VCU là trường gì? Tiềm năng công việc rộng mở khi theo học VCU

Vcu là trường gì

Việc làm Sinh viên mới tốt nghiệp – Thực tập

1. VCU là trường gì và những thông tin sơ qua về VCU?

1.1. Tổng quan về trường Đại học Thương Mại ( VCU)

VCU chính là tên viết tắt của Vietnam University of Commerce ( Trường Đại học Thương mại). Ngoài ra nó còn có một tên viết tắt cũng khá phổ biến là TMU.

Trường Đại học Thương Mại được đặt trụ sở chính tại số 79 Hồ Tùng Mậu – Hồ Tùng Mậu – phường Mai Dịch – quận Cầu Giấy – thành phố Hà Nội. Trường có khuôn viên và cảnh quan đẹp và rộng rãi lung linh nhưng vẫn mang phong cách sư phạm cổ điển với tổng diện tích lên đến 84.000m2.

Trường đại học Thương Mại được thành lập chính thức vào năm 1960 với tên gọi ban đầu là Trường Thương nghiệp Trung ương. Đến năm 1979, Nhà trường và hội đồng quyết đỉnh đổi tên trường thành “ Trường Đại học Thương nghiệp” và mãi cho đến năm 1994 mới quyết định đổi tên thành “ Trường Đại học Thương mại”.

Trường Đại học Thương mại không chỉ ngừng mở rộng quy mô tại Hà Nội mà đến năm 2015, trường đã trực tiếp cho mở rộng quy mô sang tỉnh Hà Nam. Trường được đánh giá là đơn vị trực thuộc đào tạo những sinh viên tiềm năng cho nền thương mại nước nhà. Trưởng đảm ban trách nhiệm đi đầu về cung cấp nguồn lực hay nhân tài cho toàn bộ đất nước. Trường đào tạo về nền tảng giáo dục chuyên môn cao và hoạt động trong đa dạng trong các lĩnh vực. Trường Đại học Thương mại sở hữu hệ thống cán bộ tiên phong kì cựu với số lượng giảng viên gần 600 người bao gồm những giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ. Họ đều là những cá nhân xuất sắc trong lĩnh vực giáo dục tạo nên tập thể vang danh cho trường Đại học Thương mại.

Hệ thống cơ sở vật chất của trường Đại học Thương mại không thể phủ nhận là trường có diện tích, khuôn viên cảnh quan đẹp bậc nhất trong toàn bộ những ngôi trường hiện nay tại Hà Nội. Những giảng đường, những tòa nhà được thiết kế vừa mang phong cách hiện đại vừa xen lẫn những nét cổ kính tạo nên sự hài hòa cho toàn bộ cảnh quan xung quanh ngôi trường. Mỗi dãy nhà lại được đánh theo mã chữ để giúp sinh viên có thể dễ dàng tìm và nhận ra tòa mình cần đến để học. Thư viện của trường rộng rãi, thoáng mát, đầy đủ những tài liệu về nguồn sách quý giá cho sinh viên. Những dãy sách chạy dài đầy đủ về cả kiến thức chuyên ngành và kiến thức đại cương cho học sinh tự tìm tòi nghiên cứu. Bên cạnh đó là những dãy phòng thí nghiệm sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp dành. Dãy kí túc xá dành cho sinh viên thoáng mát, rất thích hợp để phục vụ cho mục đích nghỉ ngơi của sinh viên.

Hệ thống chương trình đào tạo của trường Đại học Thương mại rất đa dạng và phong phú với hơn 19 chuyên ngành học hệ cử nhân, 5 hệ chuyên ngành bậc thạc sĩ và 4 hệ chuyên ngành bậc tiến sĩ. Để biết được đó là những chuyên ngành nào hãy đọc tiếp bài viết nhé.

