CIB là gì và các thông tin cơ bản về vị trí CIB ngân hàng

CIB là gì và các thông tin cơ bản về vị trí CIB ngân hàng

Cib là gì

Tại một số ngân hàng lớn, có một vị trí hay được sử dụng và cũng khá mới lạ với những người không làm việc trong khối ngân hàng. Đây là một vị trí khá chiến lược và quan trọng ở ngân hàng, hay cụ thể hơn trong bài viết này đó là ngân hàng MB bank. Bài viết sẽ cung cấp thông tin về khái niệm CIB là gì cũng như những thuật ngữ và CIB sẽ đảm nhận những công việc gì trong ngân hàng.

1. CIB là gì?

CIB là viết tắt của cụm từ Corporate and Institutional banking, đây là một vị trí công việc ở ngân hàng TMCP Quân đội Việt Nam, hay còn được biết là MB bank. Đây là một vị trí của ngân hàng là chuyên viên quan hệ nhóm đối tượng khách hàng lớn và cực lớn.

CIB
CIB là gì?

Ở những hoạt động tại ngân hàng, thông thường sẽ chia thành những nhóm đối tác khác nhau như là đối tượng cá nhân, khách hàng tổ chức, công ty,… và CIB là cách để nói về nhóm khách hàng lớn và cực kỳ lớn của những ngân hàng.

Tuy CIB được xem như một khái niệm bình thường đại diện cho những khách hàng của mình. Nhưng người ta thường chú trọng đến định nghĩa phía sau cách gọi này, đều luôn coi đây là một vị trí công việc mà được tuyển dụng một cách thường xuyên. CIB ám chỉ nhóm những khách hàng quan trọng, thì tức CIB cũng là vị trí chuyên viên quan hệ nhóm các khách hàng quan trọng.

Vậy thì từ sự liên kết những thông tin phía trên, chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng CIB là mảng công việc quan trọng ở lĩnh vực ngân hàng, đại diện cho những nhân viên có một vị trí xem như là trung gian giữa ngân hàng và khách hàng. CIB mang một ý nghĩa quan trọng khi có thể tạo dựng niềm tin, đem về nhiều mối quan hệ, duy trì và xúc tiến những gói tài chính mới.

2. CIB và các thuật ngữ “in-bank” xung quanh:

Ở thực tiễn, CIB là một khái niệm mà chỉ riêng ngân hàng MB bank sử dụng, tuy là có cách hiểu tương đồng khi nó được dùng ở những ngân hàng khác. Khi chúng ta nhắc đến những chuyên viên quan hệ nhóm đối tác quan trọng hay với nhóm đối tượng khách hàng doanh nghiệp, từng tổ chức ngân hàng sẽ gọi bằng mỗi cách riêng biệt.

CIB
CIB và các thuật ngữ chuyên ngành

Ví dụ như chỉ nhìn ở phạm vi môi trường hoạt động tại ngân hàng TMCP Quân Đội, bên cạnh khái niệm CIB đại cho cho nhóm đối tác tổ chức quan trọng, thì một khái niệm bên cạnh đó là SME, chỉ nhóm đối tượng khách hàng vừa và nhỏ, và khái niệm Private (nhóm đối tác cao cấp). Đa số những ngân hàng có nguồn lực đủ mạnh hay không sẽ quan trọng nhờ vào đối tác của họ. Do đó mà những CIB chuyên viên quan hệ này được coi là các công việc có sự tác động lớn đến sự phát triển và phồn vinh của doanh nghiệp.

Những chuyên viên CIB vào lúc bị hiểu nhầm thành một vị trí mà nhiều người biết đến đó là chuyên viên tín dụng ngân hàng. Do tính chất công việc khá giống nhau. Tuy nhiên, nếu những chuyên viên tín dụng làm một công việc chung cho tất cả đối tượng khách hàng thì CIB lại được chia ra thành những nhóm đối tượng khách hàng theo mỗi cấp độ khác nhau. Và dĩ nhiên là cho dù CIB, SME hay Private, mỗi nhóm này được chia ra thành những chức năng, nhiệm vụ riêng biệt để đáp ứng được các đối tác riêng biệt.

Nhiều người có thể đã quen với khái niệm CIB sử dụng ở MB bank để nói những chuyên viên quan hệ đối tác quan trọng. Tuy nhiên sẽ hơi lạ với việc cùng vị trí này tuy nhiên lại có những cái tên khác nhau tại những ngân hàng khác nhau. Ví dụ như vị trí này sẽ có tên là RA ( chuyên viên quan hệ đối tác tổ chức ) tại ngân hàng ACB ( Á Châu). Chức danh này tại ngân hàng Techcombank ( TMCP Kỹ Thương Việt Nam) lại được gọi là RM.

