẩm/dịch vụ mới. AI có thể lựa chọn một số cổ phiếu riêng lẻ để đưa vào quỹ. Dưới đây là một số danh mục ETF trí tuệ nhân tạo mà trader có thể tham khảoo:
- PowerShares QQQ ETF CFD (QQQ)
- Technology Select Sector SPDR Fund ETF CFD (XLK)
Các chứng chỉ quỹ ETF có khả năng tăng trưởng trong năm 2023
Dưới đây là danh sách các quỹ ETFs có khả năng tăng trưởng lớn từ nhiều lĩnh vực công nghiệp khác nhau như tài chính, sức khỏe, năng lượng, kỹ thuật hàng không và an ninh
- iShares US Aerospace & Defense ETF CFD (ITA)
- iShares US Home Construction ETF CFD (ITB)
- iShares Global Energy ETF CFD (IXC)
- SPDR S&P Bank ETF CFD (KBE)
- VanEck Vectors Oil Services ETF CFD (OIH)
- SPDR S&P Biotech ETF CFD (XBI)
- Vanguard FTSE Emerging Markets ETF CFD (VWO)
- Financial Select Sector SPDR Fund ETF CFD (XLF)
- Schwab US Large-Cap Value ETF CFD (SCHV)
Có nên đầu tư ETFs hoặc giao dịch ETF CFD không?
Hợp đồng chênh lệch (CFD) và quỹ Exchange Traded Funds (ETF) là 2 lựa chọn giao dịch được nhiều trader yêu thích khi đầu tư trên thị trường chứng khoán.
CFD và ETF trong chứng khoán là gì?
CFD là một sản phẩm tài chính cho phép sử dụng đòn bẩy nên có tỷ lệ rủi ro cao, còn Exchange Traded Fund thường mô phỏng lại một chỉ số cơ sở. Vì thế, nó được cho là có tỷ lệ rủi ro thấp hơn.
Trader có thể đầu tư trực tiếp vào danh mục ETF, cũng có thể giao dịch ETFs thông qua CFD.
Đầu tư trực tiếp vào quỹ ETF cũng giống như đầu tư cổ phiếu – trader sẽ mua một cổ phiếu của quỹ ETF và bán ra với mức giá cao hơn để thu về lợi nhuận.
Ngược lại, đầu tư ETF thông qua CFD là một công cụ phái sinh. Điều đó nghĩa là trader có thể sử dụng quỹ ETF để giao dịch tài sản cơ sở mà không cần trực tiếp sở hữu chúng. Đây được coi là hợp đồng giữa trader và sàn chứng khoán, mà tại đó trader có thể mua hoặc bán với trung bình giá đóng cửa (initial price) dựa trên tài sản cơ sở (trong trường hợp này, là một ETF). Về cơ bản, trader đầu cơ dựa trên dự đoán giá của một ETF (giá đi lên hay đi xuống), nhưng không cần trực tiếp mua một cổ phiếu của ETF.
Nếu thị trường di chuyển theo hướng dự đoán, trader có thể đóng lệnh giao dịch (kết thúc hợp đồng) và ăn lợi nhuận chênh lệch giữa giá mở cửa và giá đóng cửa. Nếu thị trường di chuyển ngược hướng dự đoán, thì sự chênh lệch giữa giá mở cửa và giá đóng cửa sẽ khiến trader thua lỗ.
Chứng chỉ quỹ ETFs được coi là danh mục đầu tư dài hạn – trader sẽ mua và giữ vị thế giao dịch trong nhiều năm với mục đích bán lại kiếm lời trong tương lai.
Ngược lại, CFD thường được dùng trong đầu tư chủ động – trader sẽ chỉ giao dịch trong vài phút, vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng.
Tỷ lệ đòn bẩy là một trong những lý do khiến trader thường giao dịch CFD ngắn hạn. Như đã nói trước đó, tỷ lệ đòn bẩy (leverage) cho phép trader sử dụng mức ký quỹ nhỏ để giao dịch với khối lượng lớn. Đòn bẩy khuếch đại cả lợi nhuận lẫn thua lỗ. Do đó, các giao dịch sử dụng đòn bẩy có thể đạt mục tiêu lợi nhuận cũng có thể chịu tổn thất lớn. Vì thế, trader thường đóng lệnh giao dịch nhanh hơn là đầu tư truyền thống.
CFD có thể giao dịch mua (trader mở lệnh ‘buy’ với hy vọng tài sản cơ sở tăng giá rồi bán kiếm lời) hoặc bán (trader mở lệnh ‘sell’ với hy vọng tài sản cơ sở giảm giá, đóng lệnh giao dịch với mức giá thấp hơn rồi kiếm lời từ chênh lệch giá này).
Đây là 2 lý do trọng yếu khiến CFD trở thành công cụ đầu tư ngắn hạn, chủ động và vô cùng hữu ích.
Ngược lại, chứng chỉ quỹ ETFs phù hợp với các nhà đầu tư thụ động cùng chiến lược mua-và-giữ (buy-and-hold). Ví dụ: Nếu ASX 200 tăng hoặc giảm 15%, thì quỹ ETF mô phỏng chỉ số ASX 200 cũng tăng hoặc giảm như vậy. Nhà đầu tư truyền thống sẽ chờ cho đến khi ASX 200 tăng trở lại và bán ra khi mức giá đủ cao để tạo ra lợi nhuận.
Đầu tư quỹ ETF với Admirals
Trong bài viết hôm nay, Admirals đã cùng trader trả lời câu hỏi ‘ETFs là gì?’, cũng như tìm ra các ưu điểm nhược điểm của đầu tư ETF cùng một số chứng chỉ quỹ ETF đáng đầu tư nhất năm 2023.
Nếu đã sẵn sàng đầu tư ETFs, hãy chọn một sàn ETF uy tín để bắt đầu giao dịch.
Admirals là một sàn chứng khoán được cấp phép kinh doanh và đạt vô vàn giải thưởng uy tín trên khắp thế giới. Nếu đã sẵn sàng giao dịch trên 15 sở chứng khoán lớn nhất thế giới, và truy cập dữ liệu thị trường thực, biểu đồ nâng cao, phân tích kỹ thuật cùng nền tảng giao dịch tiên tiến MIỄN PHÍ, thì hãy click vào banner dưới đây và mở tài khoản ngay hôm nay!
Bài viết liên quan
- Spreads là gì? Học cách tính Spread
- Forex trading là gì? Hướng dẫn cách trade forex hiệu quả năm 2023
- Lots là gì? Cách tính lot trong forex
Về Admirals
Admirals là một sàn giao dịch Forex và CFD uy tín với nhiều giải thưởng danh giá, cung cấp giao dịch trên hơn 8.000 công cụ tài chính thông qua các nền tảng giao dịch biến nhất thế giới: MetaTrader 4 và MetaTrader 5. Hãy bắt đầu giao dịch ngay hôm nay!
***
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Bài viết này không chứa và không nên được hiểu là chứa lời khuyên đầu tư, khuyến nghị đầu tư, đề nghị hoặc chào mời cho bất kỳ giao dịch nào trong các công cụ tài chính. Xin lưu ý rằng phân tích giao dịch như vậy không phải là một chỉ báo đáng tin cậy cho bất kỳ hoạt động hiện tại hoặc tương lai nào, vì hoàn cảnh có thể thay đổi theo thời gian. Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định đầu tư nào, bạn nên tìm kiếm lời khuyên từ các cố vấn tài chính độc lập để đảm bảo bạn hiểu được các rủi ro.