Việc làm quản trị kinh doanh tại Hà Nội

1.2. Những chuyên ngành được đào tạo theo hệ cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ của VCU là gì?

Trường nổi tiếng đi đầu với những lĩnh vực như: quản trị kinh doanh, kế toán, tài chính, quản lý kinh tế…với từng hệ cơ bản và theo từng mục đích của sinh viên trường đã chia ra làm 3 hệ đào tạo cơ bản như sau:

– Đối với hệ cử nhân bạn sẽ được đào tạo những chuyên ngành: Kế toán (Kế toán doanh nghiệp), Thương mại điện tử (Quản trị Thương mại điện tử), Kinh tế (Quản lý kinh tế), Quản trị nhân lực (Quản trị nhân lực doanh nghiệp), Hệ thống thông tin quản lý (Quản trị hệ thống thông tin kinh tế), Quản trị kinh doanh (Tiếng Pháp thương mại), Quản trị kinh doanh, Quản trị kinh doanh (Tiếng Trung thương mại), Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành), Marketing (Quản trị thương hiệu), Tài chính – Ngân hàng (Tài chính – Ngân hàng thương mại), Marketing (Marketing thương mại), Luật kinh tế (Luật kinh tế), Kinh doanh quốc tế (Thương mại quốc tế), Ngôn ngữ Anh (Tiếng Anh Thương mại), Kinh tế quốc tế (Kinh tế quốc tế).

– Đối với hệ đào tạo thạc sĩ bạn sẽ được đào tạo bao gồm: Kinh doanh thương mại, Kế toán, quản trị kinh doanh, Tài chính – Ngân hàng, quản lý kinh tế, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.

– Đối với hệ đào tạo thạc sĩ: tài chính – ngân hàng, kế toán, quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh, kinh doanh thương mại.

Nhà trường hiện nay đang đào tạo trên 20.000 sinh viên trong đó, theo thống kế của nhà trường cho thấy khoảng 4000 sinh viên được đào tạo theo hệ chính quy/ năm, khoảng 700 học viên học cao học/ năm và 70 học viên nghiên cứu sinh tiến sĩ/ năm.

Từ những ngày đầu tiên thành lập, nhà trường đã đào tạo và cung cấp cho đất nước hàng trăm nghìn cử nhân kinh tế mỗi năm.

Việc làm thương mại điện tử tại Hà Nội

2. VCU là trường gì và tốt nghiệp VCU có dễ xin việc làm hay không?

VCU là trường chủ yếu chuyên về đào tạo thương mại, được danh giá nằm trong top 3 ngôi trường đào tạo ngành kinh tế nổi tiếng trên cả nước. Có rất nhiều bạn sinh viên khi đã theo học tại trường hoặc những bạn học sinh đang có ý định đăng kí vào trường vẫn còn đang thắc mắc “ Liệu sau khi tốt nghiệp Đại học Thương mại mình có thể làm những công việc gì nhỉ?” Thì thực ra không có câu trả lời cho câu hỏi mơ đó là gì! Bởi những chuyên ngành trên trường đại học không hề ấn định cho sinh viên bất cứ ngành nghề cụ thể nào cả mà chỉ hướng sinh viên theo đuổi sự nghiệp đó thôi. Với mỗi chuyên ngành sinh viên lựa chọn thì có vô vàn những “ nước đi” khác nhau. Vì thế bạn sẽ hoàn toàn không thể nhận được những câu trả lời cố định giống như kiểu “ Mình học sư phạm nhất định sau này mình sẽ trở thành cô giáo”. Để trả lời cho những câu hỏi đó thì chính bạn phải là người tự trả lời chứ không phải chúng tôi! Tìm được những công việc mình thích và phù hợp đâu phải chuyện ngày 1 ngày 2 mà là cả một quá trình vất vả, gian nan. Học Thương mại ra trường nhất định bạn sẽ có được công việc để làm nhưng để làm như thế nào cho xứng với tấm bằng 4-5 năm theo học tại trường thì cũng chúng tôi nhận định những ý kiến.

Xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa trên thế giới ngày càng được phát triển vô cùng mạnh mẽ. Điều đó dẫn đến thương mại giờ đây không chỉ dừng lại ở giới hạn phạm vi khu vực nữa mà còn là cả một quốc gia, vùng lãnh thổ. Thương mại đã bỏ xa không gian địa lý, thời gian để ngùng nguẫy phát triển một cách nhanh chóng. Thương mại đã ảnh hưởng không nhỏ đến tầm quan trọng của đời sống cá nhân hay tập thể của xã hội.

