Vinglish là gì?

Vinglish là gì?

Vinglish là gì

Video Vinglish là gì

Giới thiệu Vinglish là gì.

Đến như native speakers cũng có kiểu tiếng Anh riêng, Mỹ có American English (Trong từ điển các bạn sẽ thấy ký hiệu bên cạnh từ là AmE), Anh có British English ( ký hiệu BrE), Ấn có Inglish, người Singapore có Singlish. Vậy nên đã là người Việt thì sẽ nói Vinglish (Ghép của 2 chữ: Vietnamese English).

Có câu chuyện vui là một người bạn Mỹ của mình phàn nàn, khi sang Việt Nam, anh ý phải học lại tiếng mẹ đẻ của mình. Nghĩa là học Vinglish đấy.

Nguồn gốc của Vinglish.

Nói rõ ra, Vinglish có 2 nghĩa, một là tiếng Anh bựa (định nghĩa 2 ở trên) theo kiểu:

No star where = Không sao đâu.

No table = Không bàn cãi;

If you blood = Nếu mày máu;

Sugar you you go = đường em em đi, em đi….

Cái này thì người Việt hay người Tây đều biết, đó là cách đùa của chúng ta cho vui thôi, tếu táo, trào phúng. Người Việt mình vốn hài hước mà.

Về cái nghĩa thứ 2 nghiêm túc hơn. Chúng ta hãy tìm lại cội nguồn của nó, ai đã tạo ra nó, hay nói đúng hơn, điều gì đã tạo ra nó. Trả lời câu hỏi này, mình thấy cô Moon Nguyen tại Moonesl.vn là có cái lý giải rõ ràng nhất. Và qua đó, bạn cũng sẽ biết được, nó là gì.

Theo đó, có rất nhiều người nói tiếng Anh ở Việt Nam, nhưng tỷ lệ giao tiếp được bằng tiếng Anh rất ít. Trong khi ngữ pháp của chúng đa đào tạo quá hàn lâm, sách vở; thì nghe – nói gần như bỏ ngỏ cho tới khi học sinh lên đến lớp 12. Kỳ thi đại học (và hầu hết các kỳ thi trong trường học), môn tiếng Anh chỉ còn trắc nghiệm, vắng bóng 3 kỹ năng nghe, nói, viết. Điều này có 2 ý nghĩa, thứ nhất, mặc dù đào tạo hệ 7 năm hay 10 năm, chúng ta mặc định học sinh không có khả năng nghe, nói. Và thứ hai, giáo viên của chúng ta không đủ giỏi để chấm bài nói hoặc viết của học sinh.

Ngắn gọn là người học tiếng Anh từ 7-10 năm ở trường, nhưng không sử dụng được. Đó là chúng ta nói về học sinh, tầng lớp ưu tú và tân tiến nhất trong sử dụng tiếng Anh và tạo ra Vinglish.

Quan trọng hơn, bản thân giáo viên và học sinh phần lớn không có khả năng giao tiếp tiếng Anh. Việc học tiếng Anh trong rất nhiều trường học đôi khi là những sự “sáng tạo”. Tại sao nói là “sáng tạo”? Vì thầy và trò nhìn vào sách giáo khoa và dựa vào mặt chữ để đọc mà thiếu đi những kiến thức cơ bản về phát âm tiếng Anh. Hậu quả là, chúng ta “Việt hóa tiếng Anh”. Vinglish cũng từ đó mà ra.

Blog “Chuyện học Vinglish” viết về cái gì?

Nói rộng ra, đã là người Việt Nam, nói tiếng Việt và sau đó học tiếng Anh như một ngoại ngữ thì họ đang nói Vinglish. Những người giỏi thì Vinglish của họ tinh tế đến mức gần như English của người bản ngữ rồi.

Trong blog này, mình sẽ “No table” theo cái nghĩa tếu táo của Vinglish. Ở đây, mình nói đến Vinglish theo cái nghĩa rộng nhất đó.

Mục tiêu của mỗi người Việt chinh phục tiếng Anh là khép dần cái khoảng cách giữa Vinglish của mình với cái đích là các kiểu tiếng Anh mà mình hướng tới thôi. Và như ví dụ Urbandictionary nêu trên, là để UPGRADE MY VINGLISH INTO ENGLISH.

Chúng ta sẽ không nói đúng hay sai ở đây, theo chủ quan của mình, không có đúng sai, chỉ có khoảng cách đó xa hay gần mà thôi.

“Chuyện học Vinglish” là Blog ghi lại những trải nghiệm, bài học, đôi khi là những suy ngẫm của mình trong hành trình lấp dần cái khoảng cách đó.

Bạn và tôi, chúng ta cùng rút ngắn cái khoảng cách đó cho riêng mình nhé./.

Lê Ngọc Ngân