Có một loại quỹ đầu tư vốn chẳng mấy nổi tiếng bỗng trở nên hấp dẫn và thu hút hơn 80 triệu người Mỹ tham gia, với số vốn góp lên đến hàng ngàn tỷ Đô la và con số lợi nhuận cực khủng. Đó chính là quỹ tương hỗ. Hiện nay quỹ tương hỗ tại Việt Nam cũng khá phổ biến, có nhiều công ty quản lý quỹ uy tín như VCBF, DCBC, IPAAM, TCEF…
I. Thông tin về quỹ tương hỗ
1. Quỹ tương hỗ là gì?
Quỹ tương hỗ (tiếng Anh: Mutual Fund) là một quỹ đầu tư tập thể được quản lý chuyên nghiệp bởi các chuyên gia tài chính có kinh nghiệm, tiền trong quỹ được dùng để mua chứng khoán. Nguồn vốn có thể đến từ việc huy động tiền dư thừa từ công chúng hoặc vốn góp của chính các nhà đầu tư. Quỹ phòng hộ không được coi là quỹ tương hỗ.
Phần lớn quỹ tương hỗ là “mở” nghĩa là các nhà đầu tư có thể mua hoặc bán cổ phần quỹ bất cứ lúc nào. Giá trị của quỹ tương hỗ phụ thuộc vào sự lên xuống của danh mục đầu tư, khả năng tăng trưởng của các mã chứng khoán qua từng thời kỳ.
Một công ty quỹ thường nắm trong tay hàng trăm mã cổ phiếu, trái phiếu khác nhau. Khi quỹ tương hỗ có lợi nhuận, số tiền lãi sẽ được chia đều cho những người góp vốn. Nếu bị lỗ thì số tiền lỗ cũng được chia đều luôn.
Quỹ tương hỗ là một trong những sản phẩm đầu tư đang được nhiều người quan tâm
2. Phân biệt quỹ tương hỗ và quỹ ETF
Giống nhau:
Đều là quỹ đầu tư tập thể, vốn được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau;
Đều được quản lý bởi đội ngũ chuyên gia tài chính của công ty quản lý quỹ;
Sản phẩm đầu tư là chứng khoán các loại như cổ phiếu, trái phiếu… hoặc một số tài sản khác như tiền điện tử, ngoại tệ…;
Rủi ro thấp hơn việc đầu tư trực tiếp vào cổ phiếu;
3. Phân biệt quỹ tương hỗ và quỹ đầu tư
Quỹ tương hỗ là một loại trong quỹ đầu tư.
Phần lớn quỹ tương hỗ là quỹ mở, nhà đầu tư muốn mua bao nhiêu cổ phiếu bao nhiêu thì quỹ bán bấy nhiêu. Khi quỹ đã quá lớn, các nhà đầu tư mới sẽ không được tham gia thêm, thay vì đó công ty quản lý quỹ sẽ tạo ra một quỹ mới và gom các nhà đầu tư ấy lại.
Với quỹ tương hỗ là quỹ mở thì giao dịch như giao dịch cổ phiếu. Giá thị trường thay đổi theo cung – cầu của nhà đầu tư và cả giá trị hiện thời của quỹ.
II. Các loại quỹ tương hỗ hiện nay
Hiện nay có 2 quỹ tương hỗ chính: Quỹ đầu tư theo chỉ số và quỹ thu nhập cố định và các loại khác như: Quỹ ngành (Sector fund), quỹ cổ phần (Equity fund), quỹ cân bằng (Balanced fund), quỹ quốc tế, quỹ thị trường tiền tệ, quỹ đặc biệt…
Quỹ đầu tư theo chỉ số (tiếng Anh: Index fund) là quỹ tương hỗ hoạt động dựa trên chỉ số chứng khoán.
2 dạng quỹ tương hỗ phổ biến hiện nay
Chi phí để tham giá khá thấp, quỹ đầu tư nhắm vào các cổ phiếu có chỉ số cao hoặc các công ty có vốn hóa ở mức trung bình. Vì vậy, độ rủi ro của quỹ đầu tư theo chỉ số cũng cao hơn các quỹ khác.
Quỹ thu nhập cố định (tiếng Anh: Fixed income) là loại quỹ đầu từ chủ yếu vào các hạng mục có lãi suất cố định như trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp… Độ rủi ro thấp, khá an toàn với các nhà đầu tư.
Để phân loại quỹ tương hỗ, ta dựa vào vốn hóa của quỹ, gồm: mức vốn nhỏ, mức vốn trung bình và mức vốn lớn. Nếu là quỹ trái phiếu thì ta chia theo kỳ hạn trái phiếu hoặc dự án đầu tư trái phiếu.
