Công ty liên kết là gì? Quy định của Luật doanh nghiệp về công ty liên kết?

Công ty liên kết là gì

Một quốc gia muốn phát triển thì không thể thiếu được những doanh nghiệp vì doanh nghiệp chính là nền tảng của nền kinh tế, từ khi nền kinh tế thị trường được thực hiện, luật doanh nghiệp ra đời cơ chế mở của hơn, thủ tục hành chính được cải cách tinh giản hơn thì từ đó nền kinh tế phát triển như vũ báo, chóng mặt và thay đổi từng ngày, có công đóng góp phát triển trong đó không thê không kể đến những doanh nghiệp. Bài viết này sẽ giới thiệu về khái niệm công ty liên kết là gì?

Luật sư tư vấn pháp luật về loại hình công ty liên kết: 1900.6568

1. Công ty liên kết là gì?

Công ty liên kết là loại hình công ty được thành lập bởi ít nhất hai chủ thể kinh tế (là 2 công ty) và đều chiếm dưới 50% vốn điều lệ công ty.

Đa phần các công ty liên kết đều tồn tại dưới dạng: Trong đó ít nhất hai công ty khác nhau là công ty con của một công ty mẹ. Và có một chủ thể sở hữu cổ phần ít hơn phần lớn cổ phần của chủ thể còn lại.

Công ty liên kết trong tiếng Anh là Affiliated Company.

Xem thêm: Quy định của pháp luật về mô hình công ty mẹ, công ty con

2. Quy định về doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước:

Theo quy định Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014 thì Doanh nghiệp có quy định doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước

“7. Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

8. Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

9. Doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo pháp luật Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam.”

Như vậy theo quy định hiện hành thì doanh nghiệp nhà nước phải là doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước còn nếu có vốn góp thấp hơn 100% thì sẽ không dược coi là doanh nghiệp nhà nước.

Xem thêm: Tập đoàn là gì? Cơ cấu tổ chức của tập đoàn kinh tế, tổng công ty

4. Vợ chồng có được thành lập công ty liên kết với nhau không?

Tóm tắt câu hỏi:

Em muốn tìm hiểu về công ty liên kết? vợ – chồng có được thành lập công ty liên kết với nhau không? Tư cách pháp nhân của mỗi người trong công ty liên kết? Hình thức góp vốn như thế nào cho đúng? ?

Luật sư tư vấn:

Hiện nay, theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2014, có các loại hình doanh nghiệp như sau: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, doanh nghiệp nhà nước. Và theo quy định về phạm vi điều chỉnh thì Luật này quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp, bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân; quy định về nhóm công ty.

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn thì theo quy định tại Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014 thì gồm có công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên như sau:

“4. Công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.”

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên đươc quy định tại Điều 47 Luật doanh nghiệp 2014 như sau:

“Điều 47. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó:

a) Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50;

b) Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 48 của Luật này;

c) Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các Điều 52, 53 và 54 của Luật này.

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần.”

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được quy định tại Điều 73 Luật doanh nghiệp 2014 có quy định như sau:

“Điều 73. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.”

Theo quy định tại Điều 110 Luật doanh nghiệp 2014 có quy định về công ty cổ phần như sau:

“Điều 110. Công ty cổ phần

1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này.

2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.”

Như vậy, Luật doanh nghiệp 2014 đang có hiệu lực không có điều khoản quy định trực tiếp về công ty liên kết. Tuy nhiên khái niệm về công ty liên kết được nhắc đến tại khoản 2 Điều 1 tại Điều lệ mẫu kèm theo Nghị định 19/2014/NĐ-CP quy định về ban hành điều lệ mẫu của công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu như sau:

“đ) “Công ty liên kết” là doanh nghiệp mà Công ty nắm giữ cổ phần, vốn góp không chi phối theo quy định của pháp luật.

e) “Công ty tự nguyện tham gia liên kết” là doanh nghiệp không có cổ phần, vốn góp của Công ty nhưng tự nguyện trở thành thành viên liên kết trên cơ sở quan hệ gắn bó về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác với Công ty, chịu sự ràng buộc về quyền, nghĩa vụ với Công ty theo hợp đồng liên kết hoặc theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp đó với Công ty

i) “Cổ phần không chi phối, vốn góp không chi phối của Công ty” tại doanh nghiệp khác là cổ phần hoặc mức vốn góp của Công ty chiếm từ 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp trở xuống.”

Theo đó công ty liên kết là doanh nghiệp mà một hoặc nhiều công ty, doanh nghiệp khác nắm giữ cổ phần hoặc vốn góp chiếm 50% trở xuống. Không có điều khoản nào của pháp luật hiện hành cấm về thành lập công ty liên kết của hai vợ chồng, tuy nhiên nếu là cá nhân các bạn sẽ không thành lập được công ty liên kết.

Như vây để bạn và vợ có thể thành lập công ty liên kết với nhau, hai bạn phải là chủ của doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty TNHH một thành viên (trong trường hợp chỉ có hai bạn tự đầu tư thành lập doanh nghiệp). Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm về việc thành lập các mô hình công ty khác như: Công ty hợp danh, công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên khi đủ các điều kiện theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 về số lượng thành viên và điều kiện nhu cầu thực tế của ngành nghề kinh doanh, mô hình hoạt động và khả năng của hai bạn.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Trong trường hợp hai bạn thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên thì việc góp vốn thành lập công ty liên kết với công ty có mối quan hệ với thành viên của công ty có thể phải thông qua đồng ý của Hội đồng thành viên được quy định tại Điều 67 Luật doanh nghiệp 2014.

“Điều 67. Hợp đồng, giao dịch phải được Hội đồng thành viên chấp thuận

1. Hợp đồng, giao dịch giữa công ty với các đối tượng sau đây phải được Hội đồng thành viên chấp thuận:

a) Thành viên, người đại diện theo ủy quyền của thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật của công ty;

b) Người có liên quan của những người quy định tại điểm a khoản này;

c) Người quản lý công ty mẹ, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ;

d) Người có liên quan của người quy định tại điểm c khoản này.”

Hình thức của công ty liên kết nếu chỉ có công ty, doanh nghiệp của hai bạn góp vốn thành lập sẽ là Công ty TNHH hai thành viên trở lên. Bạn tham khảo Luật doanh nghiệp 2014 từ Điều 47 đến Điều 72, thủ tục thành lập doanh nghiệp được quy định chi tiết trong Nghị định 78/2015/NĐ-CP.

Theo quy định tại Điều 22 nghị định 78/2015-NĐ-CP quy định về đăng ký doanh nghiệp thì hồ sơ thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên gồm những giấy tờ sau:

“Điều 22. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần và công ty hợp danh

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2. Điều lệ công ty.

3. Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức.

4. Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:

a) Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;

b) Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;

c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.”

Như vậy, theo các quy định trên thì pháp luật về Doanh nghiệp Việt Nam có quy định về các loại hình doanh nghiệp trong đó có Doanh nghiệp trong nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước, có các loại hình công ty là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty tư nhân, công ty hợp danh. Tuy nhiên pháp luật cũng chưa có quy định nào cụ thể về công ty liên kết, chỉ có các quy định về doanh nghiệp liên kết để cùng nhau hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận, tăng cường hiệu quả kinh doanh.