Thương mại được chia ra làm những nhóm ngành chính và cụ thể như: thương mại điện tử, thương mại quốc tế và kinh doanh thương mại.

– Kinh doanh thương mại sẽ cung cấp những kiến thức hoạt động kinh doanh như kĩ năng phát triển thị trường, quảng cáo, chiến lược marketing, phân tích những năng lực tài chính đầu tư, public relation…Khi theo học nhóm ngành này sinh viên sẽ được đào tạo và rèn luyện những kỹ năng đàm phán thương lượng và thuyết phục để nắm bắt tâm lý khách hàng.

– Thương mại điện tử sẽ cung cấp những kiến thức về nghiệp vụ bán hàng online, marketing online, kinh doanh, hiệu suất quản lý bán hàng, chăm sóc khách hàng và phát triển thị trường thương mại điện tử. Đối với từng chuyên ngành riêng, sinh viên sẽ có cơ hội học tập và trải nghiệm thực tế với những chuyên gia, những giáo sư trong ngành để nắm bắt được những thông tin đầy đủ và tự nhiên nhất.

– Thương mại quốc tế sẽ giúp bạn biết thêm những kiến thức về kinh tế học môi trường hay đào tạo bạn những thông tin về nguyên tắc thương mại trên thị trường quốc tế hay các nghiệp vụ quảng cáo, tiếp thị. Sinh viên sẽ được làm việc trực tiếp với những công ty, doanh nghiệp để biết cách học hỏi và trau dồi thêm những kinh nghiệp và nền tảng kiến thức của mình.

Tùy những chuyên ngành cụ thể bạn sẽ có những định hướng riêng cho bản thân mình. Chúng tôi khuyên bạn đừng cố gò bó, áp đặt mình vào cố định những công việc cụ thể nào cả. Không thể nói rằng nếu bạn học thương mại điện tử bạn lại không thể làm những công việc liên quan đến thương mại quốc tế cả đúng không nào? Dù cho những ngành học hay những công việc thương mại bạn đang học/đang làm không đem đến cho bạn những nhiệt huyết, những hoài bão lớn cho tương lai thì cũng đừng nên quá cố gắng kiên trì làm gì. Thương mại là ngành tương đối mở nên khi học thương mại ngành nghề tương lai của bạn cũng có sự lựa chọn khá là đa dạng và phong phú. Hãy làm những gì bạn thấy vui và thấy hạnh phúc là được, đừng để bản thân phải làm những gì mình không thích vì đâu ai được sống 2 lần trên cùng 1 cuộc đời bạn nhỉ? Hãy sống sao cho đáng.

Việc làm tài chính tại Hà Nội​

3. VCU là trường gì và thông tin điểm sàn của trường VCU?

Trường Đại học Thương mại hướng tới tuyển sinh theo hình thức xét điểm kỳ thi quốc gia giống như bao trường khác trên nước ta. Tổ hợp ngành phổ biến được trường xét tuyển là A00, D01, A01 và D03.

Trường có tổng số điểm sàn theo những năm đều thuộc mức khá trung bình, dao động khoảng từ 15-20 điểm. Còn đối với thông tin điểm chuẩn thì các bạn có thể truy cập trực tiếp vào trang web chính thức của VCU để nắm bắt được những thông tin điểm chuẩn những năm gần đây nhất để có được những sự so sánh chính xác nhất nhé!

Bài viết trên đây là những lời giới thiệu sơ qua và những thông tin tổng quan nhất về câu hỏi “ VCU là trường gì”. VCU là ngôi trường đáng để theo học nên ai đang có ý định đăng kí vào VCU thì có thể cân nhắc để lựa chọn vào nguyện vọng của bản thân nhé! Hãy nhớ rằng đừng bao giờ cố áp đặt bản thân vào một vị trí nghề nghiệp quá cứng nhắc. Cảm ơn bạn đọc đã dành chút thời gian lướt xem bài viết của timviec365.vn!