Tính toán thể tích, khối lượng trong bồn chứa

Vcf trong xăng dầu là gì

Các bể chứa xăng dầu lớn hay các bồn chứa của cửa hàng xăng dầu, các phương tiện vận chuyển đường bộ và đường thuỷ đều có Barem tính sẵn , ở miền Nam có 2 Trung tâm đo lường đó là: Trung tâm kỹ thuật tiêu huẩn đo lường khu vực 2 và khu vực 3 barem được lập theo cách tính toán thể tích ứng với chiều cao đo được. Barem được lập bởi các dụng cụ đo lường theo đúng tiêu chuẩn Nhà nước .

Ở đây ta tìm hiểu cách đo bể chứa số 7

Bảng 3.1: Barem bể chứa số 7 Tại Tổng Kho ( Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 2).

MÉT CENTIMÉT0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0.0 2 10 28 52 79 111 145 182 222 265 0.1 309 356 405 456 509 563 619 677 736 797 0.2 860 923 988 1055 1122 1191 1261 1332 1404 1477 0.3 1552 1627 1703 1781 1859 1938 2018 2099 2180 2263 0.4 2346 2430 2515 2600 2687 2774 2861 2949 3038 3128 0.5 3218 3308 3400 3491 3584 3676 3770 3864 3958 4053 0.6 4148 4243 4339 4436 4533 4630 4727 4825 4923 5022 0.7 5121 5220 5319 5419 5519 5619 5719 5820 5921 6022 0.8 6123 6225 6326 6428 6530 6632 6734 6836 6938 7041 0.9 7143 7245 7348 7451 7553 7656 7758 7861 7963 8066 1.0 8168 8271 8373 8476 8578 8680 8782 8884 8986 9087 1.1 9188 9290 9391 9491 9592 9692 9793 9893 9992 10092 1.2 10191 10290 10388 10486 10584 10682 10779 10876 10972 11068 1.3 11164 11259 11354 11448 11542 11635 11728 11820 11912 12003 1.4 12094 12184 12273 12362 12450 12538 12625 12711 12797 12881 1.5 12965 13049 12131 13231 13294 13374 13453 13531 13608 13684 1.6 13760 13834 13907 13980 14051 14121 14189 14257 14323 14388 1.7 14452 14514 14575 14634 14692 14748 14803 14885 14906 14955

Thí dụ :Tìm thể tích xăng dầu trong bể có chiều cao 1057 mm. Cách tính:

Lý luận : + Chiều cao xăng dầu trong bể (mm) : hmm = 1057 (mm).

Đổi ra (m) và (cm) : hm= 1,057 (m) . hcm= 105,7 (cm)

⇒ V1= 8680 ( lít )

+ Chiều cao xăng dầu theo Barem : h2cm= 106 (cm)

⇒ V2 = 8782 (lít)

– Công thức tính thể tích xăng dầu trong bể : V = V1+(V2-V1) (hcm -h1cm)

⇒ V = 8680 + (8782- 8680) (105,7 -105) = 8751 (lít) .

Ngoài ra ta còn phải tìm hệ số VCF, VCF là hệ số chuẩn xăng dầu quy dổi về lít ở 15oC , đây là hệ số quy chuẩn của các nhà khoa học (Mỹ) quy chuẩn để áp dụng cho nghành xăng dầu. Hệ số này được chia ra làm các thang độ thang bậc.

VD : lít 15 là ở nhiệt độ 15oC, nếu nhiệt độ đó nhỏ hơn 15oC thì lít 15 không thay đổi còn nhiệt độ trên 15oC thì hệ số giãn nở phụ thuộc vào nhiệt độ đó. Vì vậy ta phải quy chuẩn về lit ở 15oC để tính số lượng hàng hóa khi xuất hoặc nhập.

Chẳng hạn:

– Nếu ta nhập một xe bồn sản phẩm đáy ở tỉ trọng là 0.8290 với khối lượng 2400 (lít) với nhiệt độ là 30oC thì VCF bằng 0.9870.

Ta có 2400 x 0.9870 = 23688 (lít) ở 15oC là tức ở nhiệt độ này ta tìm được 23688 (lít).

– Nếu tỉ trọng này là 0.8290 mà nhiệt độ ở mức 31oC thì hệ số VCF là 0.9861.

Ta có 24000 x 0.9861 = 23666(lít) ở 15oC .

– Muốn tính ra lít ở 15oC thì lấy lít thực tế nhân với VCF. Muốn tính ra kg thì lại lấy lít 15 x WCF

Muốn tìm ra WCF thì ta lấy tỉ trọng trừ đi 0.0011 đây là hệ số quy chuẩn chung của nghành xăng dầu mà các nhà khoa học tìm ra

VD: ở 31oC và tỉ trọng 0.8290 thì VCF = 0.9861 x 24000(lit) = 23666 (lit) KL = WCF x lít 15oC mà WCF = 0.8290 – 0.0011 = 0.8279 => KL = 0.8279 x 23666 = 19593 (kg) *KL: Khối lượng *VCF: Hệ số hiệu chỉnh thể tích về nhiệt độ 15oC *WCF: Hệ số hiệu chỉnh thể tích 15oC về khối lượng.