Nói ngắn gọn thì hiện diện ở nhiều tên gọi khác nhau, nhưng khi đề cập đến khái niệm CIB, thứ đầu tiên được nghĩ đến là những chuyên viên quan hệ đối tác quan trọng ow3r MB bank.

3. Trách nhiệm của CIB trong các ngân hàng Việt

Nếu bạn đang là sinh viên, đang tham khảo các vị trí, cơ hội làm việc ở những ngân hàng, chắc chắn CIB là một vị trí khá lạ lẫm mà bên cạnh các khái niệm, bạn nên tìm hiểu về tính chất công việc này như thế nào, bạn sẽ cần phải làm những gì,… Như đã nói ở trên, CIB là một bộ phận được ngân hàng TMCP Quân đội Việt nam tuyển dụng cẩn thận. Đây là những người có những nhiệm vụ chiến lược, quan trọng của ngân hàng này. Do đó, CIb cần phải có một quy trình làm việc khá nhiều mảng và nghiêm ngặt, một số mảng như sau:

CIB
Trách nhiệm của CIB

Mở rộng thị trường đối tác: Những ngân hàng có thể giữ ổn định được sự phát triển và phồn thịnh của mình hay không đều tùy thuộc vào tệp đối tác của họ như thế nào. CIB có một phần trong những công việc của họ đó là phát triển thị trường. Đây cũng là một trong những việc tạo áp lực cao cho những CIB. Do ở thực tiễn, ngân hàng thông thường cung cấp những sản phẩm tương tự nhau, nếu không vạch ra một kế hoạch chi tiết thì rất có thể sẽ khó mà phát triển được. Để gia tăng quy mô khách hàng, nhất là với các đối tác là tổ chức, CIB cần phải sử dụng mối quan hệ, những cách thức tiếp cận và khai thác khác nhau.

Tiếp cận khách hàng: CIB khi tiếp cận nhóm đối tượng khách hàng là doanh nghiệp lớn có lẽ sẽ khá khác biệt. Thật sự có thể nói là hơi khó nhằn. Để có thể nắm được các yêu cầu, sự kỳ vọng và khả năng về tài chính của những tổ chức, CIB phải là những đối tượng có khả năng giao tiếp cực tốt, có thể ứng xử linh động và nhất là linh hoạt ở việc hình thành mối gắn kết giữa cá nhân và tổ chức. CIB cần phải nắm thông tin họ là ai, họ cần những gì và đặc biệt giúp họ trả lời cho việc vì sao họ lại sử dụng sản phẩm của công ty bạn.

Thương lượng, đàm phán và thuyết phục: giai đoạn này, CIB có thể thành công hay không đều phụ thuộc vào giai đoạn tiếp cận đối tác của các CIB. Khi đã có thể trở nên gần gũi hơn, bạn có thể đưa các sản phẩm của mình vào trong câu chuyện của bạn, tự tin tư vấn và đưa ra được lý do vì sao họ nên hợp tác với bạn.

Chốt sale: Ở lĩnh vực kinh doanh, CIB khi đã ký kết được một hợp đồng thì có thể xem đó là sự thành công cuối cùng. Nó quan trọng vì nếu như đối tác chỉ nghe bạn tư vấn, giới thiệu mà không chọn bạn thì có lẽ đã xảy ra vấn đề trong các bước trên mà CIB không nhận ra. Chính vì CIB là người linh hoạt, nhạy bén nên có thể vạch ra kế hoạch đến bước ký hợp đồng một cách nhanh chóng.

Chăm sóc khách hàng: Giai đoạn cuối cùng mà các CIB cần đảm nhận đó là bước chăm sóc khách hàng. Những doanh nghiệp luôn có các yêu cầu cao hơn đối tượng cá nhân. Đây là lý do ngân hàng nên dành thời gian chăm sóc họ. Theo đúng bản chất của CIB là chuyên viên quan hệ đối tác thì điều này cần phải được duy trì và phát triển.

CIB đa số là giao dịch những sản phẩm được cấp bởi ngân hàng như các gói tài chính, chi vay, gửi tiết kiệm, đầu tư, ngoại hối,…

Lời kết

Và đó là những thông tin về vị trí CIB tại ngân hàng TMCP quân đội Việt Nam mà bạn cần quan tâm. Đối với những chuyên viên tại các ngân hàng lớn, CIB có lẽ là một vị trí khá hấp dẫn vì có thể làm ở nhiều mảng trong ngân hàng, gặp gỡ khách hàng, đối tác chiến lược, phát triển được nhiều kỹ năng cũng như mối quan hệ của bản thân hơn với CIB.