Nguồn gốc, đặc điểm và ý nghĩa của cây đại phú gia

Nguồn gốc, đặc điểm và ý nghĩa của cây đại phú gia

Cây đại phú gia

Video Cây đại phú gia

Bạn đã biết nguồn gốc, đặc điểm và ý nghĩa của cây đại phú gia chưa? Hãy cùng Bách hóa XANH tìm hiểu nhé!

Đại phú gia là một loại cây cảnh khi nghe cái tên đã nói lên sự giàu sang nên được nhiều người yêu thích. Bài viết dưới đây Bách hóa XANH giới thiệu đến bạn nguồn gốc, đặc điểm và ý nghĩa về loại cây này. Bạn hãy theo dõi nhé!

1Giới thiệu về cây đại phú gia

Cây đại phú giaCây đại phú gia

Cây đại phú gia có tên khoa học là Aglaoocma SP, có nguồn gốc từ các nước Đông Á và hiện nay rất được ưa chuộng tại Việt Nam.

Thân cây mọng nước, khá mập và lùn, màu xanh thẫm, có đốt quanh thân cây, chiều cao trung bình từ 50cm-1m. Lá cây tập trung ở ngọn, hình bầu dục hơi nhọn ở đầu lá, màu xanh bóng, gân lá có dạng lông chim.

Cuống lá mập, ôm sát thân cây và cũng có màu xanh, phụ thuộc vào độ tuổi mà cây sẽ có số lượng lá khác nhau. Cây ra hoa màu trắng ngà, hoa dài vươn thẳng lên từ ngọn cây hướng lên trời và có mùi thơm khá nồng như mùi sâm.

2Ý nghĩa cây đại phú gia

Cây đại phú gia là biểu tượng cho ý chí, kiên cường

Cây đại phú gia trong Hán Việt có nghĩa “đại” là to lớn giúp gia chủ làm việc đại sự suôn sẻ, “phú” là phú quý mang lại sự giàu sang, tiền tài, “gia” là nhà đại diện cho chủ nhà làm ăn phát đạt theo ý mình.

Chính vì vậy, người ta quan niệm rằng cây đại phú gia càng phát triển xanh tốt sẽ mang đến cho gia chủ nhiều may mắn và tài lộc. Nhưng khi cây chết thì mang lại điềm xấu nên gia chủ cần phải chăm sóc cây chu đáo hơn.

Bên cạnh đó với hình dáng cây to lớn, lá um tùm cây còn là biểu tượng cho ý chí, kiên cường, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn và thử thách trong cuộc sống. Ngoài ra, thân cây mọc lên nhiều bẹ ôm sát lấy nhau còn mang ý nghĩa gia đình sum vầy, hạnh phúc.

3Công dụng của cây đại phú gia đối với đời sống

Cây đại phú gia có nhiều công dụng đối với đời sống

Công dụng về trang trí: Cây đại phú gia thường được người ta trồng trong chậu và trang trí trong nhà rất sang trọng.

Công dụng lọc không khí: Cây này với những tán lá to, dày, nên có tác dụng như một máy lọc không khí, mang cảm giác trong lành, thoải mái cho không gian nhà ở.

Công dụng làm quà tặng: Cây cũng thường được người ta tặng nhau vào dịp lễ tết, khai trương, tân gia,…với ý nghĩa mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng.

4Vị trí đặt cây đại phú gia trong phong thủy

Vị trí đặt cây đại phú gia trong phong thủy

Nhiều người quan niệm rằng, nên đặt cây ở vị trí hướng Nam hoặc hướng Đông Nam cây sẽ phát huy tốt năng lực của mình hơn về mang lại may mắn, tài lộc.

Tuy nhiên, cây đại phú quý là loại cây chịu bóng nên thích hợp đặt ở những vị trí có ánh sáng yếu như sảnh, hành lang, góc nhà, giếng trời,…

Ngoài ra, cây có kích thước lớn nên thường được đặt ở những nơi rộng rãi với mục đích tạo điểm nhấn ngôi nhà thêm sự trang trọng, thanh lịch.

5Cách trồng và chăm sóc cây ngũ gia bì

Kỹ thuật trồng

Phương pháp trồng: Giâm cành và chiết cành, trong đó phổ biến nhất là giâm cành vì nhân giống được nhiều và thời gian nhanh.

Đất trồng: Đất phải được đào xới để đảm bảo độ tơi xốp và khả năng thoát nước. Cho thêm ít phân chuồng để cung cấp độ dinh dưỡng cho đất.

Cách trồng:

  • Bạn sử dụng cây đại phú gia mẹ, dùng kéo cắt phần lá phía dưới. Sau đó, đặt cây nằm ngang và phủ đất mỏng lên trên cho lấp qua mép trên của thân.
  • Bạn nên thường xuyên tưới nước để cung cấp độ ẩm cho cây, sau 6 – 8 tuần thì cây bắt đầu nảy chồi non.

Cách trồng và chăm sóc cây ngũ gia bì

Kỹ thuật chăm sóc

Tưới nước: Đại phú gia thuộc cây có thân mọng nước nên bạn không cần phải tưới quá nhiều nước. Chính vì vậy, bạn nên tưới với tần suất 1 – 2 lần/tuần. Ngoài ra, bạn nên dùng khăn thấm nước để lau lá thường xuyên để lá được sáng đẹp và tăng cường khả năng quang hợp.

Dinh dưỡng: Khi bạn chuyển cây non ra chậu, khoảng 1 – 2 tháng bạn bón cho cây một ít phân đạm. Cho đến khi cây lớn, khoảng 3 – 4 tháng bạn bổ sung cho cây phân NPK.

Ánh sáng: Cây đại phú gia là cây ưa mát, cho nên bạn trồng cây trong nhà. Tuy nhiên, để cây có thể quang hợp để có màu xanh đẹp mắt thì cây vẫn cần một ít ánh sáng. Nhưng bạn không nên đặt cây ở những nơi có ánh nắng trực tiếp mà mỗi tuần hãy mang cây ra phơi nắng sớm khoảng 1 tiếng.

Phòng trị sâu bệnh: Đây là loại cây ít khi bị sâu bệnh hại, nhưng không chính vì vậy mà bạn chủ quan, thi thoảng cây vẫn gặp phải bệnh đốm lá hay nhện gây hại. Bạn chỉ cần cắt bỏ các lá có dấu hiệu nhiễm bệnh đó rồi phun thuốc cho cây là được.

6Mua cây đại phú gia ở đâu và giá bao nhiêu?

Mua cây đại phú gia ở đâu và giá bao nhiêu?

Bạn có thể tìm mua cây đại phú gia ở các cửa hàng, vườn ươm có uy tín và đảm bảo chất lượng trên toàn quốc hoặc bạn cũng có thể tìm mua trên các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada,…

Giá tham khảo: 50.000 đồng – 950.000 đồng/cây (Tùy thuộc vào kích thước của cây)

Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguồn gốc, đặc điểm và ý nghĩa của cây đại phú gia nhé!

>>Ý nghĩa, cách trồng và công dụng thần kỳ của cây mộc hương

>>Cây Đại Tướng Quân là gì? Ý nghĩa cây Đại Tướng Quân trong phong thủy

>>Cây ngọc ngân có độc không? Đặc điểm và ý nghĩa phong thủy của cây ngọc ngân

Mua sáp thơm tại Bách hóa XANH để không gian sống luôn thơm tho:

Bách hóa XANH