Chế độ ốm đau trong Bảo hiểm xã hội góp phần nhằm đảm bảo thay thế; hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động; khi bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau bệnh tật; dựa trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Để được hưởng chế độ đau; người lao động cần nộp những giấy tờ cần thiết, trong đấy có giấy nghỉ bệnh. Vậy “cách xin giấy nghỉ bệnh” như thế nào?.
Chào luật sư, tôi có một vài thắc mắc về giấy nghỉ bệnh; để làm thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội. Luật sư có thể giúp tôi hiểu rõ hơn về giấy nghỉ bệnh; cũng như cách xin giấy nghỉ bệnh được không ạ?.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của mình, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Nguyên tắc cấp giấy nghỉ bệnh hưởng bảo hiểm xã hội
Căn cứ Điều 20, Thông tư 56/2017/TT-BYT của Bộ Y tế; quy định chi tiết về nguyên tắc cấp giấy xin phép nghỉ ốm; hay còn gọi là giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH như sau.
Việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
– Do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động cấp. Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh này; được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội; theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó;
– Phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh; chữa bệnh nơi cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội; đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
– Phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh; và hướng dẫn chuyên môn của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Theo đó, người lao động muốn nghỉ ốm hưởng BHXH; thì phải xin giấy nghỉ bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh được cấp phép hoạt động. Cụ thể, sau khi người lao động tiến hành thăm khám, cơ sở khám, chữa bệnh; sẽ cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH; với thời gian nghỉ phù hợp với tình hình sức khỏe của người đó.
Quy định cấp giấy nghỉ bệnh
Khi xin giấy nghỉ ốm ở bệnh viện, bạn chỉ được cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc; cho 1 lần khám để hưởng bảo hiểm xã hội. Trường hợp, người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày; thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ việc; hưởng bảo hiểm xã hội đã được cấp; người bệnh phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định.
Trường hợp người lao động trong cùng một thời gian được hai, ba chuyên khoa, bác sĩ,… của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác nhau; khám và cùng cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội; thì chỉ được hưởng một trong những giấy chứng nhận có thời gian nghỉ dài nhất.
Với trường hợp khám nhiều chuyên khoa trong cùng một ngày tại cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; thì chỉ cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Cách xin giấy nghỉ bệnh để hưởng BHXH
Nếu thuộc các trường hợp trên để tiến hành làm thủ tục hưởng chế độ ốm đau; người lao động cần chuẩn bị hồ sơ hưởng chế độ ốm đau theo quy định, như sau:
– Giấy ra viện đối với người lao động hoặc con của người lao động điều trị nội trú. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động điều trị ngoại trú; phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (bản chính); trường hợp cả cha và mẹ đều nghỉ việc chăm con; thì giấy chứng nhận nghỉ việc của một trong hai người là bản sao.
– Đối với trường hợp người lao động điều trị ngoại trú; Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội; theo mẫu quy định tại phụ lục 07, Thông tư 56/2017/TT-BLĐTBXH.
Như vậy, căn cứ vào quy định pháp luật hiện hành; trường hợp người lao động muốn xin giấy nghỉ bệnh để hưởng BHXH; đến cơ sở khám chữa bệnh đã được cấp phép hoạt động; cụ thể là nơi mà người lao động đã tiến hành khám bệnh; chữa bệnh để được thăm khám và được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội; với thời gian nghỉ phù hợp với tình hình sức khỏe của người bệnh.
Thủ tục làm giấy nghỉ bệnh để hưởng chế độ ốm đau
Thủ tục giải quyết hưởng chế độ ốm đau được thực hiện như sau:
Bước 1. Người lao động nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động.
Bước 2. Người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH huyện/tỉnh nơi tham gia bảo hiểm.
Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; đơn vị sử dụng lao động lập danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau; thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe và nộp cho cơ quan BHXH nơi đóng BHXH.
Trường hợp giao dịch điện tử thì lập hồ sơ điện tử, ký số; và gửi lên Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam; hoặc qua tổ chức I-VAN, nếu chưa chuyển đổi hồ sơ giấy sang dạng điện tử; thì gửi hồ sơ giấy đến cơ quan BHXH qua dịch vụ bưu chính.
Bước 3. Cơ quan BHXH tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
Tiếp nhận hồ sơ của đơn vị sử dụng lao động để xét duyệt; và thực hiện chi trả trợ cấp cho người lao động.
Bước 4. Đơn vị sử dụng lao động chi trả trợ cấp
Nhận kết quả giải quyết (Mẫu số C70a-HD) và tiền trợ cấp qua tài khoản của đơn vị; để chi trả cho người lao động ở mọi ngành nghề như hải quan sân bay, kế toán, công nhân,… được đăng ký nhận bằng tiền mặt.
Người lao động cũng có thể nhận trợ cấp thông qua tài khoản ATM của chính mình; hoặc nhận trực tiếp tại cơ quan BHXH trong trường hợp chưa nhận tại đơn vị; mà đơn vị đã chuyển lại kinh phí cho cơ quan BHXH.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “ Cách xin giấy nghỉ bệnh ”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; Thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự ; Cấp phép bay flycam; thành lập công ty; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Đóng bảo hiểm 3 năm được bao nhiêu tiền?
- Mẫu phiếu bầu cử trưởng thôn mới
- Lừa đảo qua Telegram có bị đi tù không?