Nguyên tắc pháp luật là gì? Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam?

Nguyên tắc hiến định là gì

Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của nhà nước. Trong quá trình xây dựng và ban hành pháp luật, việc quan trọng đầu tiên là phải xác định nguyên tắc cơ bản của pháp luật, từ đó làm định hướng cho cả quá trình, tránh tình trạng lệch lạc, khác với mục tiêu mà pháp luật hướng đến.

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1. Nguyên tắc pháp luật là gì?

Nguyên tắc pháp luật là những tư tưởng chỉ đạo phản ánh khát quát sự vật khách quan liên quan tới quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Đây là những cơ sở quan trọng của toàn bộ quá trình xây dựng pháp luật, đòi hỏi tất cả các chủ thể tham gia vào quá trình này phải nghiêm chỉnh tuân theo.

Nguyên tắc pháp luật được chia thành ba loại : các nguyên tắc chung-nguyên tắc của toàn bộ hệ thống pháp luật; các nguyên tắc ngành – nguyên tắc áp dụng cho một số ngành luật và các nguyên tắc riêng- nguyên tắc đặc thù của từng ngành. Dưới đây, tác giả sẽ đi sâu vào phân tích các nguyên tắc chung của pháp luật nước ta.

Nguyên tắc pháp luật trong Tiếng Anh là “Law principles”.

Xem thêm: Phân tích các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế mới nhất

2. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam:

2.1. Nguyên tắc tuân theo pháp luật và đảm bảo tính tối cao của Hiến pháp:

Trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia, hiến pháp được coi là đạo luật cơ bản của nhà nước, được ban hành với một thủ tục đặc biệt và có hiệu lực pháp lý cao nhất. Ở Việt Nam, theo quy định tại Điều 119, Hiến pháp nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp. Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý.

Nguyên tắc tuân theo pháp luật và đảm bảo hiệu lực tối cao hiến pháp trong xây dựng pháp luật được thể hiện ở việc:

– Sự tuân thủ đầy đủ của các tổ chức, cá nhân về thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục trong xây dựng pháp luật. Để bảo đảm cho các quy định pháp luật được xây dựng có giá trị thì chúng phải được xây dựng đúng thẩm quyền, đúng trình tự, nội dụng cũng như hình thức. Điều này có nghĩa là các chủ thể chỉ được tạo lập các nguồn pháp luật phù hợp với thẩm quyền của mình, theo các trình tự, thủ tục luật định với những hình thức được quy định trong Hiến pháp và luật.

– Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của các quy phạm pháp luật trong hệ thống quy phạm pháp luật, đặc biệt là phải tôn trọng tính tối cao của hiến pháp. Điều này đòi hỏi các quy định của cơ quan cấp dưới ban hành không được trái với quy định của pháp luật cấp trên ban hành, các quy phạm dưới luật không được trái với các quy định luật và tất cả mọi quy định pháp luật không được trái với hiến pháp.

Đảm bảo nguyên tắc tuân theo pháp luật và đảm bảo tính tối cao của Hiến pháp (nguyên tắc pháp chế) sẽ tránh được tình trạng ban hành nguồn pháp luật vượt quá thẩm quyền, tránh được tình trạng pháp luật từng địa phương, pháp luật riêng từng ngành, tránh được sự chồng chéo, sai phạm ở nội dung và hình thức các loại nguồn pháp luật.

Việt Nam chưa có thiết chế chuyên biệt thực hiện chức năng bảo hiến. Việc Quốc hội vừa là cơ quan lập hiến vừa là cơ quan bảo hiến dẫn đến một tình trạng thực tế là tự khi thành lập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến nay chưa có một luật nào bị bãi bỏ vì bị coi là vi hiến.

2.2. Nguyên tắc pháp luật phải thể hiện ý chí của các tầng lớp nhân dân lao động:

Đây là nguyên tắc hiến định của pháp luật trong nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Để đảm bảo nguyên tắc này, việc xây dựng hiến pháp, các bộ luật, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước như Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức quốc hội, Luật tổ chức tòa án nhân dân, Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân, Luật tổ chức chính quyền địa phương và các văn bản pháp luật quan trọng khác phải được nhân dân thảo luận, đống góp ý kiến một cách rộng rãi.

Đặc biệt, đối với hiến pháp- đạo luật cơ bản của nhà nước, việc xây dựng hoặc sửa đổi nó cần phải được tiến hành theo một thủ tục đặc biệt. Sau khi đã được nhân dân thảo luận rộng rãi, phải được Quốc hội thông qua với ít nhát 2/3 số phiếu thuận.

2.3. Nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật:

Ở Việt nam trong thời kỳ phong kiến và thuộc địa nửa phong kiến, tính chất pháp luật đặc quyền, đặc lợi của giai cấp thống trị làm cho đa số dân cư trong xã hội bất bình với pháp luật, chống đối hoặc khinh bỉ pháp luật. Nguyên tắc mọi công dân bình đẳng trước pháp luật được thiết lập được thiết lập sau sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công. Nguyên tắc này lần đầu tiên được khẳng định hiến pháp năm 1946, và lần lượt qua các hiến pháp, cho đến hiến pháp 2013 được quy định cụ thể hơn.

Quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật còn được hiểu trên một bình diện khác là sự bình đẳng của mọi công dân chịu trách nhiệm trước pháp luật, từ công dân bình thường đến nguyên thủ quốc gia nếu vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Việc xây dựng nhà nước pháp quyền đòi hỏi bất kỳ cơ quan nhà nước hay nhà chức trách nào cũng đều phải ở trong sự kiểm soát của pháp luật. Bất kì ai nếu vi phạm phạm pháp luật đều phải được xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật.

2.4. Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền công dân và quyền con người:

Pháp luật của Việt Nam từ khi ra đời cho đến nay luôn luôn tôn trọng và bảo vệ các quyền công dân và quyền con người, tuy nhiên do quan niệm giản đơn về quyền con người đã được thể hiện trong các quyền của công dân nên ở các hiến pháp năm 1946, 1959, 1980 quyền con người chưa được thể hiện thành một điều khoản riêng. Cho đến hiến pháp 1992, 2013 thì quyền con người và quyền công dân chính thức được công nhận. So với khái niệm quyền công dân và quyền con người, hai khái niệm này là không đồng nhất. Bất kỳ công dân nào cũng có quyền con người, tuy nhiên không phải bất kỳ người nào cũng được hưởng quyền công dân. Vì vậy nếu trong hiến pháp không xác lập nghĩa vụ của nhà nước bảo vệ các quyền con người thì một số chủ thể pháp luật sẽ không được hiến pháp bảo vệ. Ở nước ta, trong các chủ thể pháp luật là cá nhân, chúng ta thấy có công dân Việt nam, công dân nước ngoài và người không có quốc tịch. Những người không quốc tịch có thể là người nước ngoài và người Việt Nam.

Quyền con người là các quyền mà pháp luật cần phải thừa nhận đối với tất cả thể nhân, đó là các quyền tối thiểu mà các cá nhân phải có, những quyền mà các nhà lập pháp không được xâm hại đến. Bên cạnh việc thể chế hóa trong Hiến pháp và luật, các quyền công dân và quyền con người trong lĩnh vực chính trị và dân sự; các quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội cũng được thể chế hóa và từng bức hoàn thiện. Đó là các quyền học tập, lao động, nghiên cứu khoa học nghệ thuật, quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành,…

Thực hiện nguyên tắc bảo vệ quyền công dân và quyền con người, nhà nước cần phải tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về các quyền cơ bản của công dân và con người trong hiến pháp cũng như việc cụ thể các quyền đó nhằm tạo ra một cơ chế để đảm bảo thực hiện. Trước hết cần phải có các quy định cụ thể về quyền tự do xuất bản của công dân Việt Nam để tạo cơ sở cho việc phát triển và hoàn thiện quyền tự do ngôn luận. Đồng thời, gấp rút xây dựng Luật trưng cầu ý dân để các vấn đề đặc biệt quan trong của đất nước nhân dân dân trực tiếp quyết định.

2.5. Nguyên tắc đảm bảo vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản:

Đây là nguyên tắc đặc thù của pháp luật xã hội chủ nghĩa nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng.

Ở Việt Nam, từ trước đến nay nhân dân đều trực tiếp bầu cử các đại biểu Quốc hội- những người có thẩm quyền lập pháp. Quốc hội thay mặt nhân dân cả nước bầu ra các chức vụ cao nhất trong bộ máy như Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Tuy nhiên, điểm mà chúng ra cần quan tâm là bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng. Sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội đã được thể chế hóa trong Hiến pháp. Vì vậy, cần quan niệm vấn đề bầu cử của cơ quan nói trên không còn chỉ là công việc của Đảng mà phải là công việc của mọi công dân Việt Nam. Thiết nghĩ rằng tiến đến một nền dân chủ thực sự thì mọi công dân Việt Nam không phụ thuộc vào giai cấp, địa vị xã hội đều có quyền tham gia bầu cử lựa chọn người lãnh đạo cao nhất của mình.

Đây là nguyên tắc bao hàm toàn bộ hệ thống

2.6. Nguyên tắc đảm bảo sự bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc:

pháp luật, bởi nó được coi là hòn đá tảng trong chính sách đối nội của nhà nước.

Nguyên tắc này được xây dựng trên tinh thần đại đoàn kết dân tộc, một trong những yếu tố cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Ngay từ Hiến pháp năm 1946 trong lời nói đầu đã xác định nguyên tắc thứ nhất trong ba nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp là đoàn kết toàn ân không phân biệt giống nòi, gái tai, giai cấp, tôn giáo. Bản chất của chính sách đại đoàn kết dân tộc ở nước ta không những là đảm bảo cho sự bình đẳng và thống nhất ý chí giữa các dân tộc mà còn là sự tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc. Pháp luật của nhà nước thể hiện chính sách ưu tiên cho đồng bào dân tộc thiểu số để họ có điều kiện phát triển như các dân tộc miền xuôi như các chính sách ưu tiên trong công tác đào tạo cán bội, chính sách miễn giảm thuế, chính sách đầu tư vốn xây dựng cơ sở hạn tầng,..