CHƯƠNG 4:

TÌM HIỂU QUY TRÌNH NHẬP & XUẤT XĂNG DẦU

4.1 QUY TRÌNH NHẬP XĂNG DẦU

4.1.1 Hồ sơ nhập hàng

– Lệnh giao hàng – Phiếu xuất hàng

– Chứng chỉ nguồn gốc lô hàng (nếu là hàng nhập khẩu) – Bản khai báo hải quan (nếu là hàng nhập khẩu)

– Biên bản lấy mẫu, đo đạc tính toán – Biên bản niêm phong hầm hàng

– Biên bản kiểm tra an toàn tại phương tiện nhập – Nhật kí thời gian nhập hàng

– Chứng thư khối lượng hàng nhập bồn – Báo cáo hao hụt trong quá trình nhập

4.1.2 Quy trình nhập hàng từ tàu lên bể chứa

Nhận kế hoạch nhập hàng từ tổng công ty Dầu Việt Nam:

– Loại hàng – Số lượng

– Tên phương tiện vận chuyển – Thời gian nhập

Chuẩn bị bồn bể, cầu cảng cho tàu vào cảng xuất hàng

– Kiểm tra đường ống phía bờ chứa đầy xăng dầu hoặc rỗng.

– Đóng chặt và niêm phong các van có trên bồn trừ van nhập hàng. – Xả đáy hết nước trong bồn (nếu có)

– Xác định số lượng xăng dầu còn lại trong bồn (nếu có) trước khi nhập.

Trước khi nhập hàng

– Kiểm tra các giấy phép lưu hành, PCCC của tàu.

– Kiểm tra các thiết bị PCCC của tàu phải đạt tiêu chuẩn và trong trình trạng sẵn sàng.

– Yêu cầu đại diện tàu giao hồ sơ lô hàng.

– Kiểm tra tình trạng niêm phong của các van trên tàu. – Đo chiều cao mức xăng dầu trong từng hầm hàng.

– Đo nhiệt độ và kiểm tra lượng nước tự do mỗi hầm hàng. – Tính toán và lập biên bản xác định số lượng hàng hóa tại tàu. – Nối ống thông tuyến từ tàu lên bể.

– Thông báo sẵn sàng nhập hàng và bắt đầu bơm hàng. + Trong quá trình bơm hàng:

– Khi hoàn tất các biên bản tính toán và kiểm tra, phân tích mẫu đạt chất lượng thì được phép bơm hàng.

– Kiểm tra mức chứa trên bể thường xuyên, tránh trường hợp để tràn xăng dầu.

– Kiểm tra dọc theo hệ thống đường ống sau mỗi giờ để phát hiện rò rỉ.

+ Kiểm tra tàu sau khi nhập:

– Mở hết các van tháo rút xăng dầu từ đường ống về hầm hàng.

– Dùng đèn pin phòng nổ hoặc gương phản chiếu ánh nắng để kiểm tra khô sạch ở các hầm hàng.

– Kiểm tra két chứa dầu máy, két dầu phụ, hầm cách ly phải giữ nguyên tình trạng như trước khi bơm.

Có 2 phương thức giao nhận hàng hoá:

– Nếu giao nhận theo phương thức nhận hàng tại tàu thì số liệu đo tính và giám định tại tàu có giá trị pháp lý.

– Nếu giao nhận theo phương thức nhận hàng tại bể thì số liệu đo tính và giám định tại bể có giá trị pháp lý.

4.2 QUY TRÌNH XUẤT HÀNG 4.2.1 Quy trình xuất hàng cho tàu 4.2.1 Quy trình xuất hàng cho tàu

a)Trước khi xuất hàng:

– Kiểm tra các thiết bị PCCC của tàu phải đạt tiêu chuẩn và trong trình trạng sẵn sàng.

– Kiểm tra hồ sơ nhận hàng.

– Kiểm tra các giấy phép lưu hành, PCCC của tàu. – Kiểm tra tính hiệu lực của Bảng tra dung tích của tàu. – Kẹp dây tiếp địa cho tàu.

– Kiểm tra độ sạch của hầm hàng

– Niêm phong các van không nằm trên đường ống nhập của tàu – Kiểm tra két chứa dầu máy, két dầu phụ, hầm cách ly.

– Ghi lại số công tơ trước xuất.

b)Trong khi xuất hàng:

– Kiểm tra mức chứa tại các hầm hàng của tàu thường xuyên, tránh trường hợp để tràn xăng dầu.

