Nhà chung cư là gì? Quy định pháp luật về nhà chung cư?

Chung cư là gì

– Khái niệm “nhà chung cư” lần đầu tiên được pháp luật Việt Nam ghi nhận tại Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư năm 2003 như sau: “Nhà chung cư là nhà nhiều tầng, nhiều hộ ở; có cấu trúc kiểu căn hộ khép kín; có lối đi, cầu thang chung và hệ thống kết cấu hạ tầng sử dụng chung” . Luật Nhà ở năm 2005 được ban hành và khái niệm “nhà chung cư chính thức được luật hóa và được quy định như sau: Nhà chung cư là nhà ở có từ hai tầng trở lên, có lối đi, cầu thang và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho nhiều hộ gia đình, cá nhân. Nhà chung cư có phần sở hữu riêng của từng hộ gia đình, cá nhân và phần sở hữu chung của tất cả các hộ gia đình, cá nhân sử dụng nhà chung cư

– Khái niệm nhà chung cư theo Luật Nhà ở năm 2005 được Luật Nhà ở năm 2014 kế thừa và bổ sung tại Khoản 3 Điều 3 như sau: Nhà chung cư là nhà có từ 02 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.

– Như vậy, khái niệm nhà chung cư trong các Luật Nhà ở năm 2005 và năm 2014 đã khái quát một cách đầy đủ hơn về bản chất pháp lý của nhà chung cư tại Việt Nam so với khái niệm tại Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư năm 2003. Theo đó, chung cư và/hoặc các căn hộ trong nhà chung cư tại Việt Nam được coi là bất động sản được chuyển nhượng tự do trên thị trường và trong đó, những chủ sở hữu có quyền sở hữu đối với căn hộ của mình và có quyền sở hữu chung hợp nhất không thể phân chia (“undivided co ownership”).

– Cùng với những quy định khác của Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư năm 2003 và Luật Nhà ở năm 2005 và năm 2014 thì khu vực sở hữu chung trong nhà chung cư tại Việt Nam được trao quyền quản lý, sử dụng, khai thác cho một tổ chức phi lợi nhuận là Ban quản trị – do các chủ sở hữu và sử dụng nhà chung cư bầu ra qua các Hội nghị nhà chung cư. Chi phí để Ban quản trị hoạt động do các chủ sở hữu, sử dụng trong nhà chung cư đóng góp.

– Trên thực tế dù là các khu nhà tập thể cũ hay những nhà chung cư mới được xây dựng tại Việt Nam trong những năm gần đây đều có chung đặc điểm sau: một là, là nhà ở có từ hai tầng trở lên, có lối đi, cầu thang và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho nhiều hộ gia đình, cá nhân; hai là, có phần sở hữu riêng của từng hộ gia đình, cá nhân và phần sở hữu chung của tất cả các hộ gia đình, cá nhân sử dụng nhà chung cư; ba là, các căn hộ trong nhà chung cư tại Việt Nam được coi là bất động sản được chuyển nhượng tự do trên thị trường.

2. Quy định pháp luật về nhà chung cư:

– Quy định của pháp luật về nhà chung cư được quy định tại Chương VII của Luật nhà ở 2014. Theo đó, theo quy định của pháp luật thì nhà chung cư được phân thành nhiều hạng khác nhau và mục đích của việc phân hạng, công nhận hạng nhà ở chung cư là để xác định giá trị của nhà chung cư khi thực hiện quản lý hoặc giao dịch trên thị trường. Theo đó, việc phân hạng nhà chung cư được xác định trên cơ sở bốn nhóm tiêu chí, đó là những nhóm tiêu chí:

(1) ,Nhóm tiêu chí về quy hoạch – kiến trúc,

(2) Nhóm tiêu chí về hệ thống, thiết bị kỹ thuật,

(3) Nhóm tiêu chí về dịch vụ, hạ tầng xã hội,

(4) Nhóm tiêu chí về chất lượng, quản lý, vận hành.

Tùy vào mức độ đáp ứng các tiêu chí mà có những hạng nhà ở chung cư khác nhau, pháp luật quy định có ba hạng nhà ở chung cư đó là: hạng A, hạng B, hạng C.

– Nhà chung cư sẽ có những thời hạn sử dụng nhất định, phụ thuộc vào tình trạng của nhà chung cư, theo đó: Thời hạn sử dụng nhà chung cư được xác định căn cứ vào cấp công trình xây dựng và kết luận kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà chung cư theo quy định của pháp luật. Theo đó, cơ quan có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với cơ quan chức năng của địa phương và Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có nhà chung cư tổ chức việc kiểm định, đánh giá chất lượng các công trình nhà chung cư là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Quá trình, trách nhiệm chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định.

– Ban quản trị tòa nhà chung cư là tổng hợp các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của Ban quản trị tòa nhà chung cư trong việc bảo đảm quyền sở hữu chung, sử dụng chung, bảo trì đối với phần diện tích thuộc phần sở hữu chung của tòa nhà chung cư được pháp luật quy định và những quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm mà Ban quản trị tòa nhà chung cư thực hiện trên cơ sở pháp luật cho phép. Vai trò của Ban quản trị tòa nhà chung cư Theo quy định của pháp luật về nhà ở:

– Như vậy, nhà chung cư là nhà ở có nhiều hộ gia đình cùng sinh sống. Phần diện tích của nhà chung cư phục vụ cho việc sinh hoạt của từng hộ gia đình thuộc sở hữu riêng của các hộ đó. Hệ thống công trình hạ tầng phục vụ cho các cư dân sinh sống trong tòa nhà chung cư như cầu thang, lối đi, hệ thống cấp, thoát nước, cung cấp khí gas, cửa thoát hiểm, lồng xã rác v..v… thuộc sở hữu chung của các hộ dân sinh sống trong tòa nhà đó. Qua quá trình sử dụng, các công trình hạ tầng này suy giảm công năng, xuống cấp hoặc hư hỏng hay cần phải bảo trì, bảo dưỡng định kỳ thì ai sẽ là người đứng ra để sửa chữa, khắc phục; bởi lẽ, nó thuộc sở hữu chung của toàn bộ cư dân sinh sống trong tòa nhà chung cư. Nếu không xác định được tổ chức, cá nhân thực hiện việc này thì những hư hỏng, trục trặc không được giải quyết và rơi vào tình trạng “cha chung không ai khóc”; gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt của các hộ dân sinh sống trong tòa nhà chung cư. Đối với diện tích đất thuộc dự án theo quy định của pháp luật. Quyền sửu dụng đất và việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong các dự án xây dựng nhà chung cư để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê được thực hiện theo quy định của pháp luật.