Tham khảo thêm: Quỹ đầu tư mạo hiểm là gì? 5 Quỹ đầu tư nạo hiểm lớn nhất Việt Nam
III. Cách thức hoạt động của quỹ tương hỗ
Bộ máy hoạt động của quỹ tương hỗ bao gồm:
– Nhà đầu tư: người góp vốn và trả phí cho công ty quỹ vận hành hoạt động và nhận về lợi nhuận nếu quỹ hoạt động tốt có lời, hoặc phải bù lỗ nếu quỹ hoạt động không tốt bị thua lỗ;
– Công ty quản lý quỹ: tổ chức có nghĩa vụ pháp lý cao nhất, đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư;
– Đội ngũ cố vấn: gồm các chuyên gia đầy kinh nghiệm và hiểu biết sâu rộng đến thị trường tài chính. Nhiệm vụ chính của họ là phân tích thị trường, giá cổ phiếu và các tài sản liên quan hướng tới mục tiêu sinh lời.
Nguồn lợi nhuận mà nhà đầu tư sẽ nhận được đến từ 03 nguồn chính:
– Thứ nhất, thanh toán cổ tức: Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm phân phối cổ tức cho những người tham gia quỹ nếu phát sinh lời. Có thể thanh toán dưới dạng tái đầu tư hoặc nhận tiền ngay.
– Thứ hai, tăng trưởng danh mục đầu tư: Danh mục đầu tư tăng giá thì cũng được xem là một khoản lãi. Người quản lý quỹ có quyền bán đi và thu lợi nhuận về, sau đó tiếp tục chia đều cho người tham gia. Trường hợp bị lỗ cũng chia đều như thế.
– Cuối cùng là giá trị tài sản ròng: Danh mục đầu tư tăng đồng nghĩa với giá trị tài sản ròng của quỹ cũng sẽ tăng. Nếu công ty quản lý quỹ chưa bán thì bạn sẽ không nhận được lời ngay, nhưng bạn có thể quyết định bán hoặc không. Cần phải đọc kỹ và nắm chắc các quy định của quỹ trước khi ký hợp đồng với công ty quản lý quỹ.
Cách thức hoạt động của quỹ tương hỗ hiện nay
IV. Lợi ích của quỹ tương hỗ
Ưu điểm của quỹ tương hỗ:
– Nhà đầu tư không cần có quá nhiều kinh nghiệm mới có thể tham gia được. Thay vì tiêu tốn thời gian để ngồi đọc các thông tin tài chính, suy tính nhiều phương pháp chiến lược đầu tư thì bạn có thể giao phó toàn bộ cho công ty quản lý quỹ. Họ sẽ giúp bạn ra các quyết định đầu tư phù hợp;
– An toàn hơn việc tham gia độc lập vào thị trường chứng khoán. Bên bạn lúc nào cũng là các chuyên gia giỏi đưa ra lời khuyên và lựa chọn an toàn nhất, bảo toàn vốn và sinh lời hiệu quả nhất có thể;
– Danh mục đầu tư vô cùng đa dạng từ chứng khoán, hợp đồng quyền chọn, hàng hóa, tiền tệ và một số hàng hóa khác. Chính nhờ sự đa dạng này mà lợi nhuận cũng nhiều hơn.
– Tính thanh khoản khá tốt, bạn hoàn toàn có thể dừng tham gia bất cứ khi nào bạn muốn.
Lợi ích khi tham gia vào các quỹ tương hỗ
V. Các quỹ tương hỗ tại Việt Nam hiện nay
Các quỹ tương hỗ tại Việt Nam hiện nay mà bạn có thể tham khảo:
– Công ty quản lý quỹ của ngân hàng Vietcombank VCBF, thành lập từ năm 2005;
– Quỹ Dragon Capital Việt Nam DCBC, có mặt tại Việt Nam từ năm 1994;
– Công ty quản lý quỹ IPAAM ra đời năm 2008 thuộc sở hữu toàn phần của VNDirect;
– Quỹ đầu tư cổ phiếu của ngân hàng Techcombank TCEF;
– Quỹ đầu tư cổ phiếu Hưng thịnh Vinawealth VEOF;
– Quỹ đầu tư Năng Động Việt Nam VFMVFA;
– Quỹ đầu tư của
– Bảo Việt BVFED;
– Quỹ đầu tư định kỳ của ngân hàng MBBank MBVF;
– Quỹ đầu tư của VIC Partners;
– Quỹ đầu tư Vinasa Angels Network
– Công ty TNHH Angel 4 Us – cộng đồng các nhà đầu tư thiên thần cho startup tại Việt Nam;
– Hội doanh nghiệp trẻ Hà Nội Hanoi Young Business Association;
– Quỹ đầu tư IMJ Investment Partners (Singapore);
– Quỹ đầu tư IDG Ventures Vietnam;
– Quỹ đầu tư khởi nghiệp ONECAPITALWAY.