– Kiểm tra dọc theo hệ thống đường ống sau mỗi giờ để phát hiện rò rỉ.

c)Sau khi xuất hàng:

– Ghi lại số công tơ sau khi xuất – Tháo dây kẹp tiếp địa cho tàu. – Giám định số lượng hàng tại tàu.

– Lấy mẫu 2 can mẫu: 1 can cho phương tiện vận chuyển và 1 can mẫu lưu tại Xí nghiệp để đối chứng khi có tranh chấp về chất lượng. – Niêm phong các van và các nắp của hầm hàng.

– Viết phiếu xuất hàng và các biên bản kiểm tra, biên bản niêm.

– Phương thức giao nhận: Theo số lượng xuất tại Công tơ của Xí nghiệp

4.2.2 Quy trình xuất hang cho xe bồn

a)Trước khi xuất hàng:

– Kiểm tra các thiết bị PCCC của xe bồn phải đạt tiêu chuẩn và trong trình trạng sẵn sàng.

– Kiểm tra hồ sơ nhận hàng.

– Kiểm tra các giấy phép lưu hành, PCCC của xe bồn. – Kẹp dây tiếp địa cho xe bồn.

– Kiểm tra niêm chì trên từng hầm hàng của xe bồn xem có đúng tiêu chuẩn theo giấy phép kiểm định phương tiện đo hay không.

– Kiểm tra độ sạch hầm hàng.

– Kiểm tra các hầm cách ly, đo mức dầu trong két chạy. – Hướng dẫn cho xe đậu đúng vị trí nhận hàng.

– Ghi chép số đầu của công tơ cấp hàng .

b)Trong khi xuất hàng:

– Nhân viên giao nhận tại cần xuất ôtô có trách nhiệm giám sát tình hình nhận hàng của xe bồn.

– Kiểm tra lưu lượng và áp suất thường xuyên

c)Sau khi xuất hàng:

– Ghi số công tơ sau khi xuất. – Tháo dây kẹp tiếp địa cho xe bồn.

– Cho xe bồn rời khỏi cần xuất đến trạm Kiểm định.

– Đo mức xăng dầu thừa hoặc thiếu so với tấm mức chuẩn của xe bồn và xác nhận vào biên bản.

– Kiểm tra các hầm cách ly, đo mức dầu trong két chạy giữ đúng tình trạng ban đầu.

– Lấy mẫu 2 can: 1 can cho phương tiện vận chuyển và 1 can mẫu lưu tại Xí nghiệp để đối chứng khi có tranh chấp về chất lượng.

– Niêm phong các van và các nắp của hầm hàng.

– Viết phiếu xuất hàng và các biên bản kiểm tra, biên bản niêm.

Phương thức giao nhận: Theo số lượng xuất tại Công tơ của Xí nghiệp

CHƯƠNG 5:

CÔNG TÁC AN TOÀN VÀ QUẢN LÝ HAO HỤT

5.1 CÔNG TÁC AN TOÀN TRONG QUÁ TRÌNH GIAO NHẬN VÀ LƯU TRỮ XĂNG DẦU

a) Công tác an toàn PCCC trong quá trình giao nhận xăng dầu:

– Tuyệt đối tuân thủ các nội qui về bảo vệ, PCCC của Xí nghiệp – Tránh trường hợp phát ra tia lửa trong quá trình làm việc .

– Xung quanh khu vực nơi làm việc phải sạch sẽ, gọn gàng và không để dầu vương vãi ra ngoài gây nguy cơ cháy nổ cao .

– Bố trí các bình chữa cháy đúng nơi đã qui định. • Đối với ôtô xitéc :

– Nghiêm cấm lái xe không có bằng lái vận hành xe ra vào kho nhận hàng .

– Cấm mang các can chứa xăng dầu vào trong kho .

– Trong khi bơm rót không được nổ máy, sữa chữa điện của xe . – Không được san hàng trong quá trình bơm hàng .

– Khi bơm xong hàng phải chờ một khoảng thời gian nhất định để giải toan tĩnh điện mới được chạy ra khỏi cần xuất hàng .

Đối với tàu :

– Đối với tàu chứa xăng, KO thì chỉ được cập 1 chiếc , đối với tàu chứa DO , FO thì cập được 2 chiếc .

– Yêu cầu chủ phương tiện cho hoạt động các thiết bị PCCC. Kiểm tra các vật liệu chống dầu loang vãi như: cát, mùn cưa, giẻ lau … Đưa đến những vị trí cần thiết để kịp thời đối phó với mọi sự cố có thể xảy ra . – Yêu cầu mọi phương tiện khi vào nhận hàng phải trang bị đầy đủ đệm

va dọc theo mạn tàu – xàlan .

