Thậm chí, trong Đông y còn sử dụng lá cây ổ rồng tươi làm vị thuốc chữa tình trạng phù ở chân tay. Bên cạnh đó, tình trạng lách sưng to cũng được cải thiện đáng kể khi sử dụng tro của lá cây lan tai tượng để xát vào cơ thể người bệnh.
3. Cây ổ rồng chữa bệnh gì? Bật mí những bài thuốc hay
Trong Y học cổ truyền và hiện đại, cây ổ rồng thường được dùng riêng lẻ hoặc phối hợp với những thảo dược quý khác để điều trị các tình trạng như phù thũng, ngứa ghẻ ngoài da, mẩn ngứa hoặc gãy xương. Dưới đây là một số bài thuốc làm từ cây lan tai tượng có tác dụng chữa những bệnh trên cực hữu hiệu:
3.1 Chữa tình trạng ghẻ ngứa ngoài da
Ghẻ là 1 căn bệnh ngoài da thường gặp ở những người sống trong điều kiện sinh hoạt thiếu nguồn nước sạch hoặc vệ sinh kém. Nhìn chung, đây là vấn đề da liễu không quá nguy hiểm, tuy nhiên về lâu dài dễ dẫn đến các biến chứng như chàm hoá, nhiễm trùng hoặc viêm cầu thận. Đối với những bệnh nhân đang sống chung với bệnh ghẻ có thể tham khảo bài thuốc từ lá cây ổ rồng dưới đây:
- Chuẩn bị: Một nắm lá cây ổ rồng vừa đủ dùng.
- Cách làm: Lá cây ổ rồng tươi sau khi rửa sạch và để ráo nước, bạn cho một chút muối vào và giã nhỏ lá, sau đó đắp toàn bộ lên vùng da có nốt ghẻ ngứa. Bệnh nhân cũng có thể dùng lá khô và đốt thành dạng tro mịn để bôi trực tiếp lên khu vực bị ghẻ, giúp giảm thiểu cơn ngứa và hỗ trợ mau lành vết lở loét.
3.2 Hỗ trợ điều trị chứng ù tai hoặc đau lưng do thận hư
Trong Y học cổ truyền có nói rằng tình trạng ù tai hay tai điếc là do thận tinh suy yếu. Khi mắc chứng thận hư, bệnh nhân ngoài biểu hiện ù tai còn gặp phải các triệu chứng khác như đau lưng, ớn lạnh, đi tiểu bất thường, giảm ham muốn hoặc rùng mình. Để giảm thiểu các tình trạng trên cần điều trị từ vấn đề gốc rễ là chứng suy thận. Sau đây là bài thuốc hỗ trợ khắc phục ù tai và đau lưng gây ra bởi tình trạng thận hư:
- Chuẩn bị: Bột cây tổ rồng được tán mịn (từ 4 – 6g) và một bầu dục lợn (cật lợn).
- Cách làm: Nhồi bột tổ rồng tán nhỏ vào trong bầu dục lợn, sau đó đem hấp cách thuỷ hoặc nướng chín. Mỗi ngày ăn một lần, mỗi lần cách ngày nhau và đảm bảo kiên trì thực hiện đủ liệu trình 5 ngày.
3.3 Điều trị chảy máu chân răng và nhức răng
Những trường hợp bị thận hư, dương phù sinh gây chảy máu chân răng, đau răng và răng lung lay có thể khắc phục với bài thuốc làm từ cây ổ rồng như sau:
- Chuẩn bị: Lá cây ổ rồng (16g).
- Cách làm: Giã nhỏ cây ổ rồng, sau đó sao đen và làm thành dạng bột mịn. Mỗi ngày lấy thuốc xát vào lợi khoảng 2 lần (sáng – tối) sau khi đã đánh răng.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể áp dụng thêm bài thuốc chữa đau nhức và chảy máu chân răng sau:
- Chuẩn bị: 16g cây ổ rồng, 12g đơn bì, 16g thục địa, 2,4g tế tân, 12g sơn dược, 12g trạch tả, 12g bạch linh và 12g sơn thù.
- Cách làm: Sắc các nguyên liệu trên với 700ml nước và đun cho tới khi cạn còn 250ml. Chia nước thuốc và uống 2 lần / ngày, sử dụng liên tiếp 10 ngày cho tới khi hết bệnh.