Danh sách địa chỉ cơ quan bảo hiểm xã hội tại Hà Nội, chi tiết địa chỉ số điện thoại và thời gian làm việc của từng cơ sở. Các cá nhân, tổ chức tại các quận huyện trực thuộc thành phố Hà Nội trong trường hợp cần giải quyết các vấn đề liên quan có thể trực tiếp đến tại cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) nơi mình cư trú để được hướng dẫn và giải quyết.
BHXH tp Hà Nội và các chi nhánh BHXH trên địa bàn
1. Giới thiệu về Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội
BHXH tp Hà Nội là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam đặt tại Thủ đô Hà Nội có chức năng giúp Tổng giám đốc BHXH Việt Nam tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quản lý các quỹ: BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật và quy định của BHXH Việt Nam.
Thông tin liên hệ BHXH thành phố Hà Nội
-
Địa chỉ: 15, Cầu Đơ, Phường Hà Cầu, Quận Hà Đông, Hà Nội
-
HOTLINE: 19009068
-
Thời gian làm việc: Mở cửa từ 8:00 AM – đóng cửa lúc 18:00 PM
-
Cổng thông tin điện tử: https://hanoi.baohiemxahoi.gov.vn
Hoặc người dân cũng có thể liên hệ và tìm hiểu thông tin về BHXH Hà Nội qua Kênh Zalo OA “Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội” bằng cách truy cập vào ứng dụng Zalo trên điện thoại di động và đăng nhập tài khoản cá nhân.
Trên thanh công cụ tìm kiếm, bạn điền “Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội” nhấn “quan tâm” để tham gia, cập nhật các thông tin mới nhất về bảo hiểm và sử dụng các dịch vụ tiện ích về tra cứu, nhắn tin, dịch vụ hỗ trợ…
Cơ quan BHXH thành phố Hà Nội
2. Danh sách địa chỉ cơ quan bảo hiểm xã hội tại Hà Nội
Thành phố Hà Nội hiện có 12 quận trung tâm, 17 huyện và 1 thị xã. Theo thống kê tính đến tháng 2/2022, dân số Hà Nội đạt khoảng hơn 8,5 triệu người. Do đó nhu cầu về bảo hiểm xã hội là rất lớn. Các cơ quan BHXH cấp quận, huyện có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, bảo hiểm y tế, quản lý thu, chi BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, BHYT trên địa bàn huyện theo quy định.
Bảo hiểm xã hội huyện có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng. Đồng thời chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc BHXH thành phố Hà Nội và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn của Ủy ban nhân dân quận/huyện.
Dưới đây là danh sách các cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận huyện tại thành phố Hà Nội.
2.1 Nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan BHXH cấp quận huyện tại Hà Nội
Căn cứ theo Điều 6, Quyết định số 969/QĐ-BHXH ngày 29/7/2019 bảo hiểm xã hội quận/huyện trực thuộc thành phố Hà Nội sẽ thực hiện những nhiệm vụ gồm:
“1. Xây dựng trình Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh kế hoạch phát triển Bảo hiểm xã hội huyện dài hạn, ngắn hạn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.
2. Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
3. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội tỉnh, cụ thể:
a) Cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho những người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
b) Khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Thu các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với các tổ chức và cá nhân tham gia. Từ chối việc đóng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng quy định. Kiểm tra việc ký hợp đồng lao động, đóng nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động;
c) Ký hợp đồng với các tổ chức làm đại lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định;
d) Giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết theo cơ chế “một cửa” tại Bảo hiểm xã hội huyện;
đ) Chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; từ chối chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng quy định;
e) Tiếp nhận khoản kinh phí từ Ngân sách Nhà nước chuyển sang để đóng, hỗ trợ đóng cho các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tự nguyện;
g) Quản lý, sử dụng, hạch toán kế toán các nguồn kinh phí và tài sản của Bảo hiểm xã hội huyện theo phân cấp;
h) Ký, tổ chức thực hiện hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật theo phân cấp.
4. Giải quyết các kiến nghị, khiếu nại về việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với các tổ chức, cá nhân tham gia và các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định.
5. Thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội tỉnh. Tổ chức triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO vào hoạt động của Bảo hiểm xã hội huyện.
6. Tổ chức thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định.
7. Quản lý, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu hành chính và hồ sơ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
8. Hướng dẫn nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho các tổ chức, cá nhân tham gia.
9. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội trên địa bàn, với các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định.
10. Đề xuất, kiến nghị, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
11. Có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn.
12. Định kỳ cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng các chế độ, thủ tục thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho người lao động, người sử dụng lao động hoặc khi người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức công đoàn yêu cầu; Cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
13. Thường xuyên phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương cập nhật thông tin về tình hình sử dụng lao động trên địa bàn. Phối hợp cơ quan thuế cập nhật mã số thuế của tổ chức, cá nhân; định kỳ hàng năm, cập nhật thông tin do cơ quan thuế cung cấp về chi phí tiền lương để tính thuế của doanh nghiệp hoặc tổ chức.
14. Quản lý viên chức, người lao động của Bảo hiểm xã hội huyện.
15. Tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và bảo mật dữ liệu công nghệ thông tin; thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo, thi đua – khen thưởng theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội tỉnh.
16. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh giao”
Có thể thấy hệ thống cơ quan BHXH được phủ khắp các quận huyện của Hà Nội với mục tiêu có thể giải quyết và hỗ trợ kịp thời các vấn đề về BHXH cho các nhân, tổ chức kịp thời khi cần.
Trên đây là danh sách địa chỉ cơ quan bảo hiểm xã hội tại Hà Nội. Trong trường hợp thông tin đã cũ hoặc chưa chính xác quý bạn đọc vui lòng để lại góp ý tại bình bên dưới để thông tin được đầy đủ và xác thực nhất.
>>> Danh sách địa chỉ bảo hiểm xã hội các quận tại TP Hồ Chí Minh