VI. Rủi ro khi tham gia quỹ tương hỗ
Không phương thức nào an toàn tuyệt đối, với quỹ tương hỗ, rủi ro nằm ở chỗ nhà đầu tư có thể mất một ít hoặc toàn bộ số tiền đầu tư nếu giá trị tài sản ròng trong danh mục đầu tư tụt dốc nghiêm trọng. Bất cứ khi nào thị trường thay đổi thì cổ tức/tiền lãi cũng thay đổi theo. Tính đến thời điểm hiện tại thì rủi ro mất hết vốn khá hiếm vì các danh mục đầu tư thường bù trừ cho nhau, chứ không đồng loạt giảm được.
Hiệu suất hoạt động của quỹ trong quá khứ không quá quan trọng, nó không dự đoán được tương lai phát triển. Tuy nhiên, dựa vào đó bạn cũng có thể nhận biết được mức độ biến động của quỹ trong một khoảng thời gian nào đó. Quỹ càng biến động thì rủi ro càng cao.
Tìm hiểu thêm về: Quỹ đầu tư phát triển là gì? Mục đích và cách vận hành của quỹ
VII. Những sai lầm khi đầu tư quỹ tương hỗ
Một số sai lầm nhà đầu tư có thể mắc phải khi tham gia quỹ tương hỗ:
– Xem nhẹ các loại phí quản lý của quỹ: Khi tham gia quỹ tương hỗ, nhà đầu tư phải chi trả rất nhiều khoản phí chẳng hạn như phí thường niên phí hiệu quả, phí tham gia, phí rút ra khỏi quỹ, phí nghiệp vụ cổ đông, phí lưu ký, phí cho nghiệp vụ kế toán, phí chi cho đội ngữ ủy thác… Nếu số vốn góp nhỏ thì khi trừ hết phí, lợi nhuận cũng chẳng còn lại bao nhiêu.
– Quá tự tin vào quỹ tương hỗ: Rất nhiều người quá tin tưởng quỹ tương hỗ mà mình lựa chọn, ném hết tất cả tiền của mình vào trong đó theo lời hứa hẹn lợi nhuận hàng năm cao. Nhưng điều ngược lại vẫn có thể xảy ra và hậu quả đương nhiên là khó lường.
– Chọn nhầm công ty quản lý quỹ, không nhận ra được giới hạn của bản thân: Không phải công ty quản lý quỹ nào cũng đáng tin cậy và tư vấn chuẩn xác cho những kế hoạch của bạn. Đồng thời bạn cũng không xác định được khẩu vị rủi ro của mình, dẫn tới nhiều khi thua lỗ nặng làm bạn choáng váng, càng mắc sai lầm nhiều hơn.
Để tránh mắc sai lầm khi đầu tư quỹ tương hỗ, bạn cần nắm được những nguyên tắc sau:
– Cần rót vốn thường xuyên vào quỹ: Nhiều người lầm tưởng chỉ cần bỏ ra một số vốn ban đầu, quỹ sẽ tự đem tiền đi đầu tư và bạn thu về lời. Nhưng sự thật không phải như thế, nếu không thường bổ sung vốn vào danh mục đầu tư thì dù có lãi suất kép thì tiền lời thu về cũng chẳng còn bao nhiêu.
Hiểu đơn giản, quỹ sẽ đầu tư liên tục, có danh mục tốt thì cũng có danh mục xấu, khi thua lỗ thì người nào tham gia cũng bị chia đều phần lỗ ấy. Nếu số vốn của bạn ít hơn của người khác thì chắc chắn phải lấy lời bù vào. Như vậy số tiền còn lại chẳng được bao nhiêu.
– Nên lựa chọn quỹ đầu tư phù hợp với mức độ chịu đựng rủi ro của bản thân: Cần tìm hiểu kỹ các quỹ tương hỗ xem họ đầu tư chủ yếu vào hàng hóa nào, có phù hợp với nguồn vốn cũng như phong cách đầu tư của bạn hay không rồi hãy quyết định tin tưởng công ty quản lý quỹ đó.
– Luôn lường trước các rủi ro có thể xảy ra, không một công ty quỹ nào cam kết mức lợi nhuận cụ thể là bao nhiêu, nhưng hạn mức tăng trưởng có thể đạt tới 15%/năm. Yếu tố thị trường tác động rất mạnh mẽ đến lãi và lỗ của quỹ. Nếu bạn thấy tỷ lệ thua lỗ nhẹ thì điều này hoàn toàn bình thường.
Nói chung, quỹ tương hỗ cũng là một mô hình đáng để đầu tư, khá an toàn và tiện lợi. Nếu có một nguồn vốn nhàn rỗi trong tay, ngay lập tức bạn có thể tham gia vào quỹ tương hỗ, không cần kinh nghiệm quá nhiều, tiền của bạn cũng được các chuyên gia đầu tư một cách tối ưu nhất.
Với những thông tin trên về quỹ tương hỗ, mong rằng TOPI đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích. Chúc bạn thành công!