Từ những trang mạng xã hội đến những website của chính phủ đã phải chịu những ảnh hưởng lớn nhỏ gây ra nhiều thiệt hại lớn về tải sản do tấn công DoS gây ra. Vậy tấn công DoS là gì mà có sức mạnh lớn vậy? Tác hại của DoS là gì? Bài viết sau đây, BKN giúp bạn trả lời các câu hỏi trên. Hãy cùng tham khảo ngay nhé.
1. Tấn công DoS là gì?
Tấn công từ chối dịch vụ hay còn được biết đến là DoS, là một trong những thủ đoạn của kẻ tấn công nhằm ngăn chặn người dùng sử dụng và truy cập vào 1 dịch vụ nào đó. DoS có thể làm 1 máy tính nào đó ngưng hoạt động, từ mạng nội bộ đến 1 hệ thống mạng lớn.
Xét về bản chất của DoS, những kẻ tấn công sẽ chiếm lượng tài nguyên mạng lơn như là bộ nhớ và băng thông, thậm chí chúng còn làm mất khả năng xử lý các yêu cầu dịch vụ từ những khách hàng khác. Nói chung, tấn công DoS cũng không nguy hiểm như những kiểu tấn công khác bởi kẻ tấn công ít có khả năng chiếm dụng hay xây nhập được những thông tin dữ liệu của hệ thống. Nhưng nếu máy chủ mà không cung cấp dịch vụ, thông tin cho khách truy cập thì sự tồn tại của máy chủ không có ý nghĩa. Đặc biệt là những hệ thống giao dịch điện tử thì thiệt hại của việc này sẽ ảnh hưởng rất lớn. Tuy nhiên, nếu hệ thống máy chủ được bảo mật tốt, khó thâm nhập, việc tấn công từ chối dịch vụ DoS sẽ được coi như phương pháp cuối cùng cho những hacker triệt hạ hệ thống.
2. Những dạng tấn công DoS
2.1 Tấn công từ chối dịch vụ phản xạ nhiều vùng DRDoS
Tính đến hiện tại, đây chính là kiểu tấn công mới nhất, mạnh nhất trong những kiểu tấn công DoS. Trong cả quá trình máy chủ bị tấn công bằng DRDoS, khách truy cập sẽ không thể kết nối được đến máy chủ. Mọi dịch vụ chạy trên nền TCP/IP như là DNS, HTTP, FTP, POP3,… sẽ bị vô hiệu hoá hoàn toàn. Về cơ bản, DRDoS là 1 sự kết hợp giữa 2 kiểu DoS và DDoS, đồng thời nó kiểu tấn công SYN với 1 máy tính đơn, vừa có sự kết hợp giữa nhiều máy tính để chiếm dụng băng thông như là DDoS. Những kẻ tấn công hoạt động bằng cách giả mạo địa chỉ của máy chủ rồi sau đó gửi yêu cầu đến gói tin SYN/ACK tới máy chủ mục tiêu bị quá tải 1 cách nhanh chóng, băng thông thì bị chiếm dụng bởi máy chủ lớn dẫn đến máy chủ mục tiêu gặp vấn đề khó khăn không thể hoạt động được bình thường.
2.2 Tấn công từ chối dịch vụ phân tán DDoS
Hầu hết những cuộc tấn công từ chối dịch vụ phân tán DDoS đều có mục tiêu chiếm dụng băng thông dẫn đến gây nghẽn mạch hệ thống, từ đó dẫn đến ngưng hoạt động hệ thống. Để thực hiện DDoS, kẻ tấn công tìm cách chiếm dụng và điều khiển nhiều máy tính/mạng máy tính trung gian được gọi là botnet từ nhiều nơi khác nhau để đồng loạt gửi ào ạt những gói tập tin với số lượng lớn với mục đích chiếm dụng tài nguyên và làm tràn ngập đường truyền của 1 mục tiêu xác định nào đó.
2.3 Tấn công từ chối dịch vụ cổ điển DoS
Đây chính là 1 hình thức tấn công từ chối dịch vụ đầu tiên xuất hiện với những kiểu tấn công như là SYN Attack, Tear Drop, Smurf Attack,… Những kiểu tấn công này thường được áp dụng đối với những kẻ tấn công là hệ thống máy chủ băng thông yếu, bảo mật kém, hoặc đối tượng tin tặc có khả năng sử dụng đường truyền với tốc độ vừa phải cũng có khả năng thực hiện thành công kiểu tấn công này.
Bài viết trên BKNS đã cung cấp cho bạn thông tin cần thiết về tác hại của DoS. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào về bài viết thì hãy để lại bình luận ở dưới, chúng tôi sẽ sẵn sàng giải đáp thắc mắc. Ngoài ra, đừng quên truy cập website bkns.vn để được biết thêm nhiều thông tin khác nữa nhé.
>>> Tìm hiểu thêm: Cách phòng chống DDOS cho website đơn giản