– Cấm mọi hoạt động có thể phát sinh ra tia lửa như: hàn, đun nấu, hút thuốc… Trong quá trình giao nhận hàng.

– Trong điều kiện thời tiết xấu như : sóng to, gió, mưa to kèm theo sấm chớp, bão… Phải dừng cấp hàng khi nào ổn định mới tiến hành tiếp tục công việc.

– Trong quá trình giao nhận hàng cấm mọi phương tiện khác neo đậu cập mạng phương tiện đang giao nhận hàng kể cả ghe đò…

Kho xăng dầu là nơi thường sinh ra hỗn hợp khí dễ bắt lửa. Khi vào trong môi trường thường tạo ra môi trường dễ cháy nổ và gây nổ, cho nên Tổng kho đã lập phương án phòng chống cháy nổ như sau :

– Thành lập đội chữa cháy gồm 52 người, lực lượng chủ yếu là đội bảo vệ- pccc và kết hợp với nhân viên giao nhận.

– Hàng năm thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về phòng chống cháy nổ do các cơ quan chuyên ngành giảng dạy .

– Lập phương án phòng chống cháy nổ và phối hợp với công an phòng cháy chữa cháy ( PC23 ) phối hợp tác chiến khi có sự cố xảy ra.

– Thường xuyên trang bị các thiết bị cần thiết theo hướng dẫn của Công an (PC23) . Hàng tháng có các đợt kiểm tra lại chất lượng các thiết bị để sửa chữa, thay thế kịp thời.

5.2 CÔNG TÁC QUẢN LÝ HAO HỤTa) Nguyên nhân gây hao hụt xăng dầu: a) Nguyên nhân gây hao hụt xăng dầu:

• Hao hụt do bay hơi tự nhiên:

– Xăng dầu là chất lỏng với cấu tạo bởi những phân tử nhẹ, dể dàng bay hơi ở nhiệt độ và áp xuất trong môi trường bình thường.

– Khi nhiệt độ tăng, áp suất tăng thì tốc độ bay hơi tăng.

– Khi diện tích và thể tích khoảng không tăng thì tốc độ bay hơi tăng. • Hao hụt do quản lý:

– Khi van hô hấp của bể chứa hở hoặc mở khi áp suất thấp gây hao hụt tăng.

– Khi bể chứa, các khớp nối bị rò rỉ gây hao hụt tăng.

– Khi nhập hoặc xuất hàng với lưu lượng thấp gây hao hụt cao.

– Khi nhập hoặc xuất vào phương tiện, bể chứa có nhiều lỗ thông hơi gây hao hụt cao.

– Thiết bị đo sai số nhiều gây thiếu hụt trong giao nhận.

b) Công tác quản lý hao hụt tại Xí nghiệp:

• Quản lý hao hụt trong khâu nhập:

– Kiểm tra các khớp nối ống đảm bảo kín trước và trong khi nhập hàng. – Do đường ống nhập nhỏ và dài nên lưu lượng thấp, áp suất cao gây hao

hụt cao.

– Do van hô hấp nhỏ nên phải mở thông lỗ đo khi nhập hàng gây hao hụt cao.

– Thường phải chuyển loại sản phẩm chứa trong các bể nên nhập vào bể trống gây hao hụt cao.

c) Quản lý hao hụt trong khâu xuất:

– Kiểm tra các khớp nối ống đảm bảo kín trước và trong khi xuất hàng. – Do đường ống xuất nhỏ, dài và công suất bơm nhỏ nên lưu lượng thấp,

gây hao hụt cao.

– Các phương tiện thường mở nắp hầm hàng khi nhận hàng gây hao hụt cao.

– Định kỳ hoặc đột xuất ao lường các lưu lượng kế tránh sai số cao.

c) Quản lý hao hụt trong khâu tồn chứa:

– Kiểm tra định kỳ độ kín và áp lực của các van hô hấp tại các bể chứa. – Kiểm tra định kỳ bể chứa, các khớp nối trên đường ống để phát hiện rò

rỉ.

– Do nguồn nước ngọt ít nên chưa thường xuyên làm mát các bể chứa gây hao hụt cao.

– Sơn bể chứa màu sáng để phản xạ ánh nắng mặt trời giảm thu nhiệt. – Do chưa lắp đặt đầy đủ mái phao cho các bể chứa nên hao hụt do thể

– Các bể không có mái phao được nhập đầy và xuất cạn để giảm hao hụt do thể tích mặt thoáng lớn.

– Do đo bể thủ công nhiều lần trong ngày gây hao hụt tăng.

Ngoài ra, Xí nghiệp thường xuyên phải đo tính số liệu thực tế trong khâu xuất, nhập và tồn chứa để so sánh với số liệu sổ sách nhằm phát hiện kịp thời