Xã hội ngày càng phát triển về tất cả mọi mặt. Song Song với đó là các tổ chức tín dụng cũng phát triển theo. Cũng có thể nói, tổ chức tín dụng đã góp phần quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế của nước nhà. Vậy tổ chức tín dụng là gì? Hoạt động của tổ chức tín dụng như thế nào?
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568
Căn cứ pháp lý:
Luật các tổ chức tín dụng 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
1. Tổ chức tín dụng là gì?
Căn cứ khoản 1, Điều 4, Luật các tổ chức tín dụng 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định:
“Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.”
Từ khái niệm bên trên ta có thể thấy tổ chức tín dụng có những đặc điểm sau:
Thứ nhất: đối tượng kinh doanh của các tổ chức tín dụng là tiền tệ – vật mang giá. Đối với các chủ thể mua bản thông thường, tiền tệ là phương tiện thanh toán dùng trong các hoạt động mua bán, trao đổi. Còn đối với các tổ chức tín dụng, tiền tệ còn có thêm chức năng là đối tượng kinh doanh. Một đổi tượng kinh doanh tiền ẩn nhiều rủi ro. Bởi lẽ, các hàng hoá thông thường, bản thân nó đã kết tinh giá trị và sức lao động của người tạo ra nó, bởi vậy, giá cả của nó là do nó quyết định. Còn đối với tiền tệ, một phương tiện thanh toán, bản thân nó không tự quy định được giá trị của nó, bởi vậy, người kinh doanh nó cũng không thể quyết định được và ấn định giá cả. Sự lên xuống của đồng tiền phụ thuộc vào các yếu tố khách quan khác như: chính sách của nhà nước, tình hình kinh tế – xã hội…
Thứ hai: Hoạt động thường xuyên của tổ chức tín dụng đó là nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán; mà vẫn được đề cập đến một cách ngắn gọn là “đi vay để cho vay”. Không phải tất cả các chủ thể kinh doanh đều có đủ vốn để phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thứ ba: Hoạt động của các tổ chức tín dụng có tính nhạy cảm cao và luôn chịu sự giám sát chặt chẽ của pháp luật. Kinh doanh ngân hàng dua trên niềm tin, vì vậy tính nhạy cảm trong kinh doanh rất cao. Chi cần một biến động nhỏ cũng có thể gây tác động đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng (một thay đổi nhỏ về lãi suất cũng có thể dẫn đến sự dịch chuyền khách hàng từ ngân hàng này sang ngân hàng khác). Nếu các tổ chức tín dụng hoạt động tốt, sẽ góp phần thiết kiệm các nguồn lực, giảm thiểu chi phí cho xã hội, tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển bền vững. Ngược lại, khi tổ chức tín dụng phá sản sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các khách hàng gửi tiền và sự phá sản của tổ chức tín dụng luôn có hiệu ứng dây chuyền, lây lan rất lớn và tác động xấu đến đời sống kinh tế, cho nên hoạt động kinh doanh ngân hàng phải được giám sát chặt chẽ, thường xuyên bằng pháp luật.
Thứ tư: kinh doanh ngân hàng gắn liền với yếu tổ rủi ro. Rủi ro có thể xảy ra đối với bất kỳ loại hình kinh doanh nào. Tuy nhiên, rủi ro trong kinh doanh ngân hàng có những đặc điểm khác biệt với các lĩnh vực kinh doanh khác về mức độ và nguyên nhân. Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng có tính lan truyền và để lại hậu quả to lớn, không chỉ bao gồm rủi ro nội tại của ngành mà còn của tất cả các ngành khác trong nền kinh tế, không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà còn ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khác.
Qua phân tích ta có thể thấy được rằng tổ chức tín dụng là một chủ thể kinh doanh đặc thù:
+ Nếu theo các lĩnh vực hoạt động, thì có thể chia thành tổ chức tín dụng là ngân hàng – được kinh doanh tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động có liên quan, và tổ chức tín dụng phi ngân hàng – được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên nhưng không được nhận tiền gửi không kỳ hạn, không làm dịch vụ thanh toán.
+ Nếu theo hình thức sở hữu, có thể chia thành tổ chức tin dụng nhà nước, tổ chức tín dụng tư nhân và tổ chức tín dụng có vốn đầu tư nước ngoài.
Xem thêm: Mẫu quyết định thanh lý xe ô tô, thanh lý tài sản cố định của công ty
2. Hoạt động của tổ chức tín dụng:
Các tổ chức tín dụng hoạt động trên các lĩnh vực sau:
2.1. Huy động vốn:
Huy động vốn là một quyền năng đặc thù của các tổ chức tín dụng. Việc huy động vốn không chi đơn thuần là một hình thức kêu gọi vốn góp nhàn rỗi nhằm mục đích bổ sung vốn kinh doanh, mà còn là một hình thức kinh doanh dem lại lợi nhuận. Việc huy động vốn của các tổ chức tín dụng rất đa dạng và được thực hiện bằng chính các nghiệp vụ kinh doanh của tổ chức tín dụng như: nhận tiền gửi của các khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp; phát hành giấy tờ có giá; vay vốn từ ngân sách nhà nước, từ các tổ chức tín dụng… Các nguồn vốn huy động được trở thành nguồn vốn hoạt động chủ yếu của tổ chức tín dụng.
– Nhận tiền gửi, tiền gửi là tiền mà khách hàng gửi tại tổ chức tín dụng dưới hình thức tiền gửi có thời hạn, không thời hạn, tiết kiệm hay hình thức khác.
– Phát hành giấy tờ có giá như trái phiếu, cổ phiếu.
– Vay vốn của tổ chức, cá nhân khác: doanh nghiệp nếu có khó khăn, có thể vay của nhau tạm thời.
2.2. Cấp tín dụng:
Hoạt động cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo hành ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
Hoạt động ngân hàng trong thời kỳ đối mới đã có những khác biệt về chất so với thời kỳ kế hoạch hóa tập trung trước đây và ngày càng phản ánh sâu sắc hơn các quan hệ thị trường, đảm bảo quyền tự chủ kinh đoanh cho các tổ chức tín dụng. Các hình thức cấp tín dụng ngày càng đa dạng tạo cơ sở cho các tổ chức tín dụng lựa chọn các hình thức cấp tín dụng phù hợp đối với từng đối tượng khách hàng, từng nhu cầu vay vốn. Gồm các hình thức như:
+ Cho vay
+ Chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá và các công cụ chuyển nhượng
+ Cung cấp dịch vụ bảo lãnh
+ Cho thuê tài chính
2.3. Cung ứng dịch vụ thanh toán:
Hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ và các giao dịch khác trong nền kinh tế cuối cùng đều kết thúc bằng khâu thanh toán. Thanh toán ngân hàng, thực chất, đơn giản chi là những nghiệp vụ chỉ trả tiền hàng, dịch vụ và các khoản thanh toán khác giữa các tác nhân trong nước và quốc tế được thực hiện thông qua hệ thống ngân hàng. Để quá trình thanh toán được thực hiện một cách thuận lợi và an toàn, thanh toán qua ngân hàng là biện pháp được các chủ thể kinh tế lựa chọn hàng đầu. Và trên cơ sở các quy định của pháp luật, các tổ chức tín dụng lựa chọn các hình thức thanh toán phù hợp để cung ứng theo nhu cầu của các khách hàng.
Thanh toán ngân hàng bao gồm hai bộ phận: thanh toán bằng tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt. Ở bất cứ một quốc gia nào, thanh toán không dùng tiền mặt cũng được coi là thách thức mang lại hiệu quả cao và tiết kiệm, nó chiếm tỷ trọng lớn trong tổng khối lượng thanh toán. Tuy nhiên, trên thực tế, trong một số trường hợp, các ngân hàng vẫn phải sử dụng tiền mặt trong các giao dịch hång ngày, dù không nhiều.
– Mở tài khoản, cung ứng phương tiện thanh toán(thẻ tín dụng, séc, ngân phiếu) thực hiện dịch vụ thanh toán(thu hộ, chi hộ, hoạt động ngân quỹ)
– Chỉ có tổ chức này mới được thực hiện hoạt động thanh toán quỹ tín dụng trung ương.
2.4. Kinh doanh ngoại hối:
+ Giao dịch giao ngay (Spot)
Giao dịch giao ngay là giao dịch mua bán một số lượng ngoại tệ giữa hai bên theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán trong vòng hai ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày cam kết mua bán
+ Giao dịch có kỳ hạn (Forward)
Giao dịch có kỳ hạn là một giao dịch trong đó hai bên sẽ cam kết mua bán với nhau một lượng ngoại tệ theo một tỷ giá xác định tại thời điểm giao dịch và việc thanh toán sẽ được thực hiện sau một thời gian nhất định kế từ ngày ký kết giao dịch.
+ Giao dịch hoán đổi (Swap) ngoại hối
Đây là hình thức giao dịch hối đoái bao gồm đồng thời cả hai giao dịch: Giao dịch mua và giao dịch bán cùng một số lượng đồng tiền này với một đồng tiến khác, trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch này khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch này được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng.
+ Giao dịch đồng tương lai (Future)
Giao dịch hợp đồng tương lai là một giao dịch tiền tệ thực hiện trong tương lai, thể hiện bằng việc mua bán những hợp đồng với số lượng tiền định sẵn, tỷ giá ấn định vào thời điểm ký hợp đồng và ngày nhận được ấn định theo quy định của từng sở giao dịch. Khác với hợp đồng có kỳ hạn, hợp đồng tương lai là hợp đồng chuẩn hoá về loại ngoại tệ giao dịch, số lượng giao dịch và ngày thanh toán cụ tương lai.
+ Giao dịch hợp đồng quyền lựa chọn (Option)
Trên thị trường hối đối, hợp đồng quyền lựa chon cho phép người mua có quyền mua hoặc bán( nhưng không bắt buộc) một số lượng ngoại tệ nhất định với giá cả ấn định ( giá thực hiện) vào hoặc tới một ngày ấn định.
2.5. Hoạt động khác:
Ngoài những hoạt động khác ngoài những hoạt động bên trên:
– Góp vốn, cổ phần bao gồm:
+Góp vốn điều lệ: doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác, công ty con, công ty liên kết, quỹ tín dụng và chỉ được góp tối đa 30%,
+ Mua cổ phần.
– Kinh doanh vàng
+ Chỉ được sản xuất, gia công vàng
+ Mùa bán vàng
+ Xuất khẩu, nhập khẩu vàng
+ Kinh doanh vàng trên tài khoản và hoạt động phái sinh về vàng
+ Huy động vốn, cho